Ca sĩ nữ trên 30 tuổi ở tphcm là ai?

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Quyết định 588 của Thủ tướng chính phủ khuyến khích người trẻ 'cưới trước 30, sinh con sớm'

Giới phân tích cho rằng thay đổi chính sách về dân số của Việt Nam là cần thiết để tránh "mối nguy hiểm" đối với an ninh quốc gia sau thời gian dài hạn chế sinh đẻ.

"Chính sách dân số là một đại chính sách mà nước nào cũng phải lo. Nếu dân số giảm thì đó là mối đe dọa an ninh quốc gia nguy hiểm," tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC News Tiếng Việt hôm 6/5.

"Không chỉ số người về hưu sẽ có thể vượt quá số người lao động làm cho quỹ an sinh xã hội cạn kiệt, lực lượng lao động co lại làm cho đất nước khó phát triển, đó là chưa nói đến nguy cơ mất nước vì sẽ hết người," ông phân tích thêm.

Quyết định 588 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 28/4 để phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030", trong đó các biện pháp khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi, sinh con sớm được dư luận đặc biệt quan tâm.

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 7/5, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thế Giới Luật Pháp - Đoàn Luật sư TP HCM, nói rằng Quyết định 588 không phải là văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với người dân.

"Quyết định này mang tính nội bộ của chính phủ, nó chỉ có giá trị đối với các bộ ngành, địa phương. Nó không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với người dân," ông giải thích.

Dân số đang là chủ đề được giới lãnh đạo Việt Nam đặc biệt quan tâm trong những năm qua, trong đó nổi cộm là vấn đề tỉ suất sinh giảm ở các đô thị lớn.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã nhiều lần nhấn mạnh tính cấp bách của việc giải bài toán "lười đẻ", ông còn nói ai giải được bài toán này thì có thể "nhận giải Nobel".

"Khi khá giả hơn, các cặp vợ chồng có nhiều lựa chọn hơn như mua nhà to hơn, đi du lịch, vui chơi, xem hát, chơi thể thao, hưởng thụ,… mà con cái cản trở các đòi hỏi rất chính đáng đó vì như đã nói nuôi con rất vất vả và tốn kém, cho nên người ta 'lười' đẻ hơn, nhất là khi các phương tiện tránh thai rất sẵn có," tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích.

"Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" của Chính phủ là sự cụ thể hóa những mối quan tâm trên.

Theo thông báo của chính phủ, mục tiêu của chương trình là phấn đấu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỉ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp [bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới hai con]; giảm 10% tổng tỉ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao [bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con]; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế [bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2 - 2,2 con].

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, khi nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, việc hạn chế sinh đẻ là chính sách đúng đắn, "nhưng nếu làm quá đáng như Trung Quốc sẽ thành đại họa". Giờ đây, khi kinh tế Việt Nam được cải thiện, tình trạng "lười đẻ" ở các đô thị lớn, ở tầng lớp trung lưu và giàu có thể tạo ra mất cân đối trong xã hội.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 7/5, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Trang Nhung đánh giá:

"Thời điểm chính sách kế hoạch hóa gia đình ra đời, tỉ suất sinh cao trong khi điều kiện kinh tế, xã hội chưa đáp ứng. Tôi nghĩ chính sách kế hoạch hóa gia đình vào thời điểm đó là đúng đắn. Bây giờ tỉ lệ sinh giảm, dẫn đến cấu trúc dân số mất cân đối thì cần một chính sách khác ra đời để điều chỉnh."

"Nếu lãnh đạo Việt Nam thấy tốc độ tăng dân số của Việt Nam chậm lại ở mức nguy hiểm thì việc khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi là một chính sách nhìn xa trông rộng, đáng hoan nghênh vì tuổi sinh đẻ của phụ nữ tốt nhất là khoảng 25-35. Nói cách khác, đó là một chính sách tốt," ông Nguyễn Quang A đánh giá.

"Tất nhiên không thể ép người ta được, nhưng có thể đưa ra các chính sách về nhà ở, nhà trẻ, về giáo dục,… để khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi. Có vô số công cụ chính sách có thể được dùng mà có lẽ khôn ngoan nhất là chính sách chăm sóc trẻ và giáo dục, thí dụ mẫu giáo, nhà trẻ miễn phí, giáo dục miễn phí. Nhà ở cũng rất quan trọng nhưng chăm sóc trẻ và giáo dục là quan trọng nhất," ông phân tích. "Hô hào trách nhiệm, lòng yêu nước cũng có tác động nhưng các khuyến khích như nêu trên quan trọng hơn."

Nguồn hình ảnh, NGUYỄN QUANG A

Chụp lại hình ảnh,

Tiến sĩ Nguyễn Quang A đánh giá Quyết định 588 của Thủ tướng là chính sách nhìn xa trông rộng

Các chính sách khuyến khích, theo thông báo của chính phủ, bao gồm "giảm thuế, ưu tiên mua nhà, vào trường công lập". Thủ tướng chính phủ cũng nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền để đảm bảo chính sách thành công, trong đó bao gồm kêu gọi cán bộ, đảng viên gương mẫu sinh đủ hai con.

Cùng chia sẻ về tầm quan trọng của chính sách dân số, nhưng nhà hoạt động Nguyễn Trang Nhung nói rằng: "Khó có thể đánh giá tác động của quyết định này trong thời điểm hiện tại. Đối với phụ nữ thành thị thì quyết định này không ảnh hưởng đáng kể vì họ biết được rằng cần có kế hoạch sinh sản như thế nào để nuôi dạy con tốt, đối với phụ nữ nông thôn, bình thường họ đã sinh với tỉ lệ cao hơn. Nên có thể chính sách này tác động với họ nhiều hơn. Nếu tính toàn diện, tôi nghĩ nó không thúc đẩy tỉ suất sinh tăng hơn."

"Đối tượng mà ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách này theo tôi có lẽ là đảng viên, cán bộ nhà nước vì chính sách này đòi hỏi sự làm gương của các đối tượng này. Đây mới thực sự là những người chịu áp lực. Theo tôi, chính sách này không thực sự hợp lý vì chúng ta nên quan tâm, xét một cách trung bình mỗi phụ nữ sinh đủ hai con hơn là xét về đối tượng, mỗi cán bộ, đảng viên phải sinh đủ hai con thì họ sẽ là những người chịu áp lực và ảnh hưởng lớn nhất từ chính sách này," nhà hoạt động Nguyễn Trang Nhung chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

Luật sư Phùng Thanh Sơn cho rằng mục tiêu dân số của Việt Nam trước đây là giảm tỷ lệ sinh nên mới có chính sách hai con. Chính sách này đứng trên bình diện chung là có hiệu quả sau gần hai thập niên thực hiện.

"Tuy nhiên, đứng dưới góc độ từng địa phương thì nó đang có nhiều bất cập. Mức sinh có chênh lệch bất lợi giữa các vùng, tỉnh, thành phố. Địa phương chậm phát triển, đời sống khó khăn thì mức sinh, mức tử vong mẹ và tử vong trẻ em cao như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ngược lại, các địa phương đã phát triển, có mức sống cao thì mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, thậm chí là thấp hơn mức giới hạn là 1,5 con/phụ nữ, như TP.HCM chỉ còn 1,33 con/phụ nữ," ông Sơn dẫn chứng.

"Trong điều kiện hiện nay, không thể áp dụng đồng nhất chính sách, biện pháp giảm mức sinh như trước đây cho các địa phương, mà mỗi địa phương phải có chính sách, biện pháp riêng để duy trì mức sinh thay thế, giảm sinh hoặc tăng sinh".

Theo luật sư Sơn, chính phủ đã chuyển từ mục tiêu giảm sinh sang mục tiêu duy trì mức sinh hợp lý. "Theo tôi, đây là cách tiếp cận khoa học và hợp lý. Chúng ta không thể có chính sách dân số cào bằng được vì điều kiện kinh tế xã hội mỗi địa phương khác nhau," ông chia sẻ.

Về việc tại sao chính phủ lấy mốc "dưới 30 tuổi", trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà hoạt động Nguyễn Trang Nhung nhận định: "Theo tôi, thứ nhất là sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ sinh con sau 35 tuổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và đứa trẻ. Lý do thứ hai là cấu trúc dân số ở VN với tỉ lệ người già càng nhiều và Việt Nam đang trong đà già hóa dân số ở tốc độ nhanh. Như vậy, quyết định này sẽ làm cấu trúc dân số được cân đối hơn."

Luật sư Sơn cho rằng sở dĩ vấn đề khuyến khích sinh sớm được đặt ra là do kết quả điều tra dân số năm 2019 cho thấy độ tuổi sinh con trung bình của phụ nữ Việt Nam đang tăng.

Một trong những quan ngại sau khi Quyết định 588 được công bố đó là bước đi của chính phủ có tạo ra nguy cơ về xâm phạm quyền tự quyết của người dân trong hôn nhân, có tạo ra tâm lý kỳ thị đối với người kết hôn và sinh con muộn.

Theo luật sư Sơn, Quyết định 588 chỉ mang tính định hướng, mục tiêu của chính phủ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đề dân số.

"Về cách thức thực hiện, chủ yếu là hoạt động tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức và từ đó tự thay đổi hành vi; chính sách khuyến khích nhằm đạt được mục tiêu dân số của từng địa phương. Quyết định này không hề can thiệp thô bạo vào vấn đề hôn nhân cũng như việc sinh đẻ của người dân. Do đó, nó không xâm phạm quyền riêng tư hay vi phạm nhân quyền gì cả," ông nói.

Tuy nhiên, ông cũng "quan ngại các địa phương nóng vội trong việc đạt mục tiêu về dân số hoặc chưa ý thức sâu sắc về quyền tự nhiên của con người dẫn tới những quy định nhằm can thiệp thô bạo vào vấn đề hôn nhân và sinh đẻ của người dân".

"Nếu các địa phương ban hành các quy định mang tính bắt buộc hoặc ra các chế tài để tác động để việc kết hôn và sinh đẻ của người dân thì đó mới xâm phạm quyền riêng tư, vi phạm nhân quyền," ông lưu ý.

"Hiện xã hội cũng có cái nhìn khá thoải mái đối với những người kết hôn muộn, nhất là ở khu vực thành thị. Ở nông thôn, áp lực đó cũng giảm đi nên chính sách này ra đời cũng chỉ gây áp lực nhỏ," nhà hoạt động Nguyễn Trang Nhung chia sẻ.

Nguồn hình ảnh, TRANG NHUNG

Chụp lại hình ảnh,

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Trang Nhung cho rằng Quyết định 588 ra đời vì cấu trúc dân số và sức khỏe sinh sản

Cô cũng lưu ý một khía cạnh khác.

"Nếu hôn nhân được định nghĩa theo lối truyền thống là giữa một nam một nữ thì đối tượng LGBT không được hưởng lợi từ chính sách này là điều hiển nhiên. Nếu nhìn hôn nhân là sự kết hợp của cả hai người, cả đồng tính hay dị tính thì chính sách này không tính đến cộng đồng LGBT thì có thể dẫn tới sự phân biệt," cô nói.

Luật sư Sơn cũng lưu ý nguyên tắc của hôn nhân là tự nguyện. Nguyên tắc này đã được ghi rõ trong Luật Hôn nhân gia đình.

"Không ai có quyền can thiệp vào việc kết hôn của người khác cả. Đứng về mặt xã hội, hôn nhân không tự nguyện đôi khi nó mang đến hệ lụy còn nghiêm trọng hơn vấn đề dân số như khả năng ly hôn cao, con cái không được chăm sóc giáo dục tốt," ông phân tích.

Video liên quan

Chủ Đề