Cách xem thông tin máy macbook

Bạn đang sử dụng máy tính để bàn [PC], laptop nhưng không biết kiểm tra cấu hình máy tính, hoặc xem cũng không hiểu được chức năng nhiệm vụ của chúng là gì. Vậy hãy theo dõi cách kiểm tra cấu hình máy tính của HACOM nhé!

Hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình máy tính Windows

Đối với những máy tính chạy hệ điều hành windows thì để kiểm tra cấu hình nhanh có 3 cách dưới đây:

Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập lệnh msinfo32 rồi ấn OK 

Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập lệnh dxdiag rồi nhấn OK

Cách 3: Bên ngoài màn hình chính máy tính, bạn di chuột vào phần My Computer [This PC] rồi nhấn chuột phải, chọn properties

Cách kiểm tra cấu hình máy tính Macbook

Đối với những bạn sử dụng Macbook để kiểm tra cấu hình máy tính mình đang sử dụng là gì thì làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Nhấn vào logo của Apple ở góc trên bên trái màn hình 

Bước 2: Nhấn chọn dòng About this Mac

Tại đây sẽ hiển thị lên một cửa sổ chứa thông tin tổng quan về cấu hình máy tính bạn đang sử dụng như tên máy, số series của máy, cạc đồ họa, CPU, RAM. Để biết một cách chi tiết hơn bạn có thể nhấn vào System Report xem máy còn bao nhiêu dung lượng, bộ nhớ RAM chiếm bao nhiêu phần trăm, tình trạng pin máy tính như thế nào,....

Ngoài ra đối với những bạn đang sử dụng máy MAC ARM sử dụng chip xử lý Apple Silicon [chẳng hạn như chip “M1”], vì GPU và CPU của hệ thống đã được tích hợp trên một con chip M1 nên nó sẽ không hiển thị thông tin chi tiết cho phần đồ họa. 

Một số thuật ngữ về cấu hình máy tính bạn nên biết

CPU hay còn gọi là bộ vi xử lý [Processor]: Ví như là bộ não của một chiếc máy tính có thể khiến mọi thứ vận hành đúng cách nhờ vào việc có thể xử lý một lượng tác vụ khổng lồ cùng một lúc. CPU càng nhiều lõi thì hiệu năng sử dụng của máy lại càng cao. Hơn nữa bộ nhớ đệm cũng nằm trong CPU được sử dụng để lưu trữ các lệnh xử lý CPU cần thực hiện, nếu bộ nhớ đệm càng nhiều/càng lớn thì sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ và tăng khả năng xử lý của CPU.

RAM [Random Access Memory]: là bộ nhớ tạm của máy tính giúp lưu trữ tạm dữ liệu và lệnh thực thi của hệ điều hành và các ứng dụng trước khi ghi lên ổ cứng khi kết thúc phiên làm việc và cũng là bộ phận quan trọng thứ hai sau CPU. RAM càng có dung lượng lớn thì máy tính của bạn càng chạy mượt mà và trơn tru

Ổ cứng máy tính: Là nơi lưu trữ các dữ liệu trong máy tính của bạn, ngoài ra nó còn liên quan đến tốc độ khởi động máy tính, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy. Hiện có 2 loại ổ cứng là SSD và HDD, trong đó SSD có chất lượng tốt hơn, làm cho tốc độ máy tính nhanh hơn HDD vì thế mà dung lượng như nhau nhưng giá thành của SSD sẽ cao hơn HDD nhiều. 

OS [hệ điều hành]: là một phần mềm dùng để quản lý, điều hành của tất cả các phần mềm và phần cứng trên máy tính. Hiện tại đối với máy tính có 2 hệ điều hành chủ yếu là hệ điều hành Windows và OS. 

VGA [Card màn hình, Card đồ họa]: VGA là một phần rất quan trọng đối với máy tính, nó có chức năng xử lý hình ảnh ở trên máy tính bao gồm: màu sắc, thiết lập độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình… Máy có xử lý đồ họa tốt không, hình ảnh hiển thị như thế nào đều nhờ vào sức mạnh của VGA. Đối với dân thiết kế đồ họa hay các game thủ thì VGA lại càng quan trọng hơn. 

GPU [Graphics Processing Unit]: là bộ xử lý các dữ liệu, tác vụ liên quan đến đồ họa. Kể từ khi GPU ra đời cho đến nay, việc xử lý render với GPU và những bài toán thực tế mang lại những hình ảnh cực kỳ sắc nét và mượt mà. Và hiện này GPU đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ là hỗ trợ các game 3D mà còn hỗ trợ các phần mềm thiết kế 3D của các kiến trúc sư. 

Vậy là sau khi đọc xong bài viết này bạn đã biết cách kiểm tra cấu hình máy tính một cách ngon ơ, và cũng đã hiểu sơ qua về một số thuật ngữ. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ các bạn hãy gọi đến tổng đài 19001903 của HACOM.

Bạn vừa mua một chiếc MacBook tuy nhiên vẫn chưa biết cách kiểm tra cấu hình của MacBook như thế nào? Laptop Vàng sẽ hướng dẫn bạn cách xem cấu hình MacBook rất đơn giản ngay trong bài viết này.

1. Cách kiểm tra cấu hình MacBook đơn giản

Đầu tiên, bạn bấm vào logo Táo ở góc trái màn hình, chọn “Giới thiệu máy Mac này”

Lúc này hộp thoại xuất hiện, các thông tin của MacBook phần lớn đều ở đây.

Các thông tin hiển thị:

  1. macOS Big Sur: phiên bản của hệ điều hành macOS mà máy bạn đang sử dụng
  2. MacBook Pro [13-inch 2020 Two ThunderBolt 3 Port] là phiên bản MacBook của bạn
  3. Bộ xử lý i5 với 1.4GHz
  4. Bộ nhớ 8GB chính là RAM
  5. Đồ họa sẽ là thông tin về card đồ họa, ở đây là card đồ họa tích hợp trong CPU Intel Iris Plus 645 
  6. Số series chính là Serial Number để bạn tra cứu thông tin bảo hành của máy

Tiếp theo ở tab Màn hình kế bên ta sẽ biết được độ phân giải [2K] và bao nhiêu inch

Phần ổ lưu trữ sẽ biết được MacBook này bao nhiêu GB. Các máy MacBook đời mới đều được sử dụng ổ SSD

Tab Hỗ trợ và Dịch Vụ để xem MacBook đang được hỗ trợ những gì và gói Apple Care.

2. Cách kiểm tra chi tiết cấu hình MacBook

Cách trên chỉ để bạn kiểm tra những thông tin cơ bản của máy. Để xem chi tiết ta sẽ bấm vào “Báo cáo hệ thống” hay “System Report” nếu sử dụng tiếng Anh.

2.1 Kiểm tra chi tiết card đồ họa

Ở thẻ Đồ Họa/Màn hình sẽ có thông tin chi tiết của card đồ họa cũng như màn hình. Đối với những MacBook sử dụng chip Apple M1 sẽ hiển thị là Apple M1

Các thông tin:

  • Display Type [loại màn hình] tấm nền và công nghệ của tấm nền màn hình. Tìm hiểu về công nghệ Retina tại đây
  • Resolution [độ phân giải] là độ phân giải của màn hình
  • Main Display [màn hình chính] biết được đây có phải đang là màn hình chính của Mac không [trường hợp xuất màn hình rời sẽ là No]. Tương tự Mirror để hiểu là xuất màn hình ngoài. 

Như vậy bạn đã biết được chi tiết các thông tin của card đồ họa trên máy Mac mình. Chuyển sang phần tiếp theo nhé. 

2.2 Kiểm tra tình trạng pin của máy

Đây là phần khá quan trọng khi mua máy cũ, Laptop Vàng đã có bài viết chi tiết. Bạn có thể tham khảo tại: Cách kiểm tra pin MacBook

Vẫn ở System Report bạn bấm vào Nguồn điện, tại đây bạn có thể kiểm tra được chu kỳ sạc và tình trạng pin, nếu tình trạng báo tệ là đến lúc bạn nên đi thay pin cho MacBook của mình hoặc đừng mua những chiếc máy như vậy.

2.3 Kiểm tra CPU của máy

Ở hộp thoại thông tin của MacBook, bạn xem phần Bộ Xử Lý để biết được thông tin CPU.

Sau đó, bạn truy cập link này của EveryMac – trang thông tin chi tiết dành cho các sản phẩm Mac của Apple . Sau đó chọn CPU theo thông tin đã xem được, từ đó kiểm tra đời máy, các thông tin chi tiết khác cũng như bài đánh giá [bằng tiếng Anh]

Sau đó chọn phiên bản MacBook của mình để xem chi tiết.

 

2.4 Kiểm tra RAM MacBook

Để kiểm tra, bạn bấm vào tab RAM ở bảng thông tin trên

Tại đây bạn sẽ biết được các thông tin:

  • Kích thước: 4GB, 8GB, 16GB, 32GB,..hiện tại các mẫu MacBook mới đã bỏ phiên bản 4GB RAM. 
  • Kiểu nghĩa là công nghệ RAM, ở đây là LPDDR3, ngoài ra còn có các loại khác như LPDDR4, DRAM, SDR SDRAM, DDR SDRAM,…
  • Tốc độ ở đây là Bus RAM – tốc độ truyền tải dữ liệu. 
  • Trạng thái để biết RAM có hoạt động ổn định hay không

Hy vọng bài viết kiểm tra cấu hình MacBook này có thể giúp bạn kiểm tra được chiếc MacBook của mình nhé. 

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề