Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

 Trong quá trình tự rèn luyện tư cách đạo đức, học sinh luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó gia đình là nền tảng sớm nhất, tác động thường xuyên, liên tục và lâu dài nhất; xã hội là môi trường mà các em sẽ tự thể hiện và biến đổi mạnh mẽ hàng ngày; nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức khoa học về tự nhiên và xã hội… Kết quả của đề tài khoa học “Khảo sát sự tác động của một số yếu tố gia đình và xã hội đến quá trình tự rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh trung học phổ thông tại TP.HCM” của ThS. Đào Thị Vân Anh, Trường đại học sư phạm TP.HCM đã khẳng định vấn đề này.

 Học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông đã phát triển tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những tác động tiêu cực của cuộc sống cũng phát triển một cách đáng lo ngại. Nghiên cứu thực trạng cho thấy, có một số tồn tại trong lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên. Nhiều nhận xét cho rằng: việc học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức đã đến mức đáng lo ngại với những hành vi như bạo lực trong nhà trường, đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp bài, bỏ học… Ngoài ra, nhiều thanh thiếu niên còn sớm có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, không tôn trọng kỷ luật, vi phạm pháp luật…

Theo ý kiến của học sinh, phụ huynh và giáo viên: yếu tố tình cảm gia đình rất có ý nghĩa đối với học sinh, đó là quan hệ giữa cha mẹ, họ hàng, cách đối xử của cha mẹ đối với các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ với bạn bè là xu hướng chính trong giao tiếp của học sinh: các em thường xuyên trao đổi các vấn đề về bản thân, chia sẻ sở thích, niềm vui với các bạn nhiều nhất, sau đó mới tới cha mẹ và thầy cô giáo. Tác động từ bạn bè đến nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh là rất mạnh, ảnh hưởng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng đạo đức hiện nay là do học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè có tư cách đạo đức không tốt. Yếu tố xã hội quan trọng có ảnh hưởng đến nhận thức về chuẩn mực đạo đức và hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh là nguồn thông tin từ mạng internet: trang tin, nhật ký điện tử [blog], trò chơi trực tuyến [game online], ngoài ra, ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương trình trên truyền hình cũng có tác động đáng kể. Các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày trong cuộc sống và các hoạt động phong trào chưa có tác động nhiều đến nhận thức của học sinh về trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân và phát triển tinh thần tập thể. Hiện nay cũng chưa có sự kết hợp cụ thể và hiệu quả giữa gia đình, địa phương và nhà trường về các trường hợp học sinh có vi phạm về đạo đức. Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy hết vai trò là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Phần lớn các gia đình ở thành phố sống khép kín, ngày càng ít có sự giao tiếp giữa các gia đình trong khu dân cư.

Kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, ít quan tâm tới quá trình phát triển về tâm sinh lý và các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức của con em mình, hoặc ở một số gia đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ, con cái có biểu hiện sai lệch chuẩn mực hành vi đạo đức là do phụ huynh chỉ cung cấp tiền nhưng lại không quan tâm đến việc học tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hội của con và việc giáo dục đạo đức thì gần như phó mặc cho nhà trường, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu.

Trước thực trạng đạo đức học sinh như hiện nay, chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường lại chưa có tác động hiệu quả. Học sinh lứa tuổi trung học phổ thông cần được tác động từ những bài học mang tính thực tế. Vì vậy, các bài giảng giáo dục đạo đức phải có tính thuyết phục, nhưng chương trình sách giáo khoa môn giáo dục công dân hiện nay còn nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức về kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn để giúp hình thành nhân cách cho học sinh; nhiệm vụ của giáo viên, chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức môn học, thời gian giao tiếp giữa giáo viên và học sinh ngoài giờ học còn hạn chế, chưa đủ điều kiện để tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một số biện pháp cần được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tự rèn luyện đạo đức của học sinh, đó là biên soạn lại chương trình giáo dục đạo đức, xác định hướng can thiệp đối với từng loại chuẩn hành vi, giáo dục đạo đức từ trong gia đình, tổ chức các hoạt động xã hội và hoạt động tập thể, tăng cường sự hơp tác giữa gia đình và nhà trường, thường xuyên tự đánh giá về nhận thức và hành vi đạo đức của bản thân học sinh.

    • Dòng Thiết Bị Kern-Đức

    •  “Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như m?

      Nguyễn Như Mai

    • Năng lực học tập [trong đó có năng lực tự học] hay một cách phổ quát hơn là phương thức học tập được coi là một trong những phẩm chất cốt lõi của c

      Phuong Nguyen

    • Ngày nay, những ứng viên sáng giá cho các công việc chất lượng cao cần có khả năng hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Đó là những kỹ năng phát tri?

      Phạm Nguyễn Phúc Phong

    • TPACK [Technological Pedagogical Content Knowledge] là mô hình xác định những kiến thức mà người dạy cần có để có thể giảng dạy hiệu quả với sự hỗ trợ

      Phạm Nguyễn Phúc Phong

    • Tóm tắt: Dạy học vật lí theo định hướng giáo dục STEM là hướng nghiên cứu áp dụng giáo dục STEM vào quá trình dạy học ở trường phổ thông. Bài viết là

      Phạm Nguyễn Phúc Phong

    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiĐất nước ta đang trong thời kì đổi mới, sự phát triển về mọi mặt như kinh tế, xãhội... đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết trungương IV khóa VII cũng đã nêu rõ: “...Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mụctiêu đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghềnghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lànhmạnh, đáp ứng yêu cầu của đất nước...” có nghĩa là nền giáo dục phải đào tạo ranhững con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,trong sáng về đạo đức. Với mục tiêu đó thì việc giáo dục ở nhà trường hết sức quantrọng, việc giáo dục ở nhà trường không chỉ chú ý đến giáo dục trí tuệ, giáo dục thểchất, thẩm mỹ... mà cần phải chú ý đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Như Bác Hồđã từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bác muốn nhấn mạnh rằng con người trướchết phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những ứng xử phù hợp với xã hội.Đạo đức với tư cách là một bộ phận cấu thành nhân cách luôn ở vị trí trọng tâm và giữvai trò định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy việc giáo dụcđạo đức cho con người từ thuở nhỏ là việc cần thiết, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học khicác em đã bắt đầu có những nhận biết về con người, xã hội.Việc giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệtrẻ bậc tiểu học, giáo dục đạo đức không chỉ ở phần bồi dưỡng nhận thức về chuẩnmực đạo đức xã hội, mà chủ yếu góp phần định hình và phát huy những phẩm tốt đẹp,hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học có thểthông qua nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau. Trong giáo dục, cùng với cácmôn học khác ở Tiểu học môn đạo đức giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầuvề một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi, giúp các emcó hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với bạn bè, gia đình, nhà trường và cộng đồng.Mục đích cuối cùng là giúp học sinh có được nhân cách tốt để trở thành con ngườitoàn diện, là người có ích cho đất nước.Học sinh Tiểu học với tư cách là thực thể hồn nhiên, dễ bị ảnh hưởng bởi thế giớixung quanh, các em dễ tiếp thu những cái mới, luôn bắt chước mọi người xung quanh1về hành vi, cử chỉ, điệu bộ. Hiện nay, một số vấn đề về đạo đức của học sinh Tiểu họcđang gặp nhiều bất cập. Nếu ngay từ bậc tiểu học không có sự đầu tư, quan tâm giáodục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp sau này.Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểuhọc nhưng chưa đi sâu nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông quamôn đạo đức.Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức chohọc sinh Tiểu học thông qua môn đạo đức” làm vấn đề nghiên cứu với hi vọng gópphần nâng cao chất lượng dạy và học.2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn đạođức. Từ đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thôngqua môn đạo đức.3. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông quamôn đạo đức.- Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua mônđạo đức.4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức thông qua môn đạo đức4.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh Tiểu học5. Phương pháp nghiên cứuNhóm phương pháp lý luận:+ Đọc tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu+ So sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu6. Đóng góp của đề tài- Tìm ra cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông quamôn đạo đức.- Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn đạo đức.7. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần mở đầu và kết thúc đề tài còn có 2 chương:2Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông quamôn đạo đức.Chương 2: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn đạođức.NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO3HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC1.1. Một số khái niệm có liên quan1.1.1. Giáo dụcCó nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục:Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởngcủa tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của conngười trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của của lối dạybảo, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của sách vở, tạp chí…Giáo dục còn là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi vàbiến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theohướng tích cực, khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nângcao các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện hơn,đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.Như vậy, có thể kết luận rằng: Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinhnghiệm xã hội giữa các thế hệ. Người giáo dục hay có thể gọi là thế hệ trước có nghĩavụ dẫn dắt, chỉ hướng, truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm chothế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Nhằm tạo nên sự hoàn thiện của mỗicá nhân.1.1.2. Đạo đứcTrong đời sống hàng ngày, đạo đức thường được quan niệm là đức hạnh, phẩmhạnh của con người, đó là những nét đẹp, nết tốt, những phẩm chất tốt đẹp của conngười do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội mà có. Như vậy, đạo đức làcái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài.Ví dụ: Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh là phải quan tâm, giúp đỡ nhau tronghọc tập, chia sẻ khó khăn. Hay hành vi lối sống, cách ứng xử với mọi người xungquanh.4Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệmvề lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnhhành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩnmực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợpvới lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cánhân và quan hệ cá nhân – xã hội.Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ conngười với con người, con người với cộng đồng, và với cả bản thân mình.Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức, từ đó chúng tôi hiểu khái niệm đạođức như sau: Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách, là toàn bộ những quitắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhautrong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.1.1.3. Giáo dục đạo đứcKhông có khái niệm cụ thể nào về giáo dục đạo đức, nhưng ta có thể hiểu như sau:Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, nhữngnguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó con người có khả năng lựachọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá suy nghĩvề hành vi của bản thân mình.Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từnhững đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quencủa đối tượng được giáo dục. Vì thế công tác giáo dục đạo đức góp phần vào việc hìnhthành, phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển.Đối với học sinh Tiểu học, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, cókế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển theo5hướng đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mốiquan hệ: cá nhân với xã hội, cá nhân với chính mình, cá nhân với mọi người xungquanh.1.1.4. Hành vi đạo đứcHành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ýnghĩa về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức thường được biểu hiện trong cách đối nhân xửthế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói… của những con người cụthể.Hành vi đạo đức thường đuộc đánh giá theo các tiêu chuẩn: tính tự giác của hành vi,tính có ích của hành vi và tính không vụ lợi của hành vi. Trong đó:+ Tính tự giác của hành vi nói lên rằng hành vi đạo đức phải là hành vi được thựchiện một cách tự nguyện, do sự thúc đẩy của động cơ trong chính nội tâm của mỗingười. Ví dụ: một em học sinh lớp 5 trên đường đi học về thấy một bà cụ định quađường, em liền lại dắt bà cụ qua đường.+ Tính có ích của hành vi cho thấy rằng hành vi đạo đức bao giờ cũng hướng vàoviệc đem lại điều có lợi [tốt đẹp] cho xã hội và cho người khác, trong đó có bản thânmình. Ví dụ: quyên góp sách vở, quần áo cũ tới những gia đình, địa phương nghèo,không những giúp đỡ cho người khác mà còn đem lại niềm vui cho mình khi làmđược việc có ích cho xã hội.+ Tính không vụ lợi cả hành vi đạo đức chỉ ra rằng trong hành vi đạo đức không cósự tính toán riêng cho quyền lợi cá nhân. Ví dụ: giám đốc một công ty may tư nhânủng hộ kinh phí cho Hội chữ thập đỏ với mong muốn được giúp đỡ những người cóhoàn cảnh khó khăn.1.2. Vai trò của môn đạo đức ở trường Tiểu họcCông tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn đạo đức trong nhàtrường Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình thành cho các6em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản lĩnh đạo đức để ứng xửđúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.Môn đạo đức ở trường Tiểu học giữ vai trò hết sức quan trọng:- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức dướidạng các mẫu hành vi và quy tắc ứng xử cho phù hợp trong quan hệ với bản thân, giađình, trường học và xã hội, gắn chặt với kinh nghiệm đạo đức được diễn ra trong cáchoạt động gần gũi hằng ngày của các em trong sinh hoạt hoạt động và vui chơi.- Xây dựng cho các em những tình cảm, động cơ đạo đức nhằm thôi thúc các emhành động theo những chuẩn mực đạo đức đã được quy định.- Trên cơ sở đó hình thành cho các em những năng lực bước đầu tự định hướng giátrị đạo đức và điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp với bản thân cũng như với ngườikhác, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, thiện ác.Với vị trí, vai trò đó môn đạo đức đã góp phần tích cực trong việc hình thành dầndần cho học sinh những cơ sở để hiểu biết và tự đánh giá, phê phán những hành vi saitrái, noi theo những tấm gương tốt. Góp phần bồi dưỡng cho các em lối sống, học tập,lao động xứng đáng là những công dân có ích cho xã hội.1.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn đạo đức ởtrường Tiểu họcĐối với lớp 1,2: Nội dung chương trình bao gồm các bài học với mục đích hìnhthành cho học sinh các chuẩn mực đạo đức như: thật thà, dũng cảm, khiêm tốn, thóiquen giúp đỡ người khác. Ví dụ bài học: Trả lại của rơi - Giúp đỡ người khuyết tật Biết nhận lỗi và sửa lỗi…Đối với lớp 3: Nội dung chương trình nhằm xây dựng cho học sinh những chuẩnmực về đạo đức như: tính kiên trì, bền bỉ trong học tập, giúp đỡ và chăm sóc chonhững người thân, những người có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ bài học: Chăm đọcsách và giữ gìn sách - Không nản lòng khi gặp bài khó -Giúp đỡ phụ nữ, cụ già, emnhỏ - Biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng…7Đối với lớp 4,5: Mức độ hoàn thiện cao hơn, học sinh không chỉ bết giúp đỡ giúpđỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn giúp đỡ những người gần gũi xungquanh như: thầy cô, bạn bè, hàng xóm. Chương trình lớp 4,5 còn cung cấp cho họcsinh những điều cần thiết trong cuộc sống như: bảo vệ các công trình công cộng, cácdi tích lịch sử văn hóa, cây trồng, vật nuôi. Ví dụ bài học: Tình bạn – Em yêu tổ quốcViệt Nam – Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Nhìn tổng thể, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn đạo đức lànhằm những nội dung sau:Về kiến thức: có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và phápluật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường,cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mựcđạo đức đó.Về kỹ năng, hành vi: nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Biết nhận xét, đánhgiá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, có kỹnăng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mốiquan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thựchiện.Về giáo dục thái độ: từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng củabản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng mọi người,mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng tình và làm theo cáithiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.Dạy học môn đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩnmực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằngngày. Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinhđối gia đình, nhà trường, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục học sinh có tráchnhiệm đối với chính bản thân, biết quý trọng bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, cótrách nhiệm về các hành vi, việc làm của bản thân.81.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn đạođứcDạy học môn đạo đức sẽ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ độngtham gia vào quá trình dạy học. Phải là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn họcsinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá vàchiếm lĩnh tri thức mới. Ngoài việc trang bị kiến thức cần phải giúp học sinh bồidưỡng tình cảm, thái độ, hình thành kỹ năng và hành vi đạo đức bền vững.Cùng với việc thực hiện phương pháp luyện tập thực hành, làm các bài tập giảiquyết tình huống trong vở bài tập đạo đức thì phương pháp đóng vai cũng đem lạihiệu quả và tác động tích cực đến học sinh. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho họcsinh thực hành một số cách ứng xử và bày tỏ thái độ trong tình huống cụ thể. Đóng vaigây chú ý và hứng thú cho các em. Qua đó tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của họcsinh đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hànhvi đạo đức. Qua đóng vai có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việclàm của các vai diễn.Phương pháp tổ chức trò chơi giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nộidung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó. Qua trò chơi các em khôngnhững được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thànhnhiều phẩm chất hành vi đạo đức. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong tiết đạođức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho họcsinh.Trong việc dạy đạo đức có thể tiến hành theo nhiều chiều, hướng dẫn học sinh hoạtđộng là chính [Ví dụ: cho học sinh đóng vai, sử dụng tình huống, tham gia trò chơi tậpthể], có thể tổ chức dạy ở nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế. Có như vậy thì hiệuquả dạy học mới đem lại kiến thức vững chắc, giúp học sinh tự nhìn nhận, đánh giáthế giới xung quanh.Để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạyhọc là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩnmực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học9người giáo viên cần phải lựa chọn và xây dựng những phương pháp, phương tiện vàhình thức dạy học phù hợp để tác động trực tiếp vào học sinh, để những kiến thức ởnhà trường thực sự bền vững, trở thành thói quen đạo đức khi các em giao lưu với xãhội.1.5. Vai trò của việc giáo dục đạo đức cho sự phát triển nhân cách học sinh TiểuhọcViệc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra những con người có nhân cách, phẩmchất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm,niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với giađình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè, tập thể. Và giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cánhân biết được giá trị xã hội, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, vì sựtiến bộ và phồn vinh của đất nước. Sản phẩm của giáo dục đạo đức là hành vi, thóiquen đạo đức được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Vì đạo đức là phẩm chất quantrọng nhất của nhân cách là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người.Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinhnhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh cóhành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhânvới lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì thế, Chủtịch Hồ Chí Minh đã nêu: "Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đứclà đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng nếu không có đạo đức cách mạngthì có tài cũng vô dụng".Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức.Trong nhà trường Tiểu học giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coitrọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên vì đạođức có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức ở nhà10trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho họcsinh Tiểu học.11CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌCTHÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC2.1. Đối với xã hộiMôi trường xã hội tác động đến học sinh Tiểu học như là một nhân tố chi phối sựhình thành và phát triển nhân cách. Xã hội là nơi mà học sinh tiếp xúc trực tiếp.Để tác động tích cực đến học sinh về mặt xã hội thì xã hội phải thật sự trong sạch,mọi người trong xã hội phải là tấm gương người tốt việc tốt. Khi các em thấy xã hộitrong sạch, thấy những tấm gương trong xã hội thì nhân cách của học sinh sẽ tự khắchoàn thiện và phát triển theo chiều hướng tốt.Ví dụ: trên truyền hình có nhiều chương trình thực tế như “Vì bạn xứng đáng” làchương trình dành cho những người tài giỏi tham gia với mục đích đem số tiền mìnhchiến thắng trong cuộc chơi để quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn,thiếu thốn giúp họ vượt qua nỗi thiếu thốn về vật chất, phấn đấu vươn lên trong cuộcsống. Để họ biết được rằng vẫn còn nhiều tấm lòng nhân ái luôn sẵn sàng giúp đỡ họkhi có khả năng. Đối với xã hội thông qua những chương trình như vậy có thể giáodục đạo đức cho học sinh, là tấm gương để các em noi theo.Hệ thống pháp luật cũng tác động đến học sinh. Hướng tới mục tiêu: “Dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Một xã hội công bằng và văn minh,sẽ là yếu tố tác động không nhỏ đến nhận thức đạo đức của học sinh, giúp các emhoàn thiện nhân cách ngay trong xã hội của mình. Một xã hội văn minh sẽ tạo ra thếhệ trẻ văn minh và ngược lại một xã hội với nhiều mặt tiêu cực thì sẽ tạo ra những thếhệ không tốt về nhân cách, giá trị đạo đức cũng bị quên lãng.Vì lợi ích của trẻ thơ, mỗi người trong xã hội cần ý thức và điều chỉnh hành vi củamình để là tấm gương sáng cho học sinh Tiểu học học hỏi và noi theo.2.2. Đối với nhà trường12Phải xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường. Xây dựng và củngcố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức,lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh,tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ học sinh của đoàn thể nhà trường.Khi học sinh thấy được môi trường học tập an toàn và thân thiện, những tấm gươngsáng của thầy cô, của bạn bè thì các em sẽ học tập, noi theo và tự hoàn thiện.Nhà trường cần xây dựng chương trình học phù hợp với đặc điểm học sinh, trình độgiáo dục, điều kiện vùng miền để ngăn ngừa và phòng chống các hiện tượng trái vớichuẩn mực của xã hội. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổchức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyệnmột cách tích cực.Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phảiđảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời. Tuyêntruyền, giáo dục học sinh về tư tưởng, chính trị, hành vi, lối sống theo các chuẩn mựcđạo đức. Giúp học sinh duy trì tốt nề nếp và thực hiện các nội quy, quy định của nhàtrường.Giáo viên tự rèn luyện phong cách đạo đức, gương mẫu trước học sinh, phải là tấmgương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo. Giảng dạy tốt các tiết Đạo đức theohướng tích cực. Tăng cường giáo dục tình cảm, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhàtrường, xã hội để có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nền tảng cho việc giáo dục đạođức cho học sinh.2.3. Đối với gia đìnhCó thể nói gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Gia đình vàtruyền thống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và giáo dục đạo đức chohọc sinh.Xây dựng quy định nếp sống ở gia đình uốn nén các em từng ngày và là cơ sởcho nhân cách của các em sau này. Chẳng hạn: mọi người trong gia đình có quan hệ13đối xử tốt, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, có tôn ti trật tự, ông bà, cha mẹ, anh chị thậtsự là tấm gương để học sinh noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu sẽ có nền tảngđạo đức tốt. Trái lại, trong một gia đình lộn xộn, không có tôn ti trật tự, các thế hệkhông tôn trọng lẫn nhau thì tư tưởng, đạo đức của học sinh sẽ bị ảnh hưởng khôngtốt.Kịp thời chỉnh đốn cho trẻ những hành vi, cách ứng xử không phù hợp với lứa tuổi.Không nên quá nuông chiều trẻ, khi trẻ mắt lỗi các bậc phụ huynh không nên trừngphạt trẻ theo cảm tính mà phải nhẹ nhàng dạy bảo trẻ phân tích mặt đúng, mặt sai củatrẻ trong những hành động của mình, để trẻ nhận ra và tự giác sửa sai.2.4. Đối với học sinhHọc sinh cần chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự mìnhrèn luyện đạo đức là chính. Nắm vững và áp dụng những kiến thức, những hành vi,thói quen đạo đức tốt đã học được ở nhà trường Tiểu học để vận dụng trong cuộcsống.Biết điều chỉnh hành vi, thói quen đạo đức của mình. Không nghe lời dụ dỗ hay làmviệc xấu theo bạn bè. Biết phân biệt phải trái, đúng sai, mạnh dạn phê phán nhữngđiều sau trái, ủng hộ những điều hợp tình hợp lý.Coi trọng và yêu thích việc học môn đạo đức. Khuyến khích bạn bè đồng trang lứahộc và noi theo việc tốt, khuyên nhủ bạn bè tránh xa những việc gây tổn hại cho cánhân và cộng đồng. Biết vâng lời ông bà, cha mẹ. Kính trọng giáo viên, thương yêu vàgiúp đỡ bạn bè.14KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luậnĐiều 23, Luật giáo dục đã khẳng định: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng củahệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành nhữngcơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩmmỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Có thể thấy, đạođức được đưa lên hàng đầu khẳng định rằng việc giáo dục đạo đức là hết sức quantrọng trong mọi hoàn cảnh.Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một côngviệc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhậnnhững tác động từ nhiều phía: nhà trường - gia đình - xã hội. Vì vậy, sự kết hợp chặtchẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn.Riêng đối với nhà trường việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học qua mônĐạo đức nên được chú trọng. Vì qua môn đạo đức giúp cho học sinh có được một sốchuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp. Ngoài ra, từng bước hình thành kỹ năng nhậnxét, đánh giá hành vi của bản thân học sinh và những người xung quanh.2. Kiến nghịSau khi nghiên cứu đề tài chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:2.1. Đối với xã hộiĐảng và nhà nước cần đầu tư vào giáo dục nhiều hơn, tạo điều kiện để những nơivùng sâu vùng xa các em có điều kiện đến trường.Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, quan tâm đến họcsinh khó khăn, khuyến khích các em đến trường học tập, hoàn thiện bản thân.2.2. Đối với nhà trường15Kết hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục các em. Phát hiện, động viên kịp thờinhững tiến bộ của các em để xây dựng niềm tin ở học sinh giúp học sinh phát huynhững mặt tích cực trong đạo đức.Tổ chức giáo dục đạo đức không chỉ ở những hoạt động trong trường mà có thể kếthợp với các hoạt động thực tế ngoài nhà trường.Riêng đối với môn đạo đức tại trường Tiểu học cần thay đổi phương pháp dạy học,vận dụng các cách dễ tác động đến học sinh nhất, tiến hành giáo dục đạo đức thôngqua những tình huống cụ thể, nêu cao tấm gương người tốt việc tốt để là động lực thôithúc học sinh noi theo.2.3. Đối với gia đìnhTạo điều kiện cho các em đến trường học tập, phát triển toàn diện cùng bạn bè đồngtrang lứa.Kết hợp với nhà trường và địa phương trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Cóbiện pháp ngăn chặn những chuẩn mực không tốt của các em trong và ngoài nhàtrường.Cha mẹ phải là tấm gương đạo đức tốt và lắng nghe các em chia sẽ tâm tư tình cảmkhi các em cần để hiểu được tâm lý của các em từ đó có hướng dạy bảo tốt.2.4. Đối với học sinhNgoài việc tiếp nhận kiến thức ở nhà trường các em cần phải tạo lập cho mình niềmtin đạo đức và tình cảm đạo đức để từ đó hình thành nên động cơ đạo đức, thói quenđạo đức tốt.Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức và củngcố những hành vi đạo đức tốt của mình.Trong nhà trường: chấp hành đúng nội quy nhà trường, có ý thức đạo đức tốt, giúpđỡ bạn bè. Về nhà vâng lời bố mẹ, yêu thương, giúp đỡ anh chị em, sống chan hòa vớimọi người xung quanh.16TÀI LIỆU THAM KHẢO1.2.3.4.Bùi Văn Huệ [1998], “Tâm lý học Tiểu học”, NXB Đại Học Sư Phạm.Hà Nhật Thăng, Phạm Khắc Chương [1998], “Đạo đức học”, NXB Giáo Dục.Luật Giáo Dục [2002], NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.Nguyễn Hữu Hợp [2005], “Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”,NXB Đại học Sư phạm.5. Nguyễn Quang Uẩn [2005], “Tâm lý học”, NXB Giáo Dục6. Nguyễn Thị Quy [2006], “Giáo dục học”, NXB Giáo Dục.7. Website://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-bien-phap-chi-dao-giao-duc-dao-duc-cho-hocsinh-o-mot-so-truong-trong-huyen-thuan-thanh-tinh-bac-ninh-36788/[tríchtừngày 13 tháng 9 năm 2013].//vi.wikipedia.org/wiki/Đạo_đức [trích từ ngày 11 tháng 5 năm 2015].17MỤC LỤCMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………....12. Mục đích nghiên cứu…..……………………………………………………………23. Nhiệm vụ nghiên cứu…..……………………………………………………………24. Đối tượng, khách thể nghiên cứu…...……………………………………………….24.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………..24.2. Khách thể nghiên cứu……...……………………………………………………...25. Phương pháp nghiên cứu………...………………………………………………….26. Đóng góp của đề tài…...…………………………………………………………….27. Cấu trúc của đề tài…………………………………………………………………..3NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINHTIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC............................................................41.1. Một số khái niệm có liên quan………………………………….…………………41.1.1. Giáo dục…..……………………………………………………………………..41.1.2. Đạo đức.…………………………………………………………………………41.1.3. Giáo dục đạo đức………………………….…………………………………….51.1.4. Hành vi đạo đức……………………………..…………………………………..61.2. Vai trò của môn đạo đức ở trường Tiểu học…………….………………………...71.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn đạo đức ởtrường Tiểu học…………………….…………………………………………………..7181.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn đạo đức.…91.5. Vai trò của việc giáo dục đạo đức cho sự phát triển nhân cách học sinh Tiểuhọc.................................................................................................................................10CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌCTHÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC……………………………….….....…………….122.1. Đối với xã hội……………………………………………………………...…….122.2. Đối với nhà trường…………………………………………………………...…..122.3. Đối với gia đình……………………………………………………………….....132.4. Đối với học sinh………………………………………………………………….14KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………….……………………………...15TÀI LIỆU THAM KHẢO19

    Video liên quan

    Chủ Đề