Các đối tượng địa lý trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào

2045 điểm

Đặng Ngọc Anh

Các đối tượng Địa lý trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào

Tổng hợp câu trả lời [1]

Các đối tượng Địa lý trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào Trả lời: Quan sát bản đồ hình 2.2 về công nghiệp điện Việt Nam ta thấy rằng: – Các đối tượng địa lí trên bản đồ đều được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu. – Thông qua các kí hiệu đó, chúng ta thấy được vị trí phân bố của các đối tượng, số lượng [quy mô], chất lượng cấu trúc cũng như động lực phát triển của các đối tượng…

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ấn độ nằm ở châu lục nào
  • Trong giai đoạn 1998-2001, trung bình mỗi năm Thái Lan sản xuất được khoảng bao nhiêu film? A. 85 B. 63 C. 15,75 D. 17,5
  • Loại hình vận tải nào sau đây có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất nước ta hiện nay? A. Đường hàng không. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển.
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất ở nước ta, mà rõ nét nhất là A. giao thông vận tải. B. du lịch. C. khai khoáng. D. nông nghiệp.
  • Lâm nghiệp có vị trí đặc biêt trong cơ cấu của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì: A. rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái. B. nước ta có % diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biên. C. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến. D. độ che phủ rừng của nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.
  • Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta không phải là A. có các dòng biển đổi chiều theo mùa B. có nhiều đảo và quần đảo nằm ven bờ. C. có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió. D. nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế.
  • Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng nằm ở đường biên giới thuộc tỉnh A. Lào Cai. B. Lạng Sơn. C. Quảng Ninh. D. Cao Bằng.
  • Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên A. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất B. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm C. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất D. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư
  • 14. Tại sao phát triển các vùng c/canh cây CN kết hợp với CN chế biến có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ NN và phát triển KT-XH ở nông thôn
  • Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH cũng với cơ sở khoa học của nó.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Địa Lí Lớp 10 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trang 9 sgk Địa Lí 10: Quan sát hình 2.1 [trang 9 – SGK], hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?

Trả lời:

Các dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình

Trang 10 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 2.2 [trang 10 – SGK], hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng và các đối tượng trên bản đồ.

Trả lời:

– Thấy được các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, TP. Hồ Chí Minh…Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Đa Nhim…, thấy được các trạm 220KV, 500KV…

– Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng.

Trang 11 sgk Địa Lí 10: Quan sát hình 2.3 [trang 11- SGK], cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu diễn được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?

Trả lời:

– Thấy được hướng chuyển động của các loại gió bão.

– Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta

Trang 13 sgk Địa Lí 10: 4. Quan sát hình 2.3 [trang 12 – SGK], hãy cho biết:

– Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng nhũng phương pháp nào?

– Mỗi điểm chấm trên bản đổ tương ứng bao nhiêu người?

Trả lời:

+ Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.

+ Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, môi chấm tương ứng.với 500.000 người.

Câu 1: Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 [trang 10 – SGK] được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được nhũng nội dung nào của đối tượng địa lí?

Lời giải:

– Phương pháp kí hiệu.

– Thể hiện được loại hình, sự phân bố, số lượng, quy mô, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.

Câu 2: Hình 2.3 [trang 111 SGK] thể hiện nhũng nội dung hào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

Lời giải:

– Chế độ gió [hướng gió, tần suất].

– Bão [hướng di chuyển và tần suất].

Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên các hình 2.2, 2.3 và 2.4

  1. Tên bản đồ: Bản đồ công nghiệp điện Việt Nam.
  2. Nội dung bản đồ: Thể hiện sự phân bố các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các trạm biến áp và đường dây tải điện 220 KV, 500 KV.
  3. Phương pháp biểu hiện: Phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường, phương pháp nền chất lượng.
  4. Phương pháp kí hiệu: Thể hiện vị trí, tên nhà máy, số lượng, quy mô các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trên bản đồ. Thể hiện vị trí, quy mô các trạm biến áp.
    1. Phương pháp kí hiệu theo đường: Thể hiện hệ thống đường dây 220KV và 500KV, hệ thống sông ngòi và đường biên giới giữ VN và các nước láng giềng.
    2. Phương pháp nền chất lượng: Ngôi sao màu xanh - nhà máy thủy điện, ngôi sao màu đỏ - nhiệt điện, ngôi sao màu trắng - nhà máy thủy điện đang xây dựng, đường màu đỏ - đường dây 500KV, đường màu đen - đường dây 220KV...

- Tên bản đồ: Bản đồ gió và bão Việt Nam.

- Nội dung bản đồ: Thể hiện sự hoạt động của gió và bão Việt Nam.

- Phương pháp biểu hiện:

+ Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: Biểu hiện hướng di chuyển, tốc độ thổi của gió; hướng di chuyển, tần suất hoạt động của bão.

+ Phương pháp nền chất lượng: Biểu hiện mũi tên màu xanh -  gió mùa mùa đông, mũi tên màu đỏ - gió mùa mùa hạ, mũi tên màu gạch - gió tây khô nóng.

c. Hình 2.4: Bản đồ Phân bố dân cư châu Á

- Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu Á.

- Nội dung bản đồ: Thể hiện sự phân bố dân cư của châu Á [quy mô các đô thị, mật độ dân số].

- Phương pháp biểu hiện: Phương pháp chấm điểm.

- Biểu hiện các đặc tính của đối tượng địa lí:

+ Thể hiện các vùng có dân cư tập trung đông đúc và vùng có dân cư thưa thớt ở châu Á.

+ Vị trí và quy mô các đô thị lớn ở châu Á. [đô thị trên 8 triệu dân và đô thị từ 5 – 8 triệu dân].

Video liên quan

Chủ Đề