Cách phát âm chữ L và N trong tiếng Việt

Sau bài viếtHà Nội 10 năm sửa ngọng 'l, n' chưa thành công, tôi cho rằngcách phát âm "l, n" là nét đặc trưng của miền Bắc, không phải là nói ngọng. Giống với trường hợp "v/ d" ở miền Nam vậy.

Một âm thanh của một chữ cùng thứ tiếng và có cùng nghĩa có thể được phát âm khác đi, tạo nên sự đa dạng của âm ngữ trong giao tiếp và làm giàu bản sắc của ngôn ngữ đó.

Tuy nhiên, tại sao khi ta nghe một âm thanh từ ai đó khác với cách chúng ta tạo ra nó lại cảm thấy "trái trái" hay "sai sai"?

Vì ta so sánh nó với cách ta nói và nghe hằng ngày. Nhưng rõ ràng, xét ở phạm vi trong cộng đồng đó, cách phát âm đó lại được chấp nhận vô thức, nếu không muốn nói là đúng.

>> Xem thêm: Đánh vần c/k/q là 'cờ' đem lại nhiều rắc rối hơn là lợi ích

Lấy ví dụ xa hơn như trong tiếng Anh, chữ important có ba cách phát âm.

Cách thứ nhất, người nói sẽ giữ nguyên /t/. Cách thứ hai, họ sẽ phát âm /t/ thành /d/. Cách thứ ba, âm /t/ bị nuốt.

Tạm lấy ví dụ theo một từ trong tiếng Việt sẽ có thứ tự phát âm là tần, đần, và ần.

Một số bạn đi học được thầy cô chỉ cách thứ nhất, khi nghe bạn khác phát âm cách hai hay ba, thì cho là sai, thậm chí chế giễu này nọ. Những bạn này ra đời, đi làm, tới nhưng nơi mới, những nền văn hóa mới, và được nghe cách hai, cách thứ ba, cuối cùng thì nhận ra rằng tất cả đều đúng.

Theo tôi, ta không nhận định đó là nói ngọng, mà chỉ là tiếng vùng miền, và nó chấp nhận được. Ở trường hợp nêu trên, "vùng miền" này rất lớn, cộng đồng phát âm "l, n"ngược rất lớn, lên đến hàng triệu người.

Vậy hãy đơn giản hóa là đúng đi. Chỉ đối với người của công chúng hoặc bất kỳ cá nhân nào [và cả những bạn đang học một ngoại ngữ, tiếng Anh chẳng hạn] muốn người nghe dễ nghe dễ hiểu thì sửa lại có lẽ là điều nên làm.

>>Chia sẻ bài viết của bạntại đây

Kiên Hoàng

Đánh vần c/k/q là 'cờ' và những nhầm lẫn đáng tiếc của các thế hệ người Việt
Dạy đánh vần k/c/q là 'cờ' và thái độ phê phán cái mới

Video liên quan

Chủ Đề