Cách sử dụng cặp sách

Mua được chiếc balo đẹp, thời trang không phải là việc quá khó thế nhưng sử dụng balo đúng cách thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cho rằng chỉ cần cho đồ vào balo và đeo trên lưng là xong thì rõ ràng bạn đang suy nghĩ sai lầm. Bởi nếu đeo balo không đúng bạn rất dễ bị rơi vào tình trạng đau mỏi lưng, vai, cổ thậm chí nếu lâu dài các bệnh về cong vẹo cột sống sẽ xuất hiện.

Vậy đeo balo đúng cách như thế nào?

HTDkids chia sẻ với các bạn những lưu ý như sau để vừa có thể đeo balo một cách nhẹ nhàng vừa an toàn cho sức khỏe.

1. Không đeo balo quá nặng.

Theo khuyến nghị của các nhà khoa học Hoa Kì, thì trọng lượng tối đa của balo [bao gồm cả đồ đạc] không nên vượt quá 20% trọng lượng cơ thể. Tối ưu ở mức 10% mà thôi. Ví dụ một đứa trẻ nặng 20kg thì chỉ nên đeo balo nặng khoảng 2kg là tốt nhất và tối đa là 4kg.

2. Đeo balo bằng cả 2 quai ở 2 bên vai

Luôn luôn đeo balo bằng cả hai quai và để balo ở sau lưng. Không đeo lệch 1 bên quai hay đeo trước ngực sẽ khiến cột sống và các cơ bị mất cân bằng, phải làm việc quá sức.

Không đeo balo lệch một bên vai hay đeo trước ngực

3. Xếp đồ theo quy tắc nặng trong, nhẹ ngoài

Phân bố đồ trong balo theo quy tắc: đồ nặng nhất để sát vào lưng, đồ nhẹ hơn để ở xa. Nếu balo có nhiều ngăn, hãy chia đồ đều các ngăn, không để lệch đồ nhất là với các ngăn 2 bên hông của balo.

Nếu có thể hãy lèn chặt đồ đạc để chúng không rung lắc, xô lệch, va đập khi di chuyển.

Sắp xếp đồ đạc theo quy tắc và điều chỉnh quai đeo để balo ôm sát lưng

4. Quai đeo phải được điều chỉnh hợp lý

Luôn điều chỉnh 2 quai đeo vai để balo ở vị trí tối ưu nhất. Phần đỉnh của balo ngang vai và ngay dưới gáy. Phần đáy của balo ngang hông hoặc cao hơn hồng chừng 5cm. Nếu có quai đeo trước ngực và bụng thì hãy sử dụng chúng. Nó sẽ giúp balo nằm yên tại đúng vị trí mà bạn đã sắp đặt. Hạn chế tối đa xô lệch sang 2 bên hay làm tụt 2 quai đeo vai.

Hình bên phải là đeo balo không đúng khi balo bị tụt quá thấp và không sử dụng dây trước bụng

5. Balo nên chọn loại có thiết kế phần nệm lưng ôm theo đường cong của cột sống

Với những balo như này, khả năng ôm sát lưng của bạn sẽ được tăng cao. Việc điều chỉnh vị trí của balo cho đúng cũng dễ dàng hơn. Tốt hơn nữa là nên có một miếng đệm ở phần dưới của balo, chỗ tiếp xúc với phần lõm của lưng bạn.

6. Di chuyển thẳng người với balo trên lưng.

Luôn giữ tư thế thẳng đầu, người khi di chuyển với balo trên lưng. Hãy hình dung khi bạn kẻ 1 đường thẳng từ trên đỉnh đầu xuống tới chân thì đường thẳng đó sẽ đi qua tai, vai và mắt cá chân là đúng.

Trường hợp bạn phải cúi người về đằng trước mới di chuyển được thì chứng tỏ balo đã vượt quá trọng lượng khuyến nghị như mục 1 hay thậm chí quá nặng. Hãy lập tức điều chỉnh lại trọng lượng của balo ngay.

>> Xem thêm Các cách giảm trọng lượng balo học sinh

Balo nên được thiết kế cong ôm lưng và giữ tư thế thẳng người khi đeo balo

7. Hãy ngồi xuống khi nhấc balo lên

Khi nhấc balo từ dưới đất lên để đeo, hãy ngồi xuống kéo balo lại gần và sử dụng cơ chân để đứng lên cùng balo. Tránh động tác cúi lưng với tay dang rộng để nhấc balo [hay những vật nặng]. Điều này có thể làm hại lưng bạn.

Hãy hình dung balo là đồ vật trong hình để nhấc lên đúng tư thế

>> Xem tất cả các mẫu balo học sinh tiểu học chống gù tốt nhất 2019

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về câu hỏi “vậy trong lượng của cặp sách bao nhiêu sẽ là quá nặng,?”. Viện Phẫu Thuật Chỉnh Hình Mỹ cho rằng: trọng lượng của cặp sách không nên lớn hơn 20% trọng lượng của trẻ. Trọng lượng lý tưởng nhất là không lớn hơn 10% trọng lượng của trẻ. Đối với trẻ nặng 27kg [ khoảng 60 pound], 10% cân nặng tương đương với 2,7kg, trong khi 20% cân nặng sẽ tương đương với 5,4kg. Bạn có thể xác định những trọng lượng đó bằng chiếc cân điện tử trong gia đình.

Dưới đây là một số kiến thức mà bạn cần biết để giúp cặp sách con bạn nhẹ hơn:

Hãy mua một chiếc cặp sách phù hợp cho con bạn

Trước tiên, hãy sắm cho con bạn một chiếc cặp nhẹ và có thiết kế phù hợp. Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý tới:

  • Không chọn cặp sách bằng da: Chất liệu làm cặp sách có thể làm tăng thêm cân nặng, do vậy hãy tìm kiếm những chiếc cặp sách nhẹ nhất, nhưng tất nhiên cũng nên bền để dùng được lâu dài
  • Mua chiếc cặp sách nhỏ gọn nhất có thể: các phụ huynh thường chọn những chiếc cặp rộng vì muốn để vừa tất cả những thứ quan trọng, nhưng những vùng còn trống có thể khiến con bạn để thêm những đồ không quan trọng, làm cặp sách nặng thêm.
  • Lưu ý đến những ngăn bên trong: hệ thống các ngăn sách có thể giúp cặp sách ngăn nắp hơn. Một túi lưới đựng nước bên ngoài sẽ giúp con bạn ít quên mang theo chai nước và sẽ nhớ để bỏ chai nước nặng ra khỏi cặp sách khi không dùng đến.
  • Mua một túi đựng đồ ăn trưa riêng: một hộp đựng đồ ăn trưa bên trong sẽ khiến cặp sách trở nên nặng hơn. Bạn có thể cân nhắc mua cho con bạn một chiếc hộp đựng thức ăn bữa trưa riêng, có thể sẽ tốt hơn việc để chiếc túi ấy chung với cặp sách.
  • Túi đựng riêng cho các loại nhạc cụ và laptop: những đứa trẻ của bạn có thể thấy thoải mái hơn khi sử dụng một túi riêng để đựng nhạc cụ hoặc laptop rồi sau đó cầm bằng tay

Ba lô kéo có vẻ như một giải pháp hoàn hảo, nhưng hãy chú ý tới nội quy trường học của con bạn trước khi mua loại cặp sách này. Bởi một số trường học cấm sử dụng ba lô kéo do nó có thế gây ra tai nạn ngã ở những nơi đông người, và chúng có thể khó dùng ở nơi có cầu thang và khi sử dụng xe bus trường học. Thêm nữa, tủ đồ ở trường của con bạn có thể không đủ chỗ để đựng chiếc ba lô loại này. Ngoài ra còn những trở ngại khác? Ví dụ: bánh xe có thể không lăn tốt trên tuyết.

Hãy giảm trọng lượng của cặp sách theo cách sáng tạo.

Một năm học mới có thể là một sự bắt đầu tươi mới. Những ý tưởng dưới đây có thể sẽ giúp gia đình bạn có những cách thông minh để giảm căng cơ do chiếc cặp sách quá nặng

  • Nói chuyện với con bạn: về những cách để giảm bớt đồ đạc đựng trong cặp sách. Bởi một số đứa trẻ thường có thói quen giữ tất cả sách trong cặp sách mọi lúc,mặc dù một số loại sách có thể không cần thiết.
  • Tìm kiếm những nguồn tài liệu online: những chương sách có thể được tải về iPad hay Kindle, do vậy một số quyển sách giáo khoa dày cộp đôi khi không cần phải mang trong cặp sách.
  • Sao chép hoặc chụp lại những chương sách của sách giáo khoa vào lúc bắt đầu kì học và giữ những bản sao chép đó tại nhà, giúp con bạn không cần mang sách giáo khoa từ trường học về nhà mỗi tối.
  • Mua một bản sao cũ của những quyển sách giáo khoa có trọng lượng nặng và để ở nhà, việc này giúp con bạn tránh việc phải mang quyển sách nặng nề đó từ nhà tới trường và ngược lại mỗi ngày. Thông thường những quyển sách giáo khoa có giá khá rẻ.
  • Nên mang bình  tới trường rồi sau đó lấy nước tại trường hoặc mang chai chỉ đựng nửa bình tốt  hơn là phải mang một bình đầy nước. Những đứa trẻ sẽ không bao giờ nghĩ về độ nặng của những chai nước.
  • Thường xuyên dọn sạch cặp sách: một số đứa trẻ khá bừa bộn, do vậy nếu con của bạn thuộc nhóm này, những tờ giấy không cần thiết và những đồ đạc bừa bộn khác có thể khiến cặp sách của bạn nặng hơn đáng kể.
  • Nhắc con bạn nên để lại một số quyển sách lại tủ đồ ở trường của chúng nếu có thể, điều này tốt hơn là việc con bạn phải mang mọi thứ đi lại cả ngày
  • Nếu một nhạc cụ nặng là nguyên nhân gây ra vấn đề cho con của bạn, hãy  xem xét việc mua lại một chiếc cũ  hay thuê một cái và để ở nhà.

Nếu con bạn phải rất khó khăn mới đeo được cặp sách, có thể chắc chắn rằng chiếc cặp đó quá nặng. Những dấu hiệu cảnh báo khác gồm: những vết lằn đỏ trên vai, tư thế khó khăn và đau đầu hoặc đau cổ, đau vai, đau lưng.

- 28-05-2018 -

Con đi học đủ thứ lo, nhưng mà cha mẹ nhớ lo cả cột sống con nữa nhé, để con đeo cặp sách, ba lô sai tư thế là vẹo cột sống chứ chẳng chơi, lớn lên xấu tướng.

Bây giờ trẻ con đi học mang sách vở thôi đã đủ thấy con vất vả rồi chứ nói gì đến việc học. Cái tướng thì bé xíu xiu, mang cái ba lô nặng vài ký sách, đi chả thấy người đâu, đôi khi còn trộm nghĩ con đeo cặp như vậy có lớn nổi, cao nổi không nữa.

Nhưng cha mẹ cần chú ý con nhé, để con đeo ba lô, cặp sách sai tư thế là không ổn đâu. Thường thì trẻ con sẽ nới lỏng dây đeo để cặp được hạ thấp, chạm mông, trẻ cảm thấy như vậy sẽ đỡ sức nặng hơn. Nhưng thực tế, cách đeo này lại khiến tổn thương cột sống con.

Theo các bác sĩ thì việc đeo ba lô không đúng cách, đeo quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ. Lâu dài ảnh hưởng hệ thần kinh và cơ ở 2 bên cột sống trẻ, dễ xảy ra các khuyết tật về tư thế như cong vẹo cột sống, vẹo cổ, gù lưng, gây đau lưng, nhức mỏi cơ và các chấn thương khác.

Từ những nguy cơ tiềm ẩn trên, trước khi cơ thể con bị tật, cha mẹ nên dạy trẻ cách đeo ba lô, cặp sách đi học đúng cách cho trẻ, giúp cột sống con được phát triển khỏe mạnh.

Ngừa cận thị học đường và cong vẹo cột sống, giáo viên cho học sinh đầu đội sách

Cách đeo ba lô chính xác

Để đeo ba lô đi học đúng cách, đầu tiên cần điều chỉnh độ dài quai đeo phù hợp. Đeo ba lô lên vai, dùng hai tay nắm chặt phần dây đeo phía dưới cùng sao cho đỉnh quai đeo đoạn gần với ba lô nằm sát phần vai. Cặp được ép thẳng và sát với cột sống lưng, đáy ba lô chạm vào phía trên thắt lưng.

Ba lô cần được đeo thẳng và sát vào lưng, đáy ba lô chạm vào phía trên thắt lưng. Ảnh: Internet

Cố định phần quai đeo theo đúng vị trí trên thông qua cách dùng khóa điều chỉnh ở phần quai dưới. Lưu ý đảm bảo độ thoải mái cho trẻ khi đeo, không ép quá chặt ở phần vai, đỉnh ba lô quá cao so với vai sẽ khiến trẻ gò bó, khó chịu.

Đeo ba lô đi học đúng cách giúp lưng thẳng tự nhiên, đầu và cổ không cần phải vươn về phía trước để duy trì sự cân bằng của cơ thể người, trẻ sẽ không bị đau vai, trẹo cổ. Phần đáy của ba lô rơi xuống phía trên đai thắt lưng sẽ giúp giảm tải cột sống, truyền một phần sức nặng cho đùi và bắp chân.

Sử dụng túi quai chéo, cặp xách tay đúng tư thế

Đeo túi chéo một bên vai trong thời gian dài dễ dẫn đến lệch vai, vai cao vai thấp, lâu dần dẫn đến các vấn đề xơ cứng khớp cổ, ảnh hưởng cột sống. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ, cong vẹo cột sống.

Để tránh các vấn đề khi cho trẻ đeo túi quai chéo hoặc xách cặp sách một bên khi đi học, điều quan trọng nhất là giữ thăng bằng cho cả hai vai. Nên luân phiên đeo túi, xách cặp sách ở cả 2 bên trái và phải.

Ngoài ra, không nên để quá nhiều thứ trong một chiếc túi đeo vai, trọng lượng càng nhẹ càng tốt, lưu ý không vượt quá 5% trọng lượng cơ thể, nếu phải xách nhiều sách vở, đồ dùng hơn, tốt nhất nên chuyển qua ba lô.

Trẻ em chỉ nên đeo túi chéo với tổng trọng lượng tối đa 5% cơ thể và ba lô là 10%. Ảnh: Firstcryparenting

Cột sống của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển và để tránh việc con bị tật gù lưng, vẹo cột sống, cha mẹ cần chú ý đeo ba lô, cặp sách đúng tư thế cho trẻ. Cha mẹ cũng cần chọn mua những loại cặp, ba lô có quai đeo chắc chắn, êm ái để giúp vai và lưng trẻ được thoải mái.

Theo Sina

Video liên quan

Chủ Đề