Cách nuôi chòe lửa bổi mau hót

Nổi tiếng với giọng hót hay và vẻ ngoài đẹp thì chim chích chòe ngày càng dành được sự yêu mến của những nhà chơi chim. Tuy nhiên, đối với những chú chích chòe bổi vừa mới bẫy về được thì cách chăm sóc chúng sẽ có nhiều sự khác biệt. Và để hiểu rõ được cách chăm sóc chúng như thế nào cho đúng cách thì bạn hãy đọc bài viết này nhé!

Loài chích chòe có rất nhiều loại nhưng ở Việt Nam phổ biến 2 loại nhất đó là loài chích chòe than và chích chòe lửa. Sở hữu giọng hót khiến vạn người mê thì chích chòe được rất nhiều bẫy về để nuôi. Cách chăm sóc với những chú chim bổi này có nhiều sự khác biệt. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc.

Bạn đang xem: Cách thuần chích chòe lửa bổi


Cách nuôi và chăm sóc chim Chích Chòe bổi


Phụ Lục Bài Viết

 1. Chích chòe than bổiChích chòe lửa bổi

Theo kinh nghiệm của những người chơi chim lâu năm thì thời gian thích hợp nhất cho việc nuôi chim bổi sẽ là từ tháng 9 âm lịch cho đến giữa tháng 3 năm sau. Đó là thời điểm rất thích hợp để nuôi chim bổi, vì ngoài thời gian này thì chim bắt đầu sinh sản, thay lông sức lực của chúng sẽ yếu nên nguy cơ để sống là rất thấp. 

1.1 Cách lựa chọn chích chòe than bổi

Nếu không phải bạn bẫy chim ngoài tự nhiên mà bạn đi mua chim bổi ngoài tiệm thì bạn hãy lựa chọn cho mình một chú chim tốt nhất. Về hình dáng thon dài, hay màu lông, trống mái,… của chim thì tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng điều cần lưu ý khi chọn chích chòe than bổi là bạn phải nhận diện được tình trạng của nó.

Những chúc chích chòe bổi bị nhốt trong lồng nuôi tập thể thì bạn hãy chọn những chú chim linh hoạt, nhảy nhiều. Điều này chứng tỏ chim vừa được đưa về khoảng 1 đến 3 ngày và lúc này thì sức khỏe của chim còn tốt. Và việc chăm sóc cho một chú chim có sức khỏe tốt sẽ đỡ vất vả cho bạn hơn rất nhiều.

Nếu được chủ tiệm cho phép thì tốt nhất là bạn nên bắt những chú chim bạn ưng ý ra lồng để quan sát thay vì chọn ngay trong lồng. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bạn quan sát được kỹ hơn và chọn được một chú chim tốt nhất cho mình. Nhưng ở một số cửa hàng hay ngoài chợ thì điều này ít được người bán cho phép. 

Đối với những chú chích chòe than bổi thì khi bạn đứng gần thì chim sẽ rất hoảng loạn nên chúng thường nhảy nhiều. Việc này sẽ làm khó khăn cho bạn trong khi lựa chọn một chú chích chòe than có sức khỏe tốt. Vì vậy bạn hãy đứng cách xa lồng chim một chút để dễ bề quan sát chúng. 

Ngoài ra thì bạn có thể nhận diện một chú chích chòe than bổi khỏe hay không qua các đặc điểm khác. Đầu tiên là chim phải lành lặn và không bị dị tật. Ở chích chòe than bổi những dị tật thường gặp đó là cụt móng, mờ mắt,… và với những chú chim bẫy về bạn phải để ý xem chúng có bị trầy xước, gãy cánh hay không. 

Bên cạnh đó là các tiêu chí về bên ngoài như lông chim. Vì màu sắc của lông chim là yếu tố cơ bản để thể hiện sức khỏe của chim bổi. Một chú chích chòe than bổi có sức khỏe tốt thì lông của chúng phải sáng, có chút ánh biếc đặc biệt phải ôm sát vào thân nó. 

Tiếp đến là bạn hãy kiểm tra hậu môn của chim. Một chú chim mà hậu môn có dính phân trắng thì đón chính là dấu hiệu để bạn thấy rằng sức khỏe của chú chim đó không được tốt. Những chú chim này có nguy cơ cao là đang bị bệnh và rất dễ chết. Vì vậy bạn hãy từ bỏ một chú chim như thế dù nó có một vẻ ngoài đẹp.

Ngoài ra, đối với những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm thì họ còn quan sát về phần ức của chim. Một chú chim khỏe mạnh thì phần ức của nó sẽ lớn, đầy đặn. Ngược lại một chú chim ức có gờ, xơ 2 bên thì chứng tỏ nó ốm và suy yếu. 

Khi bạn đã chọn được một chú chim đẹp, sức khỏe tốt thì bước đầu cho việc chăm sóc chim bổi đã thành công. Tiếp đến là những bước sau để có một chú chích chòe than đẹp mã, hót hay.


Ngắm nhìn vẻ đẹp của chim Chích Chòe than


1.2 Chuẩn bị lồng nuôi

Việc đầu tiên khi bắt chích chòe than bổi về là chuẩn bị lồng nuôi cho nó. Với những chú chích chòe than bổi thì việc lựa chọn một cái lồng phù hợp cho nó là rất quan trọng. Vì sống ngoài tự nhiên được một thời gian nên việc chọn một chiếc lông có không gian thoải mái cho chúng là rất qua trọng. 

Hiện nay, lựa chọn cho chích chòe than bổi một chiếc lồng có từ 53 đến 56 nan đang được ưa chuộng nhất. Và đặc biệt thì những chiếc lồng có nan kép trên nóc và toàn bộ lồng là cách lựa chọn tốt nhất. Khoảng cách giữa 2 nan kép với nhau là khoảng 1cm. Với một chiếc lồng nan kép như vậy thì sẽ giảm thiểu tối đa thương tích cho chích chòe than bổi. 

Trong thời gian đầu thì chích chòe than bổi thường rất hay bay nhảy nên việc bị trầy xước là một điều bình thường. Bên cạnh chuẩn bị một chiếc lồng nan kép thì bạn hãy chuẩn bị cần đậu cho chim. Tốt nhất thì đối với cành đậu bạn hãy chuẩn bị một chiếc cành đậu với đường kính từ 1 đến 1,5cm.

Đối với cóng nước để trong lồng thì bạn nên sử dụng loại bằng sành hoặc thủy tinh. Bạn nên tránh chọn những chiếc cóng bằng nhựa có bán trên thị trường. Vì cóng nước bằng nhựa có vẻ là nhẹ và rẻ tiền hơn nhưng nó sẽ làm rách chân của những chú chim bổi khi nó đậu trên hay bay nhảy. 

Bên cạnh đó, trong thời gian đầu chích chòe than bổi rất hay nhảy nên bạn hãy tránh để những vật sắc nhọn trong lồng của chim. Việc này sẽ tránh những thương tích không đáng cho chú chim của bạn.

1.3 Thức ăn cho chích chòe than bổi

Thức ăn là một điều quan trọng trong việc quyết định đến sức khỏe cũng như giọng hót của chích chòe than bổi. Nếu bạn không cung cấp đủ thức ăn hay là thức ăn kém chất lượng, không đủ chất dinh dưỡng thì chim sẽ dần suy yếu và có nguy cơ sẽ chết.

Xem thêm: Tuổi 37 Có Làm Nhà Được Không, Cần Lưu Ý Những Gì Khi Làm Nhà Ở Tuổi 37

Côn trùng chính là món khoái khẩu của chích chòe than . Nên đối với chim bổi vừa mới bắt về thì bạn cũng nên bổ sung những loại thức ăn này cho chim. Bạn có thể cho chích chòe than ăn các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, kiến,… Chích chòe than là một loài ăn rất khỏe. Tùy vào con mà nó có thể ăn từ 50 đến 70 con cào cào.

Bên cạnh đó thì bạn cũng nên cho chích chòe than ăn một số loại hoa quả chín như chuối, ca chua, cam… Tuy nó có thể ăn rất nhiều thức ăn tươi hay hoa quả nhưng bạn cũng cần phải bổ sung thêm cám để bổ sung chất dinh dưỡng và khoáng chất cho nó.

Đối với chích chòe than thì món khoái khẩu của nó vẫn chính là đậu phộng trộn với trứng. Nếu bạn là một người bận rộn không có nhiều thời gian để chăm trộn thức ăn cho nó thì bạn cũng có thể mua thức ăn chuyên biệt dành cho chích chòe than ngoài cửa tiệm.

Chích chòe than là một loài khá háu ăn nhưng nếu thức ăn lạ miệng thì chúng cũng sẽ biếng ăn hơn. Vì vậy bạn hãy dành chút thời gian để có thể điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cho chúng để chim có thể khỏe mạnh nhé!

Chim Chích Chòe một năm sẽ thay lông 1 lần. Hãy cùng tìm hiểu chế độ chăm sóc chim Chích Chòe thay lông giúp chim khỏe mạnh và căng lửa sau khi thay xong nhé!

Chích chòe lửa bổi

Cũng như những loài chim khác thì chích chòe bổi khi mới bắt về thường khác là nhút nhát. Nhưng chỉ cần bạn bỏ ra một ít thời gian để chăm sóc thì sau một thời gian bạn sẽ có ngay một chú chim tốt. Vì vậy, bạn hãy chú ý để chăm sóc chúng tốt nhé!


Chim Chích Chòe lửa với bộ lông đuôi dài vót


2.1 Thức ăn cho chích chòe lửa bổi

Khác với chích chòe than thì thức ăn của chích chòe lửa sẽ không tốn kém bằng. Dù có phần ăn ít hơn chích chòe than nhưng khẩu phần ăn của chích chòe lửa cúng đa dạng như chích chòe than vậy. Nhưng đặc biệt ở một số chú chích chòe lửa bổi thì chúng không biết ăn đậu phộng trộn trứng.

Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì việc này bạn có thể tập từ từ cho chúng. Vào những ngày đầu bạn hãy lấy ít bột đậu phộng trộn chung với sâu tươi hoặc bột sâu khô để cho chim ăn. Sau một thời gian chim đã quen với mùi đậu phộng thì bạn có thể bắt đầu cho chích chòe lửa ăn bột đậu phộng trộn chung với trứng rồi.

Dù là loài chim nào cũng vậy, khi thay đổi chế độ ăn thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chim. Mỗi khi bạn thay thức ăn cho chích chòe lửa là những lần đó chim sẽ bị thay lông. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ khi thay thức ăn cho chúng và phải chọn thức ăn kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. 

2.2 Chọn lồng cho chích chòe lửa bổi

Sở hữu một cái đuôi khá dài nên khi chọn lồng cho chim bạn nên chọn một chiếc lòng khá rộng để chim có thể thoải mái bay nhảy. Tốt nhất là bạn nên chọn một chiếc lồng có 72 nan, đường kính của lồng khoảng 35cm và chiều cao ít nhất cũng phải là 60cm. Bên cạnh đó bạn hãy chọn chiếc lồng làm bằng tre hoặc mây.

2.3 Cách tắm cho chích chòe lửa bổi

Đối với một chú chích chòe lửa bổi vừa mới bẩy hay mua về thì bạn đều không nên tắm cho chúng. Vì lúc này sức khỏe của chúng khá yêu và chúng cũng đang rất nhát và hoảng loạn. Đợi đến khi chim khỏe mạnh hơn thì bạn có thể bắt đầu tắm cho chúng.

Việc tắm cho chích chòe lửa bạn cần thực hiện một cách đều đặn và thường xuyên. Bạn cần tập cho chúng cách để chúng tự tắm. Đầu tiên bạn hãy để vào lồng một khay nước, sau đó để vào đó thêm một vài con sâu vào lồng [ nhớ không để sâu vào khay nước]. Cuối cùng là bạn hãy treo lồng ở nơi có ít người qua lại. 

Sau 2 đến 3 ngày bạn thực hiện việc này thì chim sẽ tự vào khay để tắm. Sau khi chim tắm nước xong thì bạn nên cho cho chim tắm nắng [nếu nắng gắt thì hãy treo ở bóng râm] để chim có thể rỉa cho khô lông. Bạn hãy cho chim tắm nắng khoảng 20 đến 30 phút thì có thể đưa chim vào. 

Khi mới bắt về thì chim có thể xuất hiện một số đốm trắng trên đầu nhìn như bụi hoặc gàu. Việc này sẽ không ảnh hưởng lớn đến chim nhưng về lâu dài thì sẽ không tốt cho nó. Khi chim có những biểu hiện đó thì bạn nên cho chim tắm thường xuyên hơn. Khi lấy nước cho chim tắm thì bạn hãy bỏ vào đó một ít muối. 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách để chăm sóc chích chòe than và chích chòe lửa bổi. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đem lại bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho những chú chích chòe bổi của mình. Chúc bạn có một chú chích chòe khỏe mạnh, đẹp mã và hót hay.

Video liên quan

Chủ Đề