Cách cài đặt lại máy in win 10

Với Windows 10, người dùng có 4 thủ thuật khác nhau để cài đặt một máy in bất kỳ làm mặc định và dưới đây là cách thực hiện. 

Cách 1: Cài đặt máy in mặc định thông qua ứng dụng Settings

Bước 1: Truy cập vào menu Start và kích chọn nút Settings [hoặc có thể bấm tổ hợp phím Windows +I để truy cập ứng dụng Settings].

Bước 2: Trong cửa sổ Settings hiển thị, kích chọn mục Devices

Bước 4: Trên màn hình tiếp theo, chọn tùy chọn Printers & Scanners ở cột bên trái. Ở khung bên phải bạn sẽ thấy danh sách tất cả các máy in hiện tại. Ngoài máy in vật lý còn có một số máy in từ các phần mềm như OneNote hoặc Microsoft Print to PDF.

Bước 5: Để ngăn Windows 10 tự động cài đặt máy in được sử dụng gần đây nhất làm máy in mặc định, bạn cuộn xuống cuối danh sách máy in và đảm bảo bỏ tùy chọn Let Windows manage my default printer.

Bước 6: Tiếp theo nếu không thấy máy in được liệt kê trong danh sách, bấm nút Add a printer or scanner để thêm vào. Nếu máy in không hiển thị, kích vào liên kết The printer that I want isn't listed.

Bước 7: Sau khi đã thêm máy in muốn cài đặt làm mặc định vào danh sách, kích vào tên máy in đó và bấm nút Manage.

Bước 8: Bấm nút Set as Default trong màn hình kế tiếp để thiết lập máy in đó làm máy in mặc định trên Windows 10. 

Cách 2: Cài đặt máy in mặc định thông qua Control Panel

Bước 1: Truy cập Control Panel bằng cách nhập từ khóa Control Panel vào khung tìm kiếm Cortana cạnh menu Start rồi kích vào kết quả hiển thị tương ứng.

Bước 2: Kích chọn mục Devices and Printers trong cửa sổ Control Panel hiển thị.

Bước 3: Bên dưới danh sách máy in của mục Printers trong cửa sổ Devices and Printers kích chuột phải vào tên máy in muốn cài đặt làm mặc định trên Windows 10 và chọn tùy chọn Set as default printer trong menu xổ xuống.

Cách 3: Cài đặt máy in mặc định thông qua InPrint Dialog

Bước 1: Mở Notepad trên Windows 10 và sau đó truy cập vào menu File > Print.

Bước 2: Trong cửa sổ Print hiển thị, kích chuột phải vào tên máy in muốn cài đặt làm mặc định và chọn tùy chọn Set as Default Printer trong menu xổ xuống.

Bước 3: Hộp thoại cảnh báo hiển thị thông báo “Settings this printer as the default means Windows will stop managing your default printer”, bấm nút OK để chọn máy in đó làm mặc định sử dụng sau này. 

Cách 4: Cài đặt máy in mặc định thông qua Command Prompt.

Bước 1: Nhập từ khóa cmd vào thanh tìm kiếm của Cortana cạnh nút Start, sau đó kích chuột phải vào kết quả tương ứng và chọn tùy chọn Run as administrator.

Bước 2: Trong cửa sổ Command Prompt hiển thị, nhập vào lệnh dưới đây rồi nhấn phím Enter để chạy lệnh này.

RUNDLL32 PRINTUI.DLL,PrintUIEntry /y /n “Printer name”

Trong đó thay thế Printer name bằng tên máy in tương ứng bạn muốn cài đặt làm mặc định trên Windows 10. Trong trường hợp không chắc chắn về tên máy in, bạn thực hiện Bước 1 và 2 như cách 3 ở trên để nhập chính xác tên máy in.

Trên đây FPTShop vừa giới thiệu với các bạn 4 cách để cài đặt một máy in bất kỳ làm mặc định trên Windows 10. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn một trong các cách ở trên sao cho nhanh và đơn giản nhất. 

Với những người dùng máy tính làm việc văn phòng thì việc kết nối máy in với máy tính là rất cần thiết để phục vụ nhu cầu in ấn tài liệu nhanh chóng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác cách kết nối máy in và máy tính thế nào, đặc biệt trên hệ điều hành mới khu Win 10. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách kết nối máy in với máy tính Windows 10.

Đối với những người chuyên làm công việc văn phòng thì việc sử dụng máy in là không thể thiếu. Đặc biệt, nếu do yêu cầu công việc thường xuyên di chuyển, bắt buộc người dùng phải liên tục thay đổi thiết bị máy in thì việc nắm rõ cách kết nối máy in và máy tính là rất cần thiết. Chi tiết cách cài đặt sẽ gồm 2 bước chính là kết nối máy in và cài đặt Driver cho máy in trên máy tính như sau:

Cách kết nối máy in với máy tính Windows 10

Người dùng có thể tiến hành cài đặt máy in với máy tính qua dây cáp kết nối hoặc qua mạng Wifi. Để xác nhận kết nối máy in và máy tính, người dùng cần vào mục Control Panel trên máy tính Win 10 rồi chọn mục Devices and Printers. Tại mục này hãy kiểm tra xem máy in muốn kết nối có được hiển thị trong phần này chưa. Nếu chưa, hãy thử kiểm tra lại máy in theo các bước sau:

1. Với máy in sử dụng kết nối Wifi

Nếu thiết bị máy in có thể kết nối với máy tính Windows 10 qua Wifi thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Người dùng mở mục Start [Biểu tượng Windows] >> chọn mục Cài đặt >> Thiết bị >>Máy in và máy quét

Kiểm tra kết nối máy tính với máy in sử dụng kết nối Wifi

Bước 2: Chọn mục thiết bị Máy in và máy quét rồi đợi thiết bị quét các máy in gần đó rồi chọn tên máy in muốn kết nối và chọn mục Thêm thiết bị.

2. Với máy in kết nối qua cáp USB

Đối với các thiết bị máy in kết nối với máy tính qua cáp USB, bạn có thể tham khảo cách kết nối như sau:

Bước 1: Người dùng cần kết nối máy tính với thiết bị máy in bằng dây cáp USB, thường đi kèm thiết bị máy in từ khi xuất xưởng. 

Bước 2: Trên máy tính được kết nối bạn chọn Menu Start [biểu tượng Windows ở góc trái cuối màn hình]. Tại đây bạn chọn mục Cài đặt >> Thiết bị >> chọn Máy in và máy quét

Kiểm tra danh sách thiết bị Máy in & Máy quét xem thiết bị muốn kết nối đã có chưa

Bước 3: Tìm trong danh sách thiết bị Máy in & Máy quét xem thiết bị máy in bạn muốn sử dụng được cài đặt hay chưa. Trường hợp nếu không thấy thiết bị của mình thì hãy chọn mục Thêm máy in hoặc máy quét tương ứng.

Chọn mục Thêm máy in hoặc máy quét tương ứng

Bước 4: Đợi thiết bị hoàn tất do tìm máy in khả dụng tương thích, bạn chọn tên thiết bị rồi nhấn Thêm để hoàn tất kết nối. 

Cách cài đặt Driver máy in với máy tính Win 10

Sau khi hoàn tất cách kết nối máy in với máy tính Win 10 bằng dây cáp bạn cần thiết lập cài đặt Driver cho máy theo các bước sau: 

Bước 1: Tìm xem model máy in cần dùng là gì, thường thông tin model sẽ được chi ở mặt trước hoặc sau máy, cùng với tên máy. Ví dụ: Máy in Canon 2900, Epson L805, HP 1020... 

Tìm xem model máy in cần dùng là gì và tìm bản driver tương ứng

Bước 2: Sau khi biết được model máy bạn vào trang chủ của thương hiệu máy in để tải bản driver phù hợp về máy tính đang được kết nối.

Bước 3: Trường hợp người dùng không nhớ rõ thương hiệu trang web máy in thì có thể tìm kiếm bằng cách gõ cấu trúc sau vào mục tìm kiếm trên Google: “Driver + tên máy in + số bit” - Ví dụ: Driver Epson L805 64bit. Số bit ở đây căn cứ vào số bit trên hệ điều hành máy tính của bạn. Thông thường máy tính sẽ có 2 phiên bản 32bit hoặc 64bit. 

Bước 4: Sau khi tải bản Driver về máy tính thành công, người dùng tiến hành giải nén file tải về và tìm kiếm file định dạng Setup.exe rồi nhấn đúp chuột trái vào file đó để tiến hành cài đặt. Nhấn chọn Yes hoặc Next cho khi hoàn thành cài đặt. Thông thường với máy tính Win 10 sẽ hỗ trợ cài đặt Driver luôn trong quá trình kết nối. 

Như vậy trên đây là những hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính Win 10 chi tiết. Người dùng có thể thử nghiệm và kiểm tra hoạt động của thiết bị bằng cách thử in một trang bất kỳ. Nếu không in được thì hãy thử kiểm tra thiết bị và tìm kiếm giải pháp khắc phục lỗi nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ Đề