Cách phối màu đẹp trong Excel

PHỐI MÀU CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Home
/
Tin mới
/
PHỐI MÀU CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Posted on Tháng Ba 21, 2020Tháng Tư 18, 2021
Posted in Tin mới

Mục lục

  • Màu sắc có quan trọng không?
  • Bánh xe màu sắc bạn đã biết chưa?
  • HỆ MÀU CMYK VÀ RGB
    • 1, CÙNG TÌM HIỂU VỀ HỆ MÀU CMYK
    • 2, HỆ MÀU RGB LÀ GÌ NHỈ?
  • Có những cách phối màu nào?
    • 1, Sử dụng màu tương đồng Analogous
    • 2, Phối màu đơn sắc Monochromatic
    • 3, Áp dụng tam giác đều Triadic
    • 4, Những màu đối xứng trực tiếp Complementary
    • 5, Phối màu bổ túc bộ 4 Compound complementary

Hẳn ai cũng nghĩ rằng việc lựa chọn màu cho bản thiết kế sẽ phụ thuộc vào mắt thẩm mĩ của designer. Ấy vậy mà, sự thật không phải thế! Luôn luôn tồn tại những quy tắc ngầm về phối màu mà mọi nhà thiết kế đều hiểu và làm theo. Trong bài viết này, Jovis xin chia sẻ với bạn một số quy tắc phối màu căn bản nhé!

Màu sắc có quan trọng không?

Hẳn ai cũng biết màu sắc có ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta như thế nào. Màu đỏ khiến chúng ta cảm thấy đói. Màu xanh tạo cho chúng ta cảm giác tin tưởng. Đối với màu đen, chúng ta lại cảm nhận được sự huyền bí và sang trọng. Bạn có biết câu chuyện về màu vàng không? Nó khiến người xem cảm thấy vô cùng khó chịu! Đó là lý do các hãng máy bay tránh sử dụng màu này.

THAM KHẢO THÊM :

Ý nghĩa màu sắc phần I

Ý nghĩa màu sắc phần II

Ý nghĩa màu sắc phẩn III

Chính vì vậy, việc lựa chọn màu sắc phù hợp cho ấn phẩm truyền thông của bạn sẽ đem đến sự hiệu quả không ngờ. Đến với phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về màu sắc nhé:

Bánh xe màu sắc bạn đã biết chưa?

Dù là nhà thiết kế chuyên nghiệp hay biết chút ít về thiết kế, bạn đều đã nghe qua về khái niệm bánh xe màu sắc.

Bánh xe màu sắc được sáng tạo và phát triển bởi Newton. Thuật ngữ bánh xe màu sắc được sử dụng để chỉ một vòng tròn gồm 12 màu khác nhau. Chúng gồm 3 màu cấp I, 3 màu cấp II và 6 màu cấp III.

Khi kết hợp cặp màu cấp I, ta sẽ có màu cấp II. Để ra màu cấp III, chúng ta chỉ cần kết hợp cặp màu cấp I và cấp II.

HỆ MÀU CMYK VÀ RGB

1, CÙNG TÌM HIỂU VỀ HỆ MÀU CMYK

Từ CMYK [hay đôi khi là YMCK] là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:

C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ.

M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sẫm.

Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là vàng.

K=Key [trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ b đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam [blue] trong mô hình màu RGB.

Wikipedia-

Nguyên lí làm việc hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng. Những màu sắc mà chúng ta thấy là sự phản xạ ánh sáng từ nhiều nguồn sáng khác nhau chiếu tới. Như tên gọi của mình màu trừ CMYK sẽ loại đi ánh sáng đi từ ánh sáng gốc để tạo ra các màu khác nhau. Khi Cyan, Magenta, Yellow kết hợp sẽ tạo ra Key màu đen.

CMYK được sử dụng nhiều trong in ấn các sản phẩm như CV, name card,

2, HỆ MÀU RGB LÀ GÌ NHỈ?

Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ [red], xanh lục [green] và xanh lam [blue], là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.

Wikipedia-

Khác với màu trừ, RGB là màu cộng. Hệ RGB làm việc theo nguyên lý bổ sung ánh sáng. Nghĩa là các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn màu gốc.

RGB được sử dụng nhiều trong hiển thị vật trên TV, điện thoại, máy tính,

Có những cách phối màu nào?

1, Sử dụng màu tương đồng Analogous

Màu tương đồng là những màu nằm cạnh nhau trên vòng tròn thuần sắc. Bạn có thể sử dụng phương pháp này khi không cần tạo sự tương phản cho ấn phẩm.

2, Phối màu đơn sắc Monochromatic

Trong thiết kế, màu đơn sắc được kết hợp với nhau để tạo ra khi bạn cần một ấn phẩm có màu dễ chịu cho người xem, không quá phức tạp trong cách thể hiện nội dung. Cùng tham khảo hình minh họa dưới nhé!

3, Áp dụng tam giác đều Triadic

Triadic được xem là cách phối màu an toàn nhất! Cách phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc trong vòng tròn và tạo nên tam giác đều. Chính vì sự an toàn của mình, nên đôi lúc kiểu phối màu tạo cho người xem cảm giác thiếu sáng tạo.

4, Những màu đối xứng trực tiếp Complementary

Phương pháp này được áp dụng cho các màu ở vị trí đối nhau trực tiếp trên vòng thuần sắc; Khác với kiểu phối màu tương đồng, cách phối màu này sẽ tạo nên độ tương phản cao.

5, Phối màu bổ túc bộ 4 Compound complementary

Được xem như cách phối màu khó nhất, kiểu phối màu này dành riêng cho những nhà thiết kế nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể chọn 4 màu đối xứng nhau đối xứng nhau trên vòng tròn sao cho chúng tạo với nhau hình chữ nhật.

THAM KHẢO THÊM: CÁCH PHỐI MÀU TẠI ĐÂY

Qua bài viết trên, JOVIS ACADEMY hi vọng bạn đã phần nào hiểu rõ về những cách kết hợp màu. Tuy nhiên, việc nắm bắt về cách phối màu chỉ là một phần nhỏ trong thiết kế. Bên cạnh phối màu, bạn cũng cần có hiểu biết về font, shape, Hãy đăng kí học PowerPoint ngay tại JOVIS ACADEMY để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Share this post

Video liên quan

Chủ Đề