Cách làm nước bí đao cho bà bầu

Mẹ bảo chồng nấu 8 loại nước sâm mùa hè dưới đây để mà tẩm bổ nha, vừa giải nhiệt lại giúp mẹ tăng ối dào dào, thai nhi mạnh khỏe ngời ngời từ trong trứng đấy ạ. Dạo gần đây thời tiết quá nóng nực, ăn ở cũng khó khăn hẳn ra. Em đang trong thời gian cho con bú mà cứ ăn uống không đủ chất kiểu này cũng sợ ảnh hưởng đến bé. Lướt mạng tìm đọc các lọai thức uống giải nhiệt, em mới thấy bài chia sẻ về các loại nước sâm cho bà bầu và sản phụ sau sinh. Em thấy hữu ích quá các mẹ, tẩm bổ trong thời gian cho con bú còn giúp mẹ tăng ối dồi dào, đặc biệt chăm uống trong các tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ vượt cạn suôn sẻ nữa, đây là thức uống vừa giải nhiệt lại mướt mát sữa mẹ nữa đấy. Phải chi em mà biết sớm thì lúc trước con em đâu xảy ra tình trạng như thế này đâu. Em sinh bé cũng được tròn 9 tháng, lắm lúc nghĩ lại em vẫn không thôi day dứt khi nhớ lại cái lúc em bước vào phòng mổ. Nếu mà bé nhà em có chuyện gì chắc em phải ân hận cả đời rồi. Em nhớ lúc thai được khoảng 37 tuần, tức là khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ, cũng nghĩ là cái thai khỏe mạnh nên em cũng đợi khoảng vài tuần nữa là nhập viện để chờ ngày sinh con luôn nên khỏi phải đi khám thai định kỳ nữa. Sáng hôm sau, sau khi chồng chở đi ăn về, tự dưng em đau bụng dữ quá, em tưởng chắc chuyển dạ sinh non rồi. Chồng lính quýnh chở em đến bệnh viện kiểm tra. Em hoảng thần hồn khi nghe kết quả siêu âm là con bị thiếu ối. Lúc đó, bác sĩ bảo nước ối của em chỉ có 300ml, trong khi ở tháng 8 thai kỳ thì mức nước ối chuẩn phải đủ 800 - 1000ml, bác sĩ cũng đo chỉ sốối AFI ở mức dưới 5 cm dẫn đến ngôi thai bị ngược. Sau khi kiểm tra, em được đưa vào phòng mổ để tiến hành mổ gấp lấy thai nhi. Cũng may trời phật phù hộ, "mẹ tròn con vuông" sau ca phẫu thuật. Các mẹ nhà mình đừng như em ạ, tuyệt đối phải đi khám thai định kỳ, vì tình trạng thiếu ối này có thể phát hiện thông qua các lần khám thai này, nếu được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc để con sinh khỏe mạnh vì thiếu ối sẽ vô cùng nguy hại đến thai nhi. Con trong bụng sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy dẫn đến chậm phát triển phổi, xương và các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Trường hợp nặng có thể gây suy thai, sinh non, thai ngạt thở do thiếu oxy, thai chết lưu, sinh con bị dị tật bẩm sinh. Sau lần đó là em rút kinh nghiệm xương máu cho mình luôn ạ, ai chẳng mong con chào đời khỏe mạnh vậy mà vì những thiếu sót, bất cẩn của mình có thể hại con lúc nào không biết đấy. À, em quên mất, em định chia sẻ đến các mẹ 8 loại nước sâm mùa hè cho bầu vừa giúp giải nhiệt lại không lo con bị thiếu ối mà mãi lo kể câu chuyện của mình. Mè nào đang bầu bì thì mùa hè này nhớ mà chăm uống những loại nước mát dưới đây nha. Các chuyên gia đã chứng minh lợi ích như em đã nói đấy ạ. 1. Nước sâm bí đao Bí đao chứa là loại quả rất giàu nước, hàm lượng natri thấp, không chất béo. Trong 100g bí đao có khoảng 19 mg canxi, 0,4 g protid, 0,3 mg sắt cùng nhiều carotein B1, B2, B3, C,.. Sâm bí đao là một trong các loại nước mát mùa hè được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi tính ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, đồng thời nó còn được biết đến là bài thuốc trị táo, lợi tiểu hiệu quả cho các mẹ trong thời gian mang thai. Loại thức uống này không phù hợp với những người có huyết áp thấp, có cơ địa hàn. Để nấu nước sâm bí đao thơm ngon, mẹ mua khoảng 1kg bí đao, 10g thục địa, 10g lá dứa. Bí đao không gọt vỏ đem rửa sạch, cắt miếng vuông to, lá dứa rửa sạch và bó lại. Trộn hỗn hợp bí đao, thục địa, lá dứa với 2 lít nước, cho thêm ít muối đem đun lửa nhỏ. Sau khoảng 2 giờ thì lọc lấy phần nước và bỏ đường phèn nấu cho đến khi tan thì tắt bếp. 2. Trà bông cúc nhãn nhục Không chỉ là thức uống được yêu thích nhất mùa hè bởi tính thanh lọc, hạ hỏa mà loại nước mát còn giúp an thần, giảm cảm giác căng thẳng ở mẹ bầu. Mẹ cần chuẩn bị khoảng 150g bông cúc khô, 150g nhãn nhục. Đem ngâm riêng hai loại này trong 15 phút. Vớt bông cúc cho vào nồi đun sôi cùng khoảng 1,5 lít nước. Sau đó lọc lấy phần nước và trộn hỗn hợp với tô nước nhãn nhục đã ngâm. Vì vị bông cúc có tính nhẫn, khi nấu các mẹ nên cho thêm khoảng 150g đường phèn và đung đến khi sôi thì tắt bếp. Loại nước mát này có thể khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu, ngừa mụn, trị đau họng. Vị của bông cúc hơi nhẫn nên khi nấu cho thêm nhãn nhục sẽ rất ngon. Mẹ nên dùng khi còn nóng hoặc ấm sẽ ngon hơn. 3. Nước đậu xanh Một ly nước đậu xanh trong ngày hè nắng nóng là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bầu giải nhiệt đấy ạ. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, điều hòa ngũ tạng, chữa các bệnh về nhiệt,...Các mẹ rửa sạch khoảng 200g đậu xanh và pha với lượng nước vừa đủ, đem đun trong khoảng 10 phút đến khi sôi thì tắt bếp. Đậy nắp tiếp 10 phút, sau đó lọc lấy phần nước để uống. Nếu khẩu vị thích ngọt, mẹ có thể cho thêm một ít đường phèn. 4. Nước gạo lứt Trong danh sách các loại nước giải nhiệt cho bà bầu, mẹ không nên bỏ qua nước gạo lứt. Nước gạo lứt có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình thanh lọc máu, giúp bà bầu nhanh lấy lại làn da hồng hào sau sinh. Cách pha nước gạo lứt khá đơn giản, các mẹ đem rang khoảng 100g gạo lứt, đợi đến khi ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp. Sau đó, pha lượng gạo lứt này với 2 lít nước và nấu cho đến khi gạo chín mềm, các mẹ có thể cho thêm một ít muối trước khi chuẩn bị tắt bếp. Tiếp theo, mẹ lọc lấy phần nước để uống, bà bầu nên dùng nóng sẽ ngon và phát huy công dụng nhiều hơn. 5. Nước atiso lá dứa Bí quyết nấu nước mát atiso được thơm ngon, mẹ nên thêm nguyên liệu lá dứa. Đây là một trong những loại nước mát vừa giúp giải nhiệt, thanh lọc gan, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. Với món nước này, mẹ có thể uống không, ướp lạnh hoặc dùng với đá đều ngon. Để nấu món nước này, mẹ cần chuẩn bị khoảng 1 bó lá dứa, 4 bông atiso, mẹ nên chọn loại thật tươi, một ít đường phèn. Bông atiso, lá dứa đem rửa sạch và bó lá dứa thành 1 bó. Mẹ cho hai hỗn hợp này vào nồi, đổ khoảng 3 lít nước, hầm trong khoảng nửa tiếng. Sau đó tắt bếp và đậy nắp cho đến khi bong atiso mềm thì cho thêm đường phèn để nấu. Tùy theo khẩu vị của mẹ mà cho thêm ít hoặc nhiều đường phèn. 6. Nước đậu đen rang Đậu đen là giàu chất xơ, chứa nhiều protein và các loại vitamin, khoáng chất như vitamin A, chất sắt, canxi, mangan. Falvonoid có trong đậu đen là thành phần có vai trò như các chất chống oxy hóa và các chất axit béo omega 3.Nước đậu đen rang không chỉ là thức uống giúp mẹ bầu thỏa cơn khát ngày hè mà con tốt cho thai nhi nữa đấy, vừa có tác dụng bổ huyết lại giúp tăng cường sức khỏe, giải độc, giảm cảm giác lo lắng trong thời gian mang thai và nhiều lợi ích trong làm đẹp như da trắng, giữ dáng. Dễ dàng để có một ly nước đậu đen rang với các 2 bước như sau: Mẹ đem đậu đen đi rang, sau đó lấy phần đậu được rang đem nấu với nước cho đến khi hơi sắc thì lọc lấy phần nước để uống. Mẹ có thể dùng khi còn ấm để tăng giữ lại dinh dưỡng nhiều hơn hoặc dùng với đá đều được. 7. Nước râu ngô Râu ngô giàu các thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, K, C.Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật. Ngoài tác dụng đó, mẹ bầu uống râu ngô trong thời gian mang thai còn giúp chữa nhiều bệnh như sỏi đường tiết niệu, bệnh huyết áp, bệnh loãng máu, xơ gan, viêm da, viêm đại tràng, đặc biệt uống nước râu ngô còn giúp phòng bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Để pha chế nước râu ngô, mẹ rửa sạch bắp và để nguyên vỏ đem đi luộc, sau đó lọc lấy nước để uống. 8. Nước mía lau Nước mía lau là thức uống giải nhiệt vô cùng quen thuộc nhưng ít ai biết đến giá trị dinh dưỡng đối với bà bầu. Trong mía có dến 70% là lượng đường tự nhiên, mía cung cấp các protein, cacbohydrat, chất béo, gần 30 axit hữu cơ, các vitamin và khoáng chất. Theo Đông y, nước mía lau có tính ngọt, vị lạnh có tác dụng chữa nhiều bệnh. Các chuyên gia cho rằng đây là một loại thức uống lý tưởng với mẹ bầu trong những ngày hè nắng nóng. Mẹ bầu có thể bắt đầu uống từ những tháng đầu thai kỳ giúp giảm đi cảm giác lo lắng, căng thẳng và giảm đi các triệu chứng của ốm nghén. Ở những tháng giữa thai kỳ, uống nước mía còn giúp ngăn ngừa tình trang táo bón. Mẹ bầu uống khoảng 200ml/ ngày, 2 lần/ ngày trong các tháng cuối thai kỳ còn có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Mẹ có thể pha chế một ly nước mía ép thơm ngon cùng với một quả tắc hoặc có thể dùng chung với nước cam để cung cấp thêm vitamin C. Ngoài ra, nước mía cà rốt cũng là một gợi ý hay để có một ly nước mía với mùi vị độc đáo và thơm ngon hơn. 8 loại nước mát giải nhiệt trên đây bên cạnh tác dụng thanh nhiệt còn giúp phòng và chữa nhiều bệnh thường xảy ra đối với phụ nữ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, uống thường xuyên trong thời gian mang thai còn giúp người mẹ tăng nước ối dồi dào, kích thích tiết sữa trong thời gian cho con bú. Cách pha chế các loại nước mát trên đây cũng vô cùng đơn giản, tự pha và thưởng thức một trong 7 loại nước trên đây hẳn là một lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ trong ngày hè nắng nóng đấy ạ.

Khi bầu tới tuần 39, em chỉ tăng 9kg trong khi chuẩn của bà bầu là tăng từ 11 – 13kg. Trộm vía, con trai em vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, chiều cao và cân nặng lúc bé mới sinh ra đạt chuẩn luôn các mẹ ạ. Cũng may là do em uống 5 loại nước này suốt thai kỳ.

Khi bầu tới tuần 39, em chỉ tăng 9kg trong khi chuẩn của bà bầu là tăng từ 11 – 13kg. Trộm vía, con trai em vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, chiều cao và cân nặng lúc bé mới sinh ra đạt chuẩn luôn các mẹ ạ. Con em dài 53cm và nặng 3,5kg.

Điều bất ngờ là, trong lúc mang thai em khỏe re, không hề bệnh vặt gì hết cả. Các bệnh trạng thông thường hay gặp ở bà bầu như cảm cúm, táo bón, ốm nghén, chân tay phù nề... em chẳng bị “dính” cái nào cả. Bầu đến tuần 36 mà em vẫn tự phăm phăm đi làm, chạy sự kiện cho đến lúc gần đẻ luôn ạ! Mấy chị ở cơ quan ai cũng bảo số em sướng.

Thật ra, bí quyết để cả 2  mẹ con em khỏe mạnh được như vậy đều gói gọn trong các loại nước uống hằng ngày. Vừa thanh lọc cơ thể, giúp giải nhiệt, tăng sức đề kháng, lại còn cung cấp nhiều chất tốt giúp thai nhi trong bụng phát triển toàn diện cả về thể lẫn chất. Các mẹ tham khảo nhé:

[*] Lưu ý từ kinh nghiệm bản thân em nè:  Trong thời gian mang thai, em uống nhiều hơn ăn. Khẩu phần ăn của em giữ y như lúc chưa bầu. Em ăn nhiều rau xanh, hải sản, trái cây, trứng, thịt nạc, cá. Còn đồ ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ thì cũng có ăn nhưng em ăn ít lắm.

TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Uống nước cam, chanh 

- Các chất dinh dưỡng có trong nước cam: dồi dào canxi, vitamin C, axit folic, kali, …

- Lợi ích đối với mẹ bầu: nó chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng; axit folic giúp sản sinh các tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi; nhiều canxi giúp xương và răng chắc khỏe… Ngoài ra, kali trong nước cam giúp ổn định huyết áp cho bà bầu bị chứng cao huyết áp.

- Cách uống đúng: uống cam tươi vắt tốt gấp trăm lần nước đóng hộp. Nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no hay quá đói. Không nên uống nước cam vào buổi tối, và không uống quá nhiều trong một ngày. Người đang bị tiêu chảy không nên uống.

+ Em uống bắt đầu từ khi mang thai cho đến hết thai kỳ.

+ 1 tuần em uống 3 – 4 lần nước cam, mỗi lần uống 1 cốc khoảng 150ml

Uống nước mía
- Các chất dinh dưỡng có trong nước mía: đường tự nhiên 70%, giàu canxi, đồng, sắt, kali, magie, các loại vitamin A, B, C và 30 loại axit hữu cơ khác rất cần cho sự phát triển của thai nhi.

- Lợi ích đối với bà bầu: tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống các bệnh vặt hay gặp, cực tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp da. Quan trọng nhất là giảm tình trạng ốm nghén rất tốt…

- Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì làm như sau: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào [khoảng 5ml] uống 2 – 3 lần/ ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn hẳn.

- Lưu ý cho bà bầu khi uống nước mía: Vì chứa lượng đường khá cao, do đó không nên uống quá nhiều, tối đa chỉ 1 ly nhỏ/ngày. Đối với những bà bầu tăng cân nhanh, hoặc có biểu hiện của bệnh đái tháo đường thì tốt nhất không nên uống nhiều nước mía.

+ Em uống tuần ít nhất 1 lần, 1 lần uống khoảng 1 ly cối.

+ Uống tứ khi mang bầu cho đến khi sinh

+ Lúc mới mang thai nghén em đã uống mía gừng thấy bớt nghén hẳn đấy ạ!

3 THÁNG GIỮA THAI KỲ

Ngoài nước cam, nước mía em còn uống thêm nước dừa.

Uống nước dừa

- Các chất dinh dưỡng trong nước dừa: kali, canxi, vitamin A, E, axit uric…

- Lợi ích đối với bà bầu: ngăn ngừa táo bón; tốt cho đường ruột, tránh viêm đường tiết niệu, bổ sung lượng chất lỏng cho cơ thể; giảm nguy cơ sỏi thận; tốt cho nước ối; tăng cường hệ miễn dịch…

- Các bác sĩ sản khoa khuyên bà bầu nên uống 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên cần lưu ý cho các bà bầu mang thai 3 tháng đầu là nên hạn chế uống thức uống này nhé! Đặc biệt là những mẹ có tiền sử sảy thai, thai yếu hay ốm nghén nặng… Thêm nữa là không nên uống nước dừa khi cơ thể các mẹ đang cảm thấy mệt mỏi!

+ Em bắt đầu uống nước dừa khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, uống 2 – 3 lần/tuần. 1 lần là một trái dừa xiêm nhỏ chặt ra lấy nước. Các mẹ lưu ý mua dừa vỏ còn xanh, đừng lấy dừa đã gọt vỏ trắng hếu nhé!

+ Em uống từ tháng 4 cho đến lúc gần sinh.

3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Ngoài nước cam, mía, dừa em còn uống thêm nước bí đao hoặc ăn canh nấu lên đều tốt ạ. Vì những tháng cuối, thai to nên dễ gây chèn ép các mạch máu khiến chân tay hay phù nề. Em uống nước bí đao + ăn canh nên không hề thấy hiện tượng này xảy ra. [Cũng có thể do cơ địa em ạ!]

Uống nước bí đao

- Lượng chất dinh dưỡng trong bí đao: photpho, canxi, sắt và nhiều loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, C…

- Lợi ích với bà bầu: thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng… Đặc biệt, những mẹ bầu bị phù chân ăn bí đao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.

+ Em bắt đầu uống khi bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ. Uống nước này không chỉ giúp lợi tiểu, hạn chế phù nề mà còn giúp giữ cân nặng ổn định.

+ 1 tháng em uống 1 – 2 lần thôi ạ! 1 lần khoảng 1 cốc nhỏ.

Ngoài các loại nước trên thì ngày nào em cũng uống nhiều nước lọc. Khi mang thai, nếu không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể dễ gặp tình trạng nguy hiểm như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, táo bón, chuột rút, hay ngất… Đặc biệt trong 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể bị sinh non nếu cơ thể thiếu nước. Đây là đó là lý do em uống nước nhiều hơn ăn đấy ạ!

MỘT SỐ LƯU Ý KHI UỐNG NƯỚC

Lượng nước bà bầu nên uống mỗi ngày là khoảng 3 lít [bao gồm nước trái cây, canh, sữa, nước lọc…]. Tuyệt đối tránh xa trà, cà phê, nước có ga vì chúng sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn đấy ạ!

Để biết lượng nước nạp vào cơ thể có đủ không, các mẹ có thể kiểm tra màu nước tiểu: nước tiểu sẽ có màu sậm nếu cơ thể bị thiếu nước, ngược lại nước tiểu trong là lượng nước trong cơ thể mẹ đã đủ.

Chia sẻ: Dangvi2010

----------------------

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:

>> Cách trị ngứa và hôi vùng kín sau sinh đúng 3 ngày khỏi hẳn

>> Top 7 loại mỹ phẩm đã tốt lại còn rẻ từ xưa cho tới nay

>> Mẹo nuôi con thành thần đồng khoa học đã chứng minh chính xác tới 80%

bichngoc

28/08/2016

Video liên quan

Chủ Đề