Cách lắp thẻ nhớ máy ảnh vào máy tính

Hãy nghe theo lời khuyên của chuyên gia, nếu bạn không muốn phải “khóc dở mếu dở” với những sự cố liên quan đến thẻ nhớ máy ảnh.

Thẻ nhớ máy ảnh là tài sản vô cùng quan trọng

Bên cạnh ống kính, thân máy, thì thẻ nhớ cũng là một thứ rất quan trọng, vì tất cả ảnh bạn chụp đều được lưu trong đó. Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng thẻ nhớ máy ảnh đúng cách. Bạn sẽ không muốn vì thẻ nhớ hỏng mà tiếc đứt ruột một chuyến đi chơi xa, hay phải đền bù hợp đồng đúng không nào?

Sử dụng thẻ đúng cách sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ thẻ nhớ máy ảnh, không phải lo lắng hỏng hóc, mất mát dữ liệu. Và sau lần òa khóc vì mua phải thẻ nhớ máy ảnh giả, lần này 50mm Vietnam gửi tới các bạn những lưu ý để sử dụng thẻ nhớ máy ảnh đúng cách dựa trên những kinh nghiệm của cựu giám đốc Marketing Jeff Cable của hãng Lexar – một trong những nhà sản xuất thẻ nhớ nổi tiếng nhất.

Thẻ nhớ Lexar 128GB

Trong con mắt phần lớn người dùng, thì thẻ nhớ máy ảnh chỉ là 1 miếng nhựa với vài mảnh kim loại bên trong. Tuy nhiên, bên trong là hệ thống vi mạch vô cùng phức tạp và chất lượng thẻ nhớ và tốc độ đọc-ghi sẽ được quyết định bởi hệ thống vi mạch đó.

Trong thẻ nhớ có một thứ là File Allocation Table, hay FAT Table. Nếu coi thẻ nhớ máy ảnh là một cuốn sách thì FAT Table là mục lục. Dù bạn có xé tờ mục lục đi thì nội dung sách vẫn còn nguyên đó. Nghĩa là khi bạn format thẻ, dữ liệu vẫn không hoàn toàn bị mất đi, mà chỉ là bạn xóa FAT đi thôi. Ảnh chỉ mất đi hoàn toàn khi bạn tiếp tục chụp, dữ liệu mới sẽ được ghi đè lên dữ liệu cũ. Đó là lí do mà bạn có thể sử dụng Image Rescue của Lexar, Rescue Pro của SanDisk hay các phần mềm tương tự nhằm khôi phục lại dữ liệu ngay sau khi bạn đã format thẻ nhớ của mình, tuy nhiên ghi đè lên rồi thì hơi rắc rối đấy nhé!

Những lưu ý khi sử dụng thẻ nhớ máy ảnh

1 – Đừng xóa ảnh trong thẻ bằng máy ảnh

Điều này nghĩa là bạn đừng nên xóa từng ảnh một bằng máy ảnh. Jeff thấy nhiều người, ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng làm việc này, và nó thực sự không tốt. Máy ảnh của bạn rất tốt để dùng chụp ảnh nhưng không “giỏi” trong việc quản lý dữ liệu.

Việc xóa ảnh sẽ làm cho FAT Table trở nên hỗn độn. Nên bạn hãy dừng việc này lại, bây giờ thẻ nhớ máy ảnh dung lượng lớn có giá khá rẻ, bạn có thể mua thêm và cắm vào máy khi thẻ đang dùng đã đầy. Sau khi bạn đã copy ảnh vào máy tính, hãy format thẻ để dùng tiếp.

2 – Format thẻ bằng máy ảnh, không phải bằng máy tính

Jeff thấy một vài trang web khuyên người dùng hãy định dạng lại thẻ bằng máy tính tuy nhiên việc này hết sức “nguy hiểm”. Bạn nên format thẻ bằng máy ảnh mà bạn dùng. Jeff đang sử dụng Canon EOS-1D X/1D X Mk II, Canon EOS 5D Mk III/5D Mk IV, và khi cắm thẻ trên máy nào thì ông format thẻ trên máy đấy trước khi chụp. Không bao giờ Jeff định dạng thẻ bằng máy này rồi đem cắm sang máy khác để dùng, mặc dù thẻ vẫn hoạt động, nhưng tiềm ẩn nguy cơ lỗi trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, ông cũng thấy nhiều người format thẻ bằng máy Canon rồi đem qua máy Nikon dùng, việc này lại càng không nên, vì các máy khác nhau hoạt động theo thiết kế của từng hãng.

3 – Sao chép dữ liệu ra máy tính và “định dạng” thẻ trước buổi chụp

Sau khi đi chụp về, bạn hãy copy thẻ ra máy tính, tiếp theo hãy format thẻ, việc này sẽ giúp bạn đưa thẻ về trạng thái “sạch sẽ” trước mỗi buổi chụp tiếp theo.

4 – Sử dụng đầu đọc thẻ tốt

Ông kể rằng không biết bao nhiều lần ông biết được những trường hợp người dùng sử dụng thẻ nhớ máy ảnh rất tốt, cắm trong các thân máy cao cấp cả ngàn USD và cắm nó vào đầu đọc rẻ tiền. Khi còn làm ở Lexar, Jeff luôn nhận được nhiều câu hỏi về việc mất, hỏng dữ liệu, dù thẻ cực tốt. Và ông luôn đặt câu hỏi về nhãn hiệu đầu đọc mà họ sử dụng, câu trả lời là đầu đọc không có nhãn hiệu tin cậy. Do trong thẻ có rất nhiều vi mạch phức tạp, nên việc sử dụng đầu đọc không rõ nguồn gốc có thể “giết” thẻ của bạn.

Cá nhân một vài staff ở 50mm Vietnam đang sử dụng một số loại đầu đọc thẻ có chất lượng khá tốt như:

5 – Đừng sử dụng thẻ nhớ đến khi đầy hẳn

Mặc dù thẻ nhớ là thiết bị công nghệ hiện đại, bền bỉ, tuy nhiên sử dụng đến khi thẻ đầy không phải là ý hay, vì có thể nó sẽ làm thẻ hoạt động không được “trơn tru” như bình thường. Jeff ưa thích việc sử dụng thẻ có dung lượng lớn vì sẽ không phải lo thẻ mau đầy. Bản thân ông khi sử dụng ổ cứng cũng chỉ dùng tới 90% rồi chuyển sang dùng ổ khác.

6 – Không rút thẻ nhớ khỏi máy, đầu đọc thẻ trong khi thẻ đang được đọc hay ghi dữ liệu vào

Việc rút đột ngột khi dữ liệu đang được ghi vào hoặc truy xuất ra từ thẻ nhớ có thể gây mất dữ liệu, lỗi thẻ… Khi đang đọc – ghi thì đèn báo ở máy sẽ sáng, thế nhưng Jeff  cũng không tin tưởng hoàn toàn vào đèn báo này. Ông luôn chờ thêm cả chục giây sau khi đèn tắt, để chắc chắn rằng dữ liệu đã được lưu lại rồi mới rút thẻ ra.

7 – Sử dụng tính năng ghi song song nếu máy bạn có 2 khe cắm thẻ nhớ

Việc sử dụng tính năng ghi dữ liệu song song nếu máy bạn có 2 khe cắm thẻ sẽ giúp bạn yên tâm hơn, phòng khi ảnh ở một thẻ bị lỗi.

8 – Sử dụng thẻ của các hãng có tiếng

Ông luôn sử dụng thẻ Lexar, tuy nhiên đây không chỉ là nhãn hiệu uy tín duy nhất. Những kỷ niệm quý giá hay uy tín của bạn đều nằm ở thẻ nhớ máy ảnh, thế nên hãy sử dụng thẻ từ các nhãn hiệu nổi tiếng như SanDisk, Lexar

Việc đầu tư thẻ nhớ máy ảnh có chất lượng có thể tốn kém khá nhiều tiền của bạn, tuy nhiên bạn sẽ được đảm bảo lâu dài về chất lượng, sản phẩm của bạn sẽ được bảo vệ. Thật tồi tệ nếu như bạn sử dụng những thân máy và ống kính đắt tiền và ghi lại dữ liệu vào 1 thẻ rẻ tiền. Điều này thậm chí tệ hơn nhiều việc cắm thẻ vào đầu đọc không nhãn hiệu.

Ngoài ra, còn có một số hiểu nhầm khác về thẻ nhớ mà Jeff kể ra ở đây:

  • Nếu bị rơi xuống nước, thẻ nhớ sẽ bị mất hết dữ liệu? Hoàn toàn không, vì thẻ nhớ máy ảnh sử dụng bộ nhớ thể rắn. Vậy nên sẽ chẳng có gì bị mất mát, và bạn vẫn có thể hồi phục được. Do đó, khi rơi vào nước, chỉ cần nhanh chóng làm khô thẻ nhớ.
  • Bạn nhất định phải sử dụng các túi đựng thẻ? Điều này cũng không thật sự cần thiết, vì bản thân Jeff cũng thường vứt chúng lung tung trong balo, dù ông có ThinkTank Pixel PocketRockets.

Tạm kết

Đọc xong bài này, chắc hẳn sẽ có một cơ số độc giả của 50mm Vietnam giật mình vì trước giờ “đối xử không tốt” với thẻ nhớ máy ảnh của mình, và vài bạn có thể đã nhận được bài học khá “đắng lòng” vì sự cẩu thả và thiếu hiểu biết của bản thân. Chính tôi cũng từng mang thẻ dùng trên máy Canon rồi cắm sang máy Nikon, thật may mắn là chưa có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, không nên làm vậy đến lần thứ 2, vì chắc chắn sẽ có ngày xảy ra “tai nạn”.

Ngoài những điều cựu giám đốc Lexar khuyến cáo chúng ta, thì tôi có thêm một vài điều khác là bạn hãy chọn Safely Remove Hardware and Eject Media trước khi rút thẻ nhớ ra khỏi máy tính, đừng lười vài giây mà rút thẻ ra ngay làm gì.

Thứ hai là cũng đừng tiếc tiền không mua đầu đọc thẻ mà cắm trực tiếp vào máy tính để bàn, vì nguồn điện 220V sẽ gây nguy hiểm cho máy ảnh. Bạn có thể tiết kiệm một vài trăm ngàn cho đầu đọc nhưng đổi lại sẽ thiệt hại tới hàng triệu bạc vì nguồn điện cao thế phá hỏng mạch điện tử của máy ảnh. Trường hợp hỏng máy vì kết nối trực tiếp vào máy tính bàn không phải là hiếm nữa mà đã có tiền lệ khá nhiều. Nếu muốn kết nối, hãy cắm vào với laptop, nhưng lap không được nối vào nguồn điện.

Hi vọng với những lưu ý trên, từ giờ các bạn đã biết cách “bảo vệ” chiếc thẻ nhớ máy ảnh quý giá của mình rồi.

Đừng quên theo dõi website của 50mm Vietnam để cập nhật những kiến thức nhiếp ảnh bổ ích và những thông tin, sự kiện mới nhất nhé! Cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để “hóng” thêm tin tức nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề