Các cách chào hỏi của các nước trên thế giới

Khi du lịch đến các nước trên Thế giới, chào hỏi người dân bản địa là điều không thể thiếu. Hãy chú ý các phong tục chào hỏi đặc sắc như Mano ở Philippines, Namaste ở Ấn Độ,…

Ở Philippines, người ta tỏ lòng kính trọng người lớn tuổi bằng cách đưa tay họ lên trán, cúi gập người, nghi thức này gọi là Mano.

Ở Nhật, người ta tỏ lòng tôn trọng với người đối diện bằng cách cúi chào, tư thế và góc độ khác nhau tương ứng với độ kính trọng với từng người. Người càng lớn tuổi hoặc càng quan trọng thì bạn càng phải gập người thấp hơn.

Người Ấn Độ sử dụng nghi lễ Namaste khi chào người khác, đó là cách chắp bàn tay thẳng 90 độ so với cổ tay, các ngón tay hướng lên trên.

Tương tự như người Ấn Độ, người Thái cũng chắp tay như cầu Phật để chào hỏi, người nhỏ tuổi sẽ đi kèm một cử chỉ cúi mình khi đứng trước người lớn tuổi.

Ở châu Âu, cách chào hỏi cũng cởi mở hơn. Người Pháp dùng cách áp má để thay lời chào, hỏi thăm sức khỏe đầy thân mật.

Người Maori ở New Zealand có nghi lễ hongi thay lời chào, đó là cách bạn sẽ áp mũi và trán vào đối phương.

Không chỉ chào hỏi bằng lời nói, người Mông Cổ còn tặng nhau chiếc khăn hada như một lễ nghi không thể thiếu khi gặp mặt. Người được tặng sẽ cung kính cầm 2 tay để nhận món quà.

Người Ảrập Saudi sẽ chào người tới nhà bằng cách đặt tay lên vai họ, nói câu As-salamu alaykum, nghĩa là “Mong bạn thanh thản”, đi kèm với nghi lễ chạm mũi và trán như người New Zealand.

Người Tuvalu sẽ hít thật sâu khi áp má nhau thay cho lời chào thân mật.

Người Hy Lạp sẽ vỗ vào lưng hoặc vào vai bạn khi gặp lần đầu, đừng cảm thấy khó chịu vì đây là cách họ gửi đến bạn lời hỏi thăm thân tình.

Người Malaysia sẽ nắm vào các ngón tay của vị khách, sau đó đặt lòng bàn tay lên trái tim mình để tỏ lòng hiếu khách.

Người Tây Tạng có cách chào hỏi dễ thương nhất, họ sẽ thè lưỡi ra để chào khách. Đây là một nghi lễ truyền thống rằng, họ đang chứng tỏ mình không phải là một con quỷ dữ trong truyền thuyết.

9. Chạm tay lên trán [Philippines]

Trên đây là những kiểu chào độc đáo thú vị nhất trên thế giới. Hi vọng Top10meohay đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy hữu ích và thú vị!

Điều chúng ta cần làm trong mỗi buổi gặp mặt chính là màn chào hỏi ban đầu. Thế nhưng, hành động tưởng chừng đơn giản ấy lại có thể khiến người đối diện cảm thấy rất khó chịu nếu bạn không nắm rõ các kiểu chào truyền thống tại mỗi vùng đất mà mình đặt chân tới.

Bên cạnh những phương pháp phổ biến, nhiều quốc gia trên thế giới còn có vô số kiểu chào hỏi độc đáo như hôn lên má, chạm mũi vào nhau hay cúi thấp xuống để thể hiện sự tôn trọng với bạn bè, người thân hay đồng nghiệp của mình.

1. Mỹ

Người dân Mỹ thường bắt tay nhau để chào hỏi xã giao.

Tại Mỹ, cử chỉ chào hỏi phổ biến của những người mới gặp mặt là nắm lấy bàn tay nhau, hay còn gọi là bắt tay. Để thực hiện nó, họ cần phải đưa cùng một tay – tay trái với tay trái, hoặc tay phải với tay phải.

Sau khi đã nắm được tay nhau, cả hai có thể thực hiện một số động tác như siết chặt, lắc lên xuống hay giữ nguyên trong một khoảng thời gian nhất định nhằm để lại ấn tượng sâu sắc cho đối phương.

2. Philippines

Đây là cách chào hỏi của người Philippines.

Mano là một cử chỉ chào hỏi truyền thống của người Philippines nhằm thể hiện sự kính trọng đối với người mà mình gặp mặt, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Để thực hiện Mano, bạn cần nắm một cách nhẹ nhàng vào bàn tay của người muốn chào hỏi [thường là tay phải], sau đó cúi đầu xuống để phần trán chạm vào mu bàn tay của họ là đã thực hiện thành công màn mở đầu trong buổi gặp gỡ rồi đấy.

3. Nhật Bản

Người Nhật Bản thường cúi gập người về phía đối phương để thể hiện sự thành kính của mình.

Tại Nhật Bản, cử chỉ chào hỏi truyền thống khi gặp gỡ là cúi gập người về phía đối phương. Thời gian và góc độ gập người tùy thuộc vào tính trang trọng cũng như mối quan hệ tương đối giữa hai bên.

Nam giới Nhật Bản thường cúi chào với hai tay để dọc theo người, trong khi nữ giới thì cúi chào với hai tay để phía trước và chạm vào đùi mình.

4. Ấn Độ

Người Ấn Độ với kiểu chào "Namaste" truyền thống.

Khi gặp mặt, người Ấn Độ thường chào nhau với cử chỉ truyền thống "Namaste"– hai bàn tay chắp lại trước người theo tư thế "Anjali Mudra" giống với tư thế khấn tại Việt Nam và nói "Namaste".

Một tư thế Anjali Mudra đúng chuẩn cần được thực hiện khi hai tay chắp ngay trước ngực, ngang với vị trí của trái tim. Nhưng trên thực tế, người ta cũng có thể thực hiện câu chào "Namaste" với hai tay đặt cao tới ngang mặt.

5. Thái Lan

Cử chỉ chào hỏi của người Thái Lan là "wai".

Cử chỉ chào hỏi truyền thống "wai" của người Thái Lan cũng khá giống với cử chỉ chào hỏi "Namaste" của người Ấn Độ - đó là hai bàn tay chắp lại trước người theo tư thế khấn.

Khi gặp người bề trên hay đáng tôn kính, họ thường kết hợp "wai" với tư thế hơi cúi đầu nhằm thể hiện sự kính trọng với đối phương.

6. Pháp

Người Pháp có cách chào hỏi khá lãng mạn và tình cảm.

Khi hai người thân thiết gặp mặt nhau, "faire la bise" chính là một cử chỉ chào hỏi truyền thống mà họ thường sử dụng.

Với "faire la bise", hai người – bất kể nam hay nữ sẽ tiến lại và hôn lên má của nhau. Thông thường, chỉ một trong hai người có thể thực sự hôn lên má đối phương và người còn lại thì sẽ phải hôn gió.

7. New Zealand

Người New Zealand chạm trực tiếp trán và mũi vào nhau trong khi đang nhắm mắt.

Khi chào đón người lạ tới chỗ của mình, thổ dân Maori sống tại New Zealand sẽ thực hiện nghi thức "hongi" – chạm trực tiếp trán và mũi vào nhau trong khi đang nhắm mắt. Sau đó, vị khách ấy sẽ được coi ngang với cư dân bản địa.

Theo họ, việc thực hiện "hongi" sẽ giúp hai người trao đổi hơi thở của sự sống và cảm nhận được linh hồn của đối phương.

8. Botswana

Cách chào hỏi tại Botswana khá phức tạp.

Cử chỉ chào hỏi truyền thống tại Botswana bao gồm 3 bước khá phức tạp, đòi hỏi trí nhớ thật "siêu phàm" mới có thể thực hiện đúng ngay trong lần gặp mặt đầu tiên.

- Đưa bàn tay phải về phía trước, trong khi bàn tay trái nắm lấy cánh tay hoặc cùi trỏ tay phải.

- Hai người nắm lấy bàn tay nhau, còn ngón tay cái chạm vào mu bàn tay của đối phương.

- Hỏi thăm sức khỏe của đối phương theo ngôn ngữ bản địa "Lae kae?"

9. Mông Cổ

Người Mông Cổ thường tặng khăn lụa Khata cho khách lạ trong buổi đầu gặp mặt.

Khi đón tiếp khách lạ, người Mông Cổ thường trao tặng cho họ một chiếc khăn lụa với tên gọi Khata. Nó có màu xanh dương tượng trưng cho bầu trời, khác với màu trắng của loại khăn Khata Tây Tạng.

Vị khách cần dùng cả hai tay để nhận chiếc khăn này và hơi cúi đầu xuống nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà. Đồng thời, chủ nhà có thể tự tay quàng chiếc khăn lên cổ một vị khách quý để bày tỏ thái độ cảm kích của mình.

10. Ả-rập Saudi

"As-salamu alaykum" là câu chào điển hình tại Ả-rập Saudi.

Người Ả-rập Saudi nói riêng và người Hồi giáo nói chung thường chào đón nhau bằng một cái bắt tay cùng lời chúc "As-salamu alaykum" [Cầu cho bình an đến với bạn].

Sau đó, nếu hai người đều là nam giới thì có thể tiến thêm một bước bằng cách đưa tay trái nắm lấy vai phải của đối phương và chạm mũi vào nhau.

11. Hy Lạp

Người Hy Lạp thường chào hỏi và vỗ vào lưng của người đối diện.

Khi gặp người quen, người Hy Lạp thường chào hỏi nhau bằng cách đưa tay lên vỗ rồi nắm lấy vai của đối phương, hoặc ôm rồi vòng tay để vỗ vào lưng của đối phương.

12. Kenya

Người Kenya cùng nhau nhảy múa và thi xem ai nhảy cao hơn trong lần đầu gặp mặt.

Khi chào đón người lạ, những chiến binh bộ lạc Masai tại Kenya sẽ thực hiện nghi thức "adamu". Theo đó, mọi người cùng nhau đứng quây thành vòng tròn và nhảy múa để thi xem ai nhảy được cao nhất.

13. Malaysia

"Salam" là câu chào quen thuộc của người Malaysia.

Người Malaysia thường chào hỏi nhau bằng cách đưa hai tay về phía trước, chạm vào ngón tay nhau và nói "Salam". Sau đó, họ sẽ thu tay lại rồi đặt tay phải lên ngực trái của mình nhằm biểu thị sự chân thành với người đối diện.

14. Tây Tạng

Người Tây Tạng thường thè lưỡi ra trong mỗi lần chào hỏi.

Khi gặp nhau, người Tây Tạng thường vừa chào hỏi, vừa hơi thè lưỡi ra ngoài để thể hiện sự vui mừng của mình.

Đây là một phong tục truyền thống dựa trên niềm tin về sự luân hồi tại Tây Tạng: Tương truyền, một vị vua bạo chúa ở thế kỷ thứ 9 có chiếc lưỡi màu đen rất đặc trưng. Sau khi chết đi, người ta thường thè lưỡi ra để chứng minh bản thân mình không phải là kiếp sau của kẻ độc ác này.

Video liên quan

Chủ Đề