Các phòng ban trong trường học

Toà soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Phạm Long đến độc giả.

Một trường đại học muốn phát triển thì vai trò của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là những người có bằng tiến sĩ, là rất quan trọng. Hay nói cách khác, đội ngũ giảng viên phải là linh hồn của trường đại học. Tuy nhiên, nếu chỉ có đội ngũ giảng viên thì chưa đủ, không khác nào một người muốn vỗ tay mà chỉ có một bàn tay.

Ảnh minh họa: TTXVN

Các sinh viên, giảng viên, lãnh đạo trường, hay nhiều chủ thể khác luôn cần các dịch vụ hỗ trợ để đảm bảo rằng các nhu cầu của họ được thoả mãn. Các dịch vụ hỗ trợ này được cung cấp bởi các phòng ban trong trường đại học, và nếu thiếu, trường đại học không thể thành công.

Xã hội luôn hướng tới sự văn minh, bình đẳng, và công bằng. Trường đại học cũng là một mắt xích của xã hội, nên đương nhiên cũng phải hướng tới sự văn minh, bình đẳng, và công bằng.

Khái niệm văn minh thì không quá khó để hiểu, có thể nôm na là tôn trọng nhau, việc ai người đó làm, cống hiến hết mình, để hướng tới hoàn thành các mục tiêu của cá nhân, đơn vị, và cao hơn là sứ mệnh của trường. Tuy nhiên, thế nào là bình đẳng và công bằng lại là một vấn đề gây tranh luận.

Để giải quyết vấn đề gây tranh luận này, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật đó là hầu như tất cả các trường đại học ở Việt Nam đã làm không hiệu quả trong việc bố trí nhân sự ở các phòng ban.

Nên nhớ, chức năng chính của các phòng ban là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Vậy có cần thiết không, khi ở các phòng ban tồn tại không ít nhân viên có bằng tiến sĩ, thậm chí được phong cả phó giáo sư hay giáo sư?

Câu trả lời là không cần thiết. Một nguồn lực đáng kể, mà chủ yếu là tiền học phí của sinh viên đang được sử dụng lãng phí để trả lương thưởng cho những nhân viên phòng ban tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư này.

Hơn nữa, ở nhiều trường đại học, tôi thấy các cơ chế phân chia lợi ích có vẻ ưu ái đội ngũ nhân sự của các phòng ban hơn đội ngũ giảng viên. Có nhiều lý do, nhưng nổi bật có thể là do đội ngũ phòng ban luôn gần cận hàng ngày hàng giờ với các sếp, nên được ưu ái hơn.

Cần phải thay đổi tư duy này, thay đổi phải triệt để, đặc biệt khi các trường đang hướng tới tự chủ đại học. Trong bất cứ tình huống nào, phải luôn xác định rõ rằng: Giảng viên là linh hồn của trường; và nhân viên phòng ban là các chủ thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Những gì là câu chuyện của quá khứ thì cùng nhau tôn trọng lịch sử, những gì có thể thay đổi để hợp quy luật và tốt hơn thì phải làm.

Từ nay, các trường đại học ở Việt Nam nên tuyển nhân viên trong các phòng ban với bằng cấp cao nhất là đại học; một số phòng ban đòi hỏi lãnh đạo có bằng tiến sĩ thì phải tuyển, nhưng trên tinh thần chung thì đại đa số lãnh đạo các phòng ban, không nhất thiết phải là tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư.

Cá nhân tôi cho rằng, rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ ở các trường đại học, chỉ cần người có bằng cao đẳng hay các sinh viên đang học trong trường mà muốn làm thêm, đều có thể làm rất tốt.

Toàn bộ những nhân viên phòng ban có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư, phải được bố trí về các khoa chuyên môn để trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu.

Không thể để một bộ phận không nhỏ những nhân viên phòng ban có bằng cấp hay chuyên môn này vừa làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ, lại vừa kiêm giảng được; chất lượng công việc sẽ không tốt, và lãng phí nguồn lực vô cùng.

Đến đây, khái niệm bình đẳng và công bằng đã rõ. Những công việc không đòi hỏi có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư thì không thể trả lương cao; còn đội ngũ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư, thì lương đương nhiên phải cao hơn.


Tự chủ đại học và nhóm người yếu thế

Quan trọng hơn là vị trí công việc nào cần trả lương xứng đáng cho vị trí công việc đó, với những yêu cầu công việc được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động.

Trên bước đường hướng tới tự chủ giáo dục đại học, trong giai đoạn hiên nay, nguồn thu chủ yếu của các trường đại học là học phí, do đó để đảm bảo lợi nhuận hay lợi ích ròng của các trường đủ lớn, thì đòi hỏi phải cắt giảm chi phí.

Tái cấu trúc triệt để các phòng ban trên tinh thần các nhân viên chỉ cần bằng từ đại học trở xuống, hay thậm chí tuyển dụng bán thời gian các sinh viên đại học đang học ở trường, sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều, vì tiền lương được trả cho đúng công việc, đúng vị trí.

Hơn nữa, phải đưa hết đội ngũ nhân viên phòng ban có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư về các khoa chuyên môn để trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu. Chỉ một số rất ít các phòng ban, lãnh đạo nên có bằng tiến sĩ mà thôi. Về chiến lược, có thể loại bỏ một số phòng ban không tham gia đóng góp tạo ra giá trị gia tăng cho trường.

Nghiêm cấm các phòng ban, ví dụ như khoa/viện sau đại học thành lập các chương trình đào tạo của riêng mình, để rồi nhân viên vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm công việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ, vừa giảng dạy trực tiếp.

Làm như thế chỉ có thất thoát nguồn lực mà thôi, chứ trường và các giảng viên nói chung không có lợi ích gì, và quan trọng hơn phải hiểu phòng ban là phòng ban, không được phép biến phòng, ban thành khoa chuyên môn.

Hy vọng với những tín hiệu khuyến khích của lãnh đạo Đảng và Nhà Nước về tự chủ giáo dục đại học, tái cấu trúc triệt để các phòng ban sẽ góp phần đáng kể làm cho lợi nhuận hay lợi ích ròng đủ lớn, để rồi đem chia một phần không nhỏ cái bánh này cho toàn bộ các thành viên của trường. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều!

Tiến sĩ Phạm Long

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BAN TRONG TRƯỜNG

A- BAN LAO ĐỘNG- VỆ SINH

I. Chức năng:

- Lao động trong nhà trường là một trong những hoạt động giáo dục học sinh, rèn luyện HS về ý thức LĐ, giúp HS hình thành ý thức lao động tốt, góp phần tạo nên chất lượng GD toàn diện HS, tạo cơ sở cho HS tham gia lao động có hiệu quả sau này.

- Tổ chức cho HS lao động nhằm tạo ra môi trường tốt cho phong trào giáo dục trong nhà trường và góp phần tạo ra CSVC cho nhà trường.

- Qua việc tổ chức lao động, phải rèn luyện được, giáo dục cho HS ý thức lao động tích cực cho HS; Lao động có kỹ luật, có kỹ thuật, có năng xuất cao.

II-Nhiệm vụ:

- Việc tổ chức lao động cho HS phải đúng quy trình, gồm tập trung học sinh điểm danh, kiểm tra dụng cụ, phân công nhiệm vụ, duy trì lao động, nghiệm thu lao động, đánh giá rút kinh nghiệm. GVCN phải có giáo án lao động thể hiện rõ các công việc cần thực hiện.

- Giúp hiệu trưởng quản lý toàn bộ các hoạt động lao động- vệ sinh của học sinh trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục ý thức lao động cho học sinh.

- Kết hợp với Đoàn thanh niên nhà trường quy hoạch, tu sửa khuôn viên trường, trồng và chăm sóc cây, cỏ, ốp lát các ô bồn gốc cây.

- Thường xuyên tổng vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh, các phòng chức năng, tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp.

-Tổ chức tốt hoạt động lao động gây quỷ, góp phần làm tăng trưởng CSVC nhà trường.

-Điều động lực lượng học sinh phục vụ các hoạt động khác theo yêu cầu của nhà trường.

-Điều động lực lượng học sinh tham gia phong tào vệ sinh môi trường của thành phố.

B- BAN AN NINH- GIÁM THỊ

I. Chức năng:

1. Công tác an ninh

-Xây dựng Trường học an toàn về an ninh trật tự nhằm tạo ra môi trường an toàn, đảm bảo các hoạt động bình thường về dạy và học tại các trường học, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Nâng cao chất lượng việc tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh.

-Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh; huy động sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ.

2. Công tác giám thị

-Quản lý, duy trì mọi nề nếp kỷ luật của học sinh; tham gia giáo dục học sinh; tổ chức, duy trì các hoạt động tập thể của học sinh trong nhà trường; xử lý các trường hợp học sinh cá biệt.

-Theo dõi, ghi chép việc thực hiện các quy chế của các thành viên trong nhà trường; kịp thời xử lý và phản ánh BGH cùng xử lý các tình huống xảy ra trong nhà trường.

II-Nhiệm vụ:

1. Công tác an ninh:

-Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, Công an địa phương, ban an ninh phường và các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng Trường học an toàn về ANTT và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa hoạt động vi phạm pháp luật trong học sinh trên địa bàn.

-Theo dõi mọi hoạt động của học sinh lúc tan học, không để học sinh tụ tập, có biện pháp ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu xô xát của học sinh, nguy cơ gây mất ANTT nhà trường.

- Kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT nhà trường.

-Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn tính mạng cho CB,GV,HS và cơ sở vật chất nhà trường trong mọi tình huống.

2. Công tác giám thị

- Đến trường trước giờ học 15 phút kiểm tra tình hình chung trước khi học sinh vào trường.

- Phối hợp với Đoàn trường hướng dẫn đội đội cờ đỏ, lớp trực ban làm nhiệm vụ đánh giá nề nếp đầu giờ của học sinh các lớp.

- Kiểm tra, theo dõi, ghi chép các hành vi cá biệt của học sinh; [việc học sinh vi phạm các điều cấm như hút thuốc lá, đánh bài, gây gố đánh nhau, sử dụng điện thoại trong giờ học] lập biên bản sự việc, giải quyết theo qui định của nhà trường.

- Kiểm tra tình hình nề nếp dạy học của giáo viên. Kịp thời hỗ trợ giáo viên bộ môn xử lý những học sinh cố tình vô lễ, phá rối trật tự trong giờ học. Quản lý những học sinh bị mời ra ngoài do vi phạm kỷ luật.

- Theo dõi tình hình thực hiện giờ dạy của giáo viên: đổi tiết, đi muộn, bỏ tiết, quản lý lớp trong giờ

C- BAN VNTDTT

I-Chức năng:

-VNTDTT trong nhà trường nhằm gópphầnvàoviệchoànthiệnnhân cách cho mỗiconngười trong nhà trường,tạotiềnđềthúcđẩyquátrình học tậpvà rènluyệnđạtkếtquả cao.

-Các hoạt độngVN-TDTTnhằm giúp chúngtacósứckhoẻtốtmàcònlàsợidâythắt chặt tinh thầnđoànkết,thânáigiữacácthành viên và các tổ chức trong nhà trường, giúp cho CB,GV và học sinh lấy lại được sự cân bằng trong học tập và công tác, gópphần nâng cao hiệu quả các phong tràohoạtđộngcủanhàtrường.

-Thông qua hoạt động VN-TDTT Kết hợp bộ phận phụ trách trang web nhà trường của Ban CN-TH-KT tuyên truyềnvề các hoạt động nhằm quảng bá về thương hiệu của nhà trường

II-Nhiệm vụ:

-Có kế hoạch thường xuyên tập luyện, kịp thời tổ chức các tiết mục văn nghệ chào mừng các ngàylễlớntrongnămnhư20/10,20/11,22/12,03/02,27/02,26/3, 19/5...., các hội nghị của nhà trường;

-Tham gia tốt các hội thi văn nghệ do các cấp tổ chức.

-Tổchức tập luyện và thiđấucáctròchơi,các mônthểthaotrongnhà trườngnhư: Giảibóngchuyềnnam-nữ,cầulôngnam- nữ, bóngbàn,thikéoco,nhảybaobố, bịtmắtvẽ tranh, trang điểm...

-Tham gia tốt các hội thi TDTT các cấp.

D-BAN CÔNG NGHỆ-TIN HỌC-KHẢO THÍ

I-Chức năng:

-CNTT góp phần làm thay đổi sâu sắc nội dung, phương pháp và hình thức dạy học và quản lý trong nhà trường. Là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.

-Tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT trong nhà trường phải hướng tới việc xúc tiến xây dựng Trường học điện tử.

-Công tác khảo thí nhằm góp phần tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, thực hiện tốt cuộc vận động hai không trong giáo dục.

II-Nhiệm vụ:

1-Ứng dụng CNTT- Truyền thông trên toàn diện các hoạt động giáo dục.

2-Triển khai các phần mềm quản lý trường học [V.EMIS, VNPTEDU] do Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý giáo dục.

3-Nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác triệt để những tiện ích Website của trường.

4-Tham mưu cho Hiệu trưởng tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT.

5- Tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ về năng lực ứng dụng CNTT. Hỗ trợ các chuyên đề hội thảo về nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tin học.

6- Hỗ trợ chuyên môn nhà trường trong công tác khảo thí: Tổ chức các kỳ thi học kỳ, kiểm tra định kỳ, tuyển sinh; sắp xếp TKB; ghi và thống kê điểm các kỳ thi, điểm cuối học kỳ và cuối năm học.

7-Có kế hoạch triển khai cho các tổ chuyên môn viết bài, tổng hợp tư liệu đăng tải qua trang web và các kênh thông tin khác để quảng bá kịp thời các hoạt động của nhà trường.

E-BAN CƠ SỞ VẬT CHẤT

I-Chức năng:

Ban CSVC nhà trường có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng ra quyết định chỉ đạo và điều hành về công tác Quản lý CSVC; Tổ chức khai thác, sử dụng, thanh lý cơ sở vật chất; Tổ chức mua sắm thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và công tác; Điều hành ban kiểm kê tài sản hoạt động; quản lý hồ sơ sổ sách về CSVC của nhà trường.

II-Nhiệm vụ:

1-Quản lý CSVC:

a-Quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất thuộc sở hữu của trường bao gồm: Đất đai, nhà cửa, sân vườn, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, khu vui chơi, công trình phúc lợi...và quản lý tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ lao động, học tập; tổ chức tiếp nhận và quản lý tài sản, trang thiết bị được đầu tư, tài trợ, biếu tặng...

b-Đề ra quy định về quản lý, các quy định và định mức về mua sắm đổi mới, sử dụng, sửa chữa, bảo trì, khấu hao tài sản và các chế độ khác liên quan đến cơ sở vật chất.

c-Lập danh sách phân loại tài sản, chủ trì tổ chức thống kê, kiểm kê định kỳ, đánh giá lại giá trị tài sản, xử lý các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất.

2. Tổ chức khai thác, sử dụng cơ sở vật chất.

a-Lập kế hoạch khai thác, sử dụng và sửa chữa định kỳ, đột xuất cơ sở vật chất bao gồm: tài sản, phòng học, phòng máy, hội trường, phòng họp, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ lao động, học tập cho toàn Trường.

b-Hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tại đơn vị.

c-Bảo đảm cung cấp điện và cấp thoát nước trong nội bộ Trường.

d-Tổ chức các hoạt động dịch vụ bằng cách tận dụng cơ sở hiện có, chủ yếu là dịch vụ trường học và vui chơi giải trí cho học sinh.

3. Mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và dụng cụ học tập; Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện:

a-Lập kế hoạch mua sắm hàng quý, hàng năm cho toàn trường gồm: trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, công cụ, dụng cụ lao động, học tập, báo chí, ấn phẩm, văn phòng phẩm....

b-Lập dự trù mua sắm bổ sung và giải quyết những nhu cầu mới phát sinh hoặc đột xuất.

4. Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cơ sở vật chất.

a-Ban Cơ sở vật chất thường xuyên kiểm tra và đề xuất Hiệu trưởng có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản, điện nước và các trang thiết bị, công cụ lao động của trường.

b-Các bộ phận chịu trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng những trang thiết bị, công cụ và dụng cụ được giao quản lý.

c-Các trường hợp khẩn cấp cần thay thế, sửa chữa, phải kịp thời báo cáo trình Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng

Trần Đình Thông

Video liên quan

Chủ Đề