Cách kiểm tra cấu hình phần cứng máy tính

Cho dù là một người có thông thạo về máy tính hay không việc kiểm tra phần cứng máy tính vẫn luôn là cần thiết cho dù đang sử dụng máy cũ hay máy mới. Biết được thông số phần cứng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thay thế nếu có hỏng hóc cũng như nâng cao được kiến thức về máy tính.

Kiểm tra phần cứng máy tính

1. Kiểm tra phần cứng máy tính nhanh nhất.

Nếu bạn hỏi cách nào kiểm tra phần cứng máy tính nhanh nhất lại đơn giản và tập hợp được các thông số cần thiết thì câu trả lời đó chính là Dxdiag. Công cụ tích hợp sẵn trong máy tính sử dụng để kiểm tra phần cứng máy tính quen thuộc với bất cứ ai.

Bước 1: Để kiểm tra phần cứng máy tính theo cách này bạn chỉ cần nhấn Windows Key + R sau đó gõ câu lệnh quen thuộc là dxdiag rồi nhấn OK để khởi chạy lệnh.

Bước 2: Giao diện Dxdiag hiện ra, đây là nơi mà bạn có thể biết được rất nhiều thông số về phần cứng máy tính như CPU, RAM cũng như hệ điều hành sử dụng.

Nếu sang phần Display bạn sẽ biết được thông số cơ bản của máy tính của mình hiện tại là như thế nào về mảng VGA.

Còn với những máy có VGA rời sẽ có thêm một phần là Render, nơi cung cấp thông tin VGA của máy tính, laptop của bạn.

2. Kiểm tra phần cứng máy tính chi tiết

Với Dxdiag chúng ta có thể kiểm tra các thông số cơ bản của máy tính, nhưng nếu bạn muốn kiểm tra phần cứng máy tính thì có một công cụ khác có sẵn trong máy tính là System Information. Để có thể kích hoạt và sử dụng System Information, người dùng chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows key + R sau đó nhập lệnh msinfo32.

Khi mở ra System Information bạn sẽ thấy có đầy đủ và rất chi tiết các thông số máy tính cũng như thành phần khác. Tất nhiên nếu làm theo cách này bản thân người sử dụng cũng phải có kiến thức riêng về máy tính mới có thể hiểu dược.

3. Kiểm tra phần cứng máy tính bằng CPUZ

Sử dụng các phần mềm bên thứ 3 cho một mục đích nào đó luôn luôn hiệu quả hơn rất nhiều so với các công cụ được tích hợp sẵn trong máy. Đó là lý do bạn nên sử dụng CPU Z để kiểm tra phần cứng máy tính. Đây là cách giúp người sử dụng kiểm tra phần cứng máy tính tốt nhất, tải CPU Z tại đây.

Sau khi tải CPU Z xong về và mở ra bạn hãy đợi một lúc, sau đó giao diện CPU Z hiện ra và toàn bộ thông tin về máy tính của bạn sẽ hiện lên bằng những phần riêng biệt.

Ở mỗi phần đều có rất nhiều các thông tin từ cơ bản cho đến nâng cao về thiết bị mà người dùng có thể nghiên cứu thêm.

Ngoài ra trong CPU Z còn rất nhiều các tính năng khác nữa mà người dùng có thể khám phá khi tải về và sử dụng. Tất nhiên CPU Z vô cùng nhẹ nên sẽ không có vấn đề gì nếu nó được cài đặt trên máy tính của bạn.

Vậy là chúng ta đã làm quen với 3 cách để kiểm tra phần cứng máy tính rồi đấy, cả 3 cách trên đều giúp người dùng kiểm tra cấu hình máy tính theo nhiều cách khác nhau và tùy theo lựa chọn của bạn muốn kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản, nhanh gọn hay là muốn có chi tiết cao.

Đã kiểm tra phần cứng máy tính xong thì việc tiếp theo chúng ta cần làm là gì ? Tại sao không thử kiểm tra tốc độ máy tính để biết máy tính của bạn được đến đâu phải không nào. Hướng dẫn kiểm tra tốc độ máy tính ngay đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Có rất nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy tính để biết được các thông số từ cơ bản cho đến chi tiết của từng thành phần linh kiện trong máy. Và trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ tổng hợp lại cho bạn các cách kiểm tra phần cứng máy tính đơn giản nhất.

CPU-Z hỗ trợ thêm vi xử lý Intel thế hệ thứ 9 Cách xem cấu hình máy tính bằng CPU Z Tại sao máy tính không có Rated FSB khi check bằng CPU-Z ? Cách xem BUS của RAM, MAIN, CPU máy tính, laptop bằng CPU-Z Cách ép xung CPU an toàn Phím tắt CPU Z trên máy tính

Mỗi khi cần mua các thiết bị cần thiết sao cho tương thích với phần cứng hiện tại để nâng cấp máy, bạn sẽ cần phải kiểm tra các thông số của cấu hình máy tính càng chi tiết càng tốt. Bài viết sau đây vitinhttc.com sẽ tổng hợp các cách kiểm tra cấu hình máy tính nhé! 

Kiểm tra cấu hình máy tính thông qua lệnh msinfo32:

Nếu bạn muốn xem được toàn bộ thông tin quan trọng của máy tính, bao gồm cả cấu hình, phần cứng, phần mềm cùng với các thành phần phụ khác, cách nhanh nhất là sử dụng tổ hợp phím cửa sổ + R, sau đó nhập vào cụm msinfo32.

Hoặc bạn có thể nhập lệnh để xem thông tin máy tính bằng cách mở cửa sổ System Information, từ đó bạn sẽ xem được đầy đủ thông số của hệ thống, chẳng hạn như: tên hệ điều hành cùng phiên bản dung lượng 32bit hay 64bit, tên hệ thống, hãng sản xuất máy tính, hoặc bộ vi xử lý, cùng các thông số của RAM,… 

Bên cạnh đó nếu bạn muốn thêm nhiều thông tin cụ thể của phần cứng, phần mềm hoặc các thành phần khác, hãy sử dụng điều hướng trong menu ở phía bên trái.

Kiểm tra cấu hình máy tính thông qua lệnh dxdiag:

Ngoài hai cách trên, bạn cũng có thể kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh dxdiag, mặc dù lệnh này đã có từ rất lâu nhưng đừng xem thường công hiệu của nó, thậm chí nó còn cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn. Cách sử dụng rất đơn giản, đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím cửa sổ và phím R, sau đó gõ dxdiag và nhấn Enter.  

Khi đó Dxdiag sẽ cho phép hiển thị đầy đủ thông tin của máy tính, chức năng này gần giống với Computer Properties. Không những thế, Dxdiag còn hỗ trợ cung cấp các thông số liên quan đến màn hình thường có trong phần Display, cùng với âm thanh trong phần Sound và các thiết bị hỗ trợ hay nhập liệu khác [ hay còn gọi là chuột và bàn phím có trong phần Input. 

Check cấu hình máy tính bằng lệnh dxdiag trong máy

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties:

Có thể xem đây là một thao tác phổ biến vì vừa nhanh vừa đơn giản, lại có thể áp dụng trên nhiều phiên bản Windows khác nhau chẳng hạn như XP, Vista, 7… và ngay cả Windows 10. 

Chỉ cần nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC, sau đó nhấp chọn Properties. Riêng đối với các dòng Windows 7 trở về trước thì bạn phải vào mục Start trước, tiếp theo nhấp chuột phải chọn My computer hoặc nhấp trực tiếp chuột phải vào mục My Computer nằm ngay trên màn hình desktop, sau đó cũng chọn Properties. 

Khi thực hiện lệnh này bạn sẽ biết được đầy đủ các thông tin cần biết về hệ điều hành hoặc các thông số CPU, RAM, ngoài ra còn có tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, cũng như tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác nằm ở phía tay trái. 

Chỉ cần nhấp chuột phải là bạn sẽ thấy màn hình hiển thị Properties

Xem thêm: 

HÀNG HOT 2019:   Mách bạn cách sử dụng instagram dành người mới bắt đầu

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng CPU-Z:

Một cách khác để kiểm tra thông số của phần cứng cũng rất nhanh chóng đó là cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính. Chương trình này có chức năng hiển thị toàn bộ các thông tin chi tiết của cấu hình máy.

Sau khi cài xong chương trình CPU-Z, giao diện của nó sẽ xuất hiện cùng với các thông số của máy tính bao gồm: CPU, Caches, Mainboard, hay SPD, Graphics, Bench và About. Thông tin chi tiết liên quan đến cấu hình máy sẽ hiện lên trên từng tab. Ví dụ như sau:

  • Tab Caches: Mục này sẽ hiện lên thông tin bộ nhớ đệm của CPU.
  • Tab SPD: Tab này sẽ cung cấp các thông số cụ thể của từng khe cắm RAM trên máy tính.
  • Tab Bench: Hiện lên thông tin kiểm tra sức khỏe của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm EVEREST Ultimate Edition:

Phần mềm Everest Ultimate Edition ngoài phiên bản có trả phí còn hỗ trợ cả bản hoàn toàn miễn phí. Nếu chỉ cần sử dụng những nhu cầu cơ bản thì bạn có thể dùng bản Free là đủ, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết và còn nhiều hơn thế. 

Hơn nữa, phần mềm Everest còn hiện nhiều thông tin cực kỳ chi tiết để bạn có thể xem Main hỗ trợ những gì, cũng như các chức năng và thiết bị khác, bao gồm cổng cắm của máy, System Summary, Chipset, Windows Information, hay UpTime Statistics, CPU Benchmarks, Windows Sidebar Gadget, và Sensor Information.

HÀNG HOT 2019:   Card màn hình hãng nào tốt nhất được lựa chọn nhiều?

Bên cạnh đó, cách sử dụng phần mềm cũng rất đơn giản bởi giao diện của nó khá đơn giản, được chia thành phần rõ ràng, bên phải là ô chứa thông tin chi tiết, còn bên trái hiển thị thông tin về các danh mục về cấu hình của thiết bị, chẳng hạn như:  

  • Computer : mục này sẽ hiện lên thông tin tổng quan về máy tính 
  • Motherboard : bo mạch chủ, CPU, Chipset, RAM, Bios;
  • Operating System: hệ điều hành trên máy tính;
  • Display: Thông tin về đồ họa và màn hình hiển thị;
  • Multimedia: phần cứng âm thanh;
  • Storage: trạng thái, kiểu kết nối, dạng ổ cứng đang sử dụng;
  • Network: các loại kết nối;
  • Devices: hiện lên driver đang cài đặt trên máy tính.

Màn hình hiển thị của phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính Everest Ultimate Edition

Xem thêm:

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích cũng như mách bạn các cách kiểm tra cấu hình máy tính nhé!

Video liên quan

Chủ Đề