Cách xử lý những miếng giẻ lau xăng như thế nào để đảm bảo an toàn trong xưởng sửa chữa ô tô?

BIỆN PHÁP AN TOÀN NGÀNH NGHỀ CƠ KHÍ, Ô TÔ
1.Những nguyên nhân tai nạn chủ yếu trong gia công cơ khí

Trong kỹ thuật cơ khí có nhiều ngành nghề công nghệ, đặc trưng là:
 Bảo hộ lao động - Gia công nguội. - Gia công cắt gọt. - Gia công nóng. Gia công nguội   Hiện nay gia công nguội được tiến hành chủ yếu là thủ công, chỉ một phần gia công trên các máy tự động và bán tự động.   Những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tai nạn trong gia công nguội:    Các dụng cụ cầm tay [như cưa sắt, dũa, đục, ...] dễ gây va đập vào người lao động. Các máy đơn giản [máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy, ...] có kết cấu không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn, ... Do người lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay đã hư như búa long cán, chìa vặn không đúng cỡ, miệng chìa vặn đã bị biến dạng không còn song song nhau, ... Gá kẹp chi tiết trên bàn cặp [êtô] không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí bàn nguội không đúng kỹ thuật, giữa hai bàn cặp đối diện không có lưới bảo vệ. Đá mài được gá lắp vào máy không cân, không có kính chắn bảo vệ, hoặc tư thế đứng mài chi tiết không né tránh được phương quay của đá mài, mài các vật có khối lượng lớn lại tỳ mạnh, ...   Việc gò tôn mỏng đi kèm các động tác cắt. dập trước khi đem gò tai nạn lao động thường xảy ra dưới dạng chân tay bị cứa đứt. Khi thao tác các máy đột, dập, .. nếu vô ý có thể bị dập tay hoặc đứt vài ngón tay hoặc bị nghiền cả bàn tay, có thể bị suy nhược thể lực, giảm khả năng nghe, đau đầu, choáng, ...   Tư thế đứng cưa, dũa, đục, ... trong khi làm nguội nói chung không đúng cách dẫn tới bệnh vẹo cột sống.   Gia công cắt gọt   Trong các máy gia công cắt gọt thì máy tiện chiếm tỷlệ cao [40%], được sử dụng khá phổ biến. Máy vận hành tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, quấn thành dây dài và văng ra chung quanh. Phoi nhiệt độ cao, phoi vụn có thểbắn vào người đứng đối diện gây tai nạn. Khi vận hành các máy chuyển động quay, các cơ cấu truyền động như bánh răng, dây curoa, ... các nữcông nhân phải cuộn tóc gọn hoặc cắt tóc ngắn để khỏi bị cuốn vào máy. Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn. Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân. Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, ... có thể bị quấn vào máy và gây nên tai nạn.     Gia công nóng   Công nghệ đúc   ở nhiệt độ cao, ngoài bức xạ nhiệt nước gang thép nóng chảy còn phát ra tia tử  ngoại năng lượng lớn. Tiếp xúc với nguồn bức xạ năng lượng lớn có thể gây viêm mắt, bỏng da. Tai nạn phổ biến là bị bỏng do nước kim loại nóng chảy bắn toé vào cơ thể hoặc do các vật tiếp xúc với nước kim loại nóng chảy không được bong khô hoặc do khuôn đúc chưa sấy khô nên hơi ẩm bám trên các vật đó bị nước thép làm cho bốc hơi mạnh sẽ gây bắn tung toé làm bỏng người lao động. Trong việc xử lý các gờ bavia vật đúc cũng dễ bị sây sát chân tay do mặt nhám và sắc cạnh gây nên.   Công nghệ hàn   Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt độ rất cao [vài nghìn độ]. Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại. Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người. Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh. Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ... Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ. Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que hàn như , CO2, F2 , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ công nhân khi hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ... Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn.   Rèn/Gia công áp lực   Vật rèn trong gia công ở nhiệt độ cao [có thể trên 1000]. Tai nạn có thể xảy ra do nhiệt độ cao, do dụng cụ và phôi rèn, các vảy sắt nóng, ..., bắn vào. Khi kết thúc gia công, vật rèn vẫn còn nóng khoảng 700, vô ý sờ tay, chạm vào có thể bị bỏng. Dụng cụ rèn [búa, kìm, ...] không đảm bảo, như cán búa tra không chặt có thể văng ra khi quai búa, kìm lấy vật rèn ra khỏi lò kẹp không chắc hay giữ không chặt, ... làm rơi vật nóng, có thể gây tai nạn.   Công nghệ nhiệt luyện   Dễ bị bỏng do tiếp xúc với vật đang ở nhiệt độ cao. Dễbị nhiễm độc do môi trường nhiệt luyện: xyanua natri NaCN, xyanuakali KCN, các chất thường dùng khi thấm carbon và nitơ.   Công nghệ mạ điện   Trong mạ điện dùng các chất điện phân, môi trường hoá chất có nhiều chất độc hại như oxyt crôm [CrO3], xút [NaOH], axit, ...; phân xưởng có nhiều trang bị điện [thiết bị nguồn, bể điện phân, ...] Ảnh hưởng cùa các dung dịch điện phân có thể gây bỏng da, huỷ hoại da, ... Môi trường không khí bị nhiễm những chất hơi độc hai.

Cần chú ý an toàn điện khi khai thác sử dụng các trang bị điện phân có dòng lớn.  

2.Những biện pháp an toàn trong cơ khí

Máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí cũng có thể là nguyên nhân của tai nạn lao động, có thể do: Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như ergonomia đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành. Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động, ... Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh môi trường lao động công nghiệp. Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề  ...        Do đó, những biện pháp an toàn trong cơ khí phải được quán xuyến ngay từ khâu:   Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công nghệ đi kèm. Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công sản phẩm phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề. Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật an toàn máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng. Phần này tập trung vào vấn đề kỹ thuật an toàn ngành nghề cơ khí.   Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí nguội   Bàn nguội. Kích thước phải phù hợp quy định, chiều rộng khu làm việc cạnh bàn: một phía 750[mm], có biện pháp tránh hướng phoi bắn về phía vị trí làm việc của người khác. hai phía [hai bàn kề nhau]: chiều rộng khu làm việc cạnh bàn là >1,3[m], chính giữa khu làm việc cạnh bàn [giữa hai bàn] phải có lưới chắn cách ly, cao 800[mm], lỗ mắt lưới [3x3][mm]. Êtô phải lắp chắc chắn trên bàn nguội, các êtô cách nhau 100[mm]  

Thiết bị gia công nguội:

Lắp đặt trên nền cứng vững, chịu được tải trọng bản thân thiết bị và tải trọng động do lực tác động khi làm việc.
Các bộ truyền động đều phải che chắn kín phần chuyển động và phần điện. Thiết bị có bộ phận chuyển động [như máy bào giường, bào ngang, ...] phải lắp đặt sao cho bộ phận chuyển động hướng quay vào tường cách min.0,5[m], hoặc cách mép đường vận chuyển min.1,0[m],  

Có đầy đủ các cơ cấu an toàn, các nút điều khiển phải nhạy và làm việc tin cậy. Các bộ phận điều khiển máy phải vừa tầm tay tiện thao tác, không phải với lên, cúi xuống.  

Vị trí làm việc: Có giá tủ, ngăn bàn để dụng cụ và giá, ngăn xếp phôi liệu và thành phẩm riêng biệt, bố trí gọn và không trở ngại đường vận chuyển nội bộ.
Thao tác kỹ thuật.

Mài dụng cụ [mũi khoan, dao tiện, ...] phải theo đúng góc độ kỹ thuật quy định, chỉ có công nhân đã qua huấn luyện mới được phép làm.

Sử dụng các máy có nước tưới làm mát, công nhân phải biết tính chất, đặc điểm và mức độ độc hại để ngừa trước những nguy cơ có thể xảy ra.  

Kết thúc công việc: Công nhân đứng máy phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:

Ngắt nguồn điện các máy xong việc.

Lau chùi máy [không dùng tay trần trực tiếp, mà phải dùng giẻ lau, bàn chải sắt, ...], bôi trơn những nơi quy định trên máy.

Thu dọn dụng cụ, phôi liệu gọn gàng vào vị trí.

Thu dọn phoi miểng và vệ sinh nơi làm việc [không dùng tay trần trực tiếp, mà phải dùng móc, cào, bàn chải, chổi, ...].   Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí nóng   Công nghệ đúc   Làm khuôn. Nấu rót kim loại. Làm sạch vật đúc.   Làm khuôn   Chống nhiễm bụi [bụi cát, bột graphit,...], tránh va chạm với các dụng cụ và thiết bị trong phân xưởng.

Khi sấy khuôn lõi, không để tiếp xúc vào bếp sấy, thông gió cho hơi thoát dễ dàng.

Nấu rót kim loại   Có biện pháp chống nóng, chống cháy bỏng và mất nước cơ thể, đeo kính chống tia bức xạ năng luộng lớn, có thể gây viêm mắt, bỏng da. Không làm mát bằng nước mà chỉ cho phép dùng quạt gió. Có quần áo . dày dép tránh bị bỏng do nước kim loại bắn toé vào cơ thể hoặc do tiếp xúc với nước kim loại. Phải có trang bị phòng hộ lao động để tránh bụi và khí độc do quá trình nấu luyện sinh ra [bụi Mn, SI, CO, , ...]

Làm sạch vật đúc Tránh va chạm với các mặt xù xì và cạnh sắc bavia làm sây sát chân tay.   Công nghệ rèn dập   Búa tay. Búa máy. Đe rèn.   Đục, đột. Dập. Phôi liệu. Lò nung.   Búa tay   Cán búa: Cán các loại búa tay, búa tạ phải làm bằng gỗ, thớ dọc, khô dẻo, không có mắt và vết nứt. Trục cán phải vuông góc với đường trục dọc của đầu búa. Khi chêm búa không được để cán búa có vết nứt dọc trục cán. Chiều dài cán búa: búa tay [350450][mm], búa tạ: [650850][mm]. Đầu búa: phải nhẵn và hơi lồi, mép lỗ tra cán không có vết nứt.   Búa máy   Tuyệt đối không được dùng một tay để điều khiển các cơ cấu quy định điều khiển bằng cả hai tay. Khi thao tác không để búa đánh trực tiếp trên mặt đe. Nếu búa đánh liền hai lần trong một lần đạp bàn đạp điều khiển thì phải ngưng ngay để sửa chữa. Sau khi điều khiển phải nhấc chân ra khỏi bàn đạp. Đối với các máy đột dập phải kiểm tra thường xuyên hoạt động bình thường của các cơ cấu an toàn.   Đe rèn   Mặt đe phải nhẵn, độ nghiêng 2[%]. Phải đặt trên gỗ chắc, thớ dọc, dài và đế phải có đai xiết chặt và chôn sâu xuống đất min.0,5[m]. Giữa các đe với nhau phải có khoảng cách min.2,5[m] để tránh các đường quai búa cắt nhau.   Đục, đột   Dụng cụ đục đột: Phải có chiều dài tối thiểu min.150[mm]. Các dụng cụ có chuôi phải có đai chống lỏng sút và chống nứt cán. Đầu đánh búa phải thẳng, không bị vát, bị nghiêng, bị nứt. Dụng cụ khí nén cầm tay: Cần có lưới bao khớp nối, búa đầu để tránh văng chi tiết ra. Khoá van điều khiển phải nhạy và đóng mở tốt, Ống dẫn khí nén phải phù hợp với kích thước của khớp ống và áp suất sử dụng.   Dập   Khuôn dập phải bắt chặt trên bàn máy. Đối với máy đột dập tự động cấm không dùng tay cấp phôi. Phải định kỳ kiểm tra tất cả các bộ phận máy chịu áp lực khí nén hay thuỷ lực.   Phôi liệu   Phôi lớn phải tiến hành di chuyển bằng cơ giới; không vận chuyển thủ công dễ gây tai nạn do phôi tụt khỏi kìm cặp bằng tay.   Lò nung   Khoảng cách tối thiểu từ lò nung đến đe là min.1,5[m]. Giữa lò và đe không bố trí đường vận chuyển. Cửa lò phải chắc chắn, có lót lớp gạch chịu nhiệt để khống chế nhiệt độ khu vực làm việc không quá max.40. Các loại cửa lò đóng/mở bằng đối trọng phải bao che đường trượt của đối trọng phòng khi cáp đứt, dối trọng rớt xuống gây tai nạn. Ống khói lò nung phải đảm bảo độ cao, cao hơn các kiến trúc xung quanh và có thiết bị chống sét, có chụp che mưa và không đặt cạnh phần dễ bắt lửa của cấu trúc nhà xưởng.  

3. An toàn ngành nghề ô tô

Những nguyên nhân tai nạn chủ yếu trong sản xuất ô tô Trong kỹ thuật ô tô có nhiều ngành nghề công nghệ, đặc trưng là: Gia công nguội. Gia công cắt gọt[ khoan, mài... ]. Gia công hàn. Tai nạn do yếu tố con người Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận   Quần áo làm việc : Để tránh tai nạn khi làm việc, hãy chon quần áo làm việc chắc, vừa vặn để hỗ trợ tốt cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khóa và nút quần áo lộ ra ngoài, nó có thể gây ra nhưng tai nạn trong quá trình làm việc      Giầy bảo hộ: luôn đi giầy bảo hộ khi làm việc. Sẽ rất nguy hiểm nếu đi dép hay giày thể thao nhất là những nơi có nhiều dầu nhớt à gây trơn trượt,tai nạn làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do những yếu tố rơi bất ngờ      Găng tay bảo hộ: Khi nâng những vật nặng hay thao tác các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên không cần thiết không cần thiết phải đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường. Việc đeo găng tay được quyết định tùy theo công việc ban định làm   Tai nạn do yếu tố vật lý   Gia công nguội Gia công cắt gọt   Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn. Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân. Công nghệ hàn   Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt độ rất cao [vài nghìn độ]. Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại. Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người. Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh. Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ... Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ. Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que hàn như , , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ công nhân khi hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ... Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn.   Những biện pháp an toàn trong ngành ô tô   Máy móc trang thiết bị trong ngành ô tô cũng có thể là nguyên nhân của tai nạn lao động, có thể do: Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như ergonomia đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành. Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động, ... Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh môi trường lao động công nghiệp. Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động theo đặc điểm an toàn ngành nghề ô tô     Do đó, những biện pháp an toàn trong ô tô phải được quán xuyến ngay từ khâu: Tính toán thiết kế máy móc và trang thiết bị công nghệ đi kèm. Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ sản xuất ô tô phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động. Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật an toàn máy và an toàn ngành nghề tương ứng. Phần này tập trung vào vấn đề kỹ thuật an toàn ngành nghề ô tô. Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí nguội Kỹ thuật an toàn khi hàn Công nghệ hàn điện

 Cửa hàng bảo hộ lao động

Trước khi làm việc cần kiểm tra  

Lưu ý những đặc điểm công nghệ hàn

Công nghệ hàn hơi Trước khi tiến hành công việc Trong quá trình làm việc Sau khi hoàn thành công việc Bảo quản kho chứa Kho chứa Bình chứa khí Vận hành bình Vận chuyển bình Những điều cần chú ý Khi bắt đầu hàn Khi hàn Khi kết thúc hàn Khi tiến hành hàn-cắt bên trong các thể tích kí Khi tiến hành hàn-cắt các thùng chứa xăng dầu và chất lỏng dễ cháy khác Khi tiến hành hàn-cắt trong các gian nhà có sàn bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy khác Khi tiến hành hàn-cắt trên cao chỗ chênh vênh [ trên 1,5m] Kỹ thuật an toàn khi mạ và sơn xe   ·        Đề phòng điện giật, lót nền bằng cao su, ·        Sơn và dung môi pha sơn là chất dễ cháy, nên đề phòng cháy, nổ. ·        Kiểm tra nồng độ hoá chất cho phép, có biện pháp tích cực khử độc. ·        Tránh ô nhiễm không khí xung quanh, phải luôn kiểm tra nồng độ khí độc trong khu làm việc để có biện pháp thông thoáng hoặc sơ tán công nhân kịp thời. ·        Phải thông gió tốt.

·        Phải trang bị BHLĐ, tránh bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Kỹ thuật an toàn khi gia công cắt gọt   Biện pháp phòng ngừa chung   ·        Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. ·        Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. ·        Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng. ·        Phải có kính bảo hộ. Trước khi sử dụng máy   ·        Phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, … ·        Siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, … Yêu cầu kỹ thuật an toàn với   Máy khoan   ·        Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủđộng. ·        Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn khoan. ·        Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không được dùng găng tay khi khoan. ·        Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì khôngđược dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi. Máy mài   ·        Đặc điểm chung của máy mài là: ·        Máy mài có tốc độ lớn [2030] [m/s], nếu mài tốc độ cao có thể đạt 50 [m/s]. ·        Đá mài là vật liệu cứng, được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. ·        Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mòn khác. ·        Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không còn bảo đảm. ·        Đặc điểm vận hành: ·        Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia công để chọn đúng loại đá. ·        Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài. ·        Đá mài khi lắp phải được kẹp đều giữa hai kẹp mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đường kính đá giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 [mm] thì phải thay đá mới.

·        Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá bằng cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc: 

Nếu không biết tốc độ quay cho phép của đá thì phải thử với tốc độ lớn hơn 60% tốc độ làm việc trong 10 phút.   ·        Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. ·        Khi mài thô, mài  nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có máy hút bụi.   Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp xe, sửa chữa xe An toàn trong quá trình hoạt động sữa chữa Tứ chối làm việc khi không có các biện pháp an toàn cho xe va cho tính mạng người lao động Thao tác thực hiện phải đúng chu trình không dược tự ý thay đổi hoặc tự chế theo ý người lao động Các dụng cụ phải được lau chùi sạch sẽ Khi làm việc ở những vị trí khó khăn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối và không có mối nguy hại nào xuất hiện Khi chuyển đổi trạng thái làm việc phải xem xét kĩ trước khi thực hiện phương thức bảo hộ Phải trang bị đầy đủ các phương thức bảo hộ trước khi làm việc   An toàn trong quá trình hoạt động lắp ráp xe Khi làm việc với các dụng cụ cần tuân thủ các yếu tố sau : Các thiết bị điện, thủy lực, khí nén có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng Đeo kính bảo hộtrước khi sử dụng dụng cụtạo ra những mạt kim loại. luôn làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển động quay. Găng tay có thể bị kẹt vào vật và làm bạn bị thương

Khi nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc lên khỏi mặt đất. Sau đó chắc rằng xe được được đỡ chác chắn trên cầu nâng trước khi nầng hẳn xe lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, điều đó có thể làm cho xe rơi xuống và gây tai nạn nghiêm trọng

An toàn trong xưởng xe An toàn trong quá trình thiết kế xưởng Khi thiết kế xưởng việc dầu tiên quan tâm là các nguyên tắc an toàn cho người lao động và cho những người lân cận Không gian phải thoáng đãng và đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong quá trình làm việc Trang bị những phương thức bào hộ cho đúng với cới các trường hợp sữa chữa Diện tích và thể tích chiếm chỗ của các bộ phận như:cầu xe,máy bơm,máy cân bàng động bánh xe,thùng dụng cụ... phải được thiết kế sao cho hợp lí, dảm bảo sự thoải mái trong quá trình làm việc   Cố gắng thực hiện đúng các tiêu chuẩn của một garage theo quy định của quốc tế về vệ sinh,vì nó ảnh hưởng trưc tiếp đến con người.   An toàn nhà xưởng   Luôn giữ nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân và những người khác Không để dụng cụ hay phụ tùng lung tung trên sàn khi đang làm việc mà bạn hay ai đó có thể giẫm lên chúng. Tập thói quen để chúng lên bàn nguội hay lên giá làm việc Ngay lập tức lau sạch bất kỳ nhiên liệu hay dầu mỡ bắn ra để tránh bản thân hay người khác bị trượt trên sàn Không nên tạo tư thếkhông thoải mái khi làm việc. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc mà còn có thể làm cho bạn bị ngã và tổn thương Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với các vật nặng do bạn có thể bị thương nếu để chúng rơi vào chân, và bạn cũng có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật quá nặng so với mình

Không được sửdụng  những vật dễ cháy để gần công tắc, bảng công tác hay moto  điện… chúng có thể dễ dàng bắt cháy và gây hỏa hoạn

An toàn lao động khi vận hành một số loại xe   An toàn khi vận hành các loại xe tải   1. Chỉ những ai hội dủ các điều kiện sau mới được lái các loại xe tải : - Nằm trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định. - Có chứng chỉ sức khỏe do y tế nhà nước cấp. Chú ý : khi tài xế tạm thời không đủ sức khỏe qui định của y tế mệt mỏi, say rượu, mất ngủ, .v,v ... chỉ tạm thời] đều không được phép lái xe. - Đã qua huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn. 2. Phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ 3. Trước khi cho xe chạy người lái xe phải : - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe bao gồm : hệ thống thắng hãm, hệ thống tay lái, các côn chuyển và dẫn hướng, các ống hãm, các chốt an toàn ... các hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, còi, gạt nước mưa, độ mòn vỏ xe, để tin chắc chúng ở trong tình trạng hoàn hảo. - Kiểm tra các chốt hãm giữ thùng ben khỏi bị lật, khả năng kẹp chặt thùng ben và cơ cấu nâng tình trạng các chốt phía sau thùng xe. - Kiểm tra các cây dùng để chằn buộc hàng trên xe, dụng cụ chữa cháy.... - Kiểm tra nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát. 4. Cấm chở người trong các thùng xe [đặc biệt lưu ý trường hợp xe chở thuốc nổ]. Người áp tải hàng chỉ được ngồi trong cabine [buồng lái]. 5. Khi đưa xe tải, xe tự đổ vào lấy hàng từ phễu chứa, từ máy xúc phải tính toán sao cho cabine xe không đi qua dưới bunker [boongke]. Gầu xúc của máy xúc không đưa qua lại trên cabine xe. Dòng chảy của vật liệu từ miệng rót của boongke, silo phải rơi đúng tâm thùng xe. Chỉ cho phép chất xếp hàng rời lên ngang thành xe [trong trường hợp cần thiết có thể nâng thành xe lên cao hơn nhưng không được vượt quá cho phép] và phải được sự đồng ý của cơ quan đăng kiểm xe. Cấm người đứng trên thùng xe khi nhận hàng. Lái xe phải rời cabine khi gầu xúc, cần trục chuyển hàng lên xe. Khi chưa đến lượt mình vào nhận hàng, xe phải đậu có trật tự ở các mặc bằng đã được dọn sạch và ngoài tầm hoạt động của máy xúc. 6. Chỉ được phép xuống hàng [trút hàng] khi đã nhận được lệnh cho phép từ nơi tiếp nhận. Cấm bốc dỡ hàng khi xe chưa dừng hẳn. Chỉ khi nhận được tín hiệu cho vào nhận hàng xe mới được vào vị trí cần thiết. Xe chỉ rời khỏi vị trí nhận hàng khi đã nhận được tín hiệu cho phép. 7. Đối với xe tải tự đổ: - Không được chở hàng có kích thước vượt quá phạm vi thùng xe hay xếp trùm lên rơmooc nối thêm. - Trước khi nâng hay hạ thùng xe, lái xe phải đứng lên bậc quan sát và biết chắc rằng không có người ở đằng sau hay ở gần thùng xe. - Nếu thùng xe đang nằm nghiêng mà vật liệu còn bám lại chưa rơi hết thì dùng xẻng hay cào cán dài để xử lý tiếp, không được lắc hay gõ đập vàp thùng xe. Phải tạo lối đi dọc theo ôtô dành cho công nhân làm công việc vét sạch thùng xe nhất là đang ở tư thế nâng thùng trút hàng trên các nền đắp hay gầu cạn. - Khi đổ đất lấp hố, không được cho xe tiến sát gần mép miệng hố dưới 1m. - Cấm chạy xe khi thùng xe còn ở tư thế nâng sau khi đã trút hàng xong. 8. Đối với xe tải thường hàng chất lên xe phải theo nguyên tắc sau: - Chất hàng vào giữa thùng xe. - Hàng nặng chất xuống dưới, hàng nhẹ chất lên trên. - Hàng phải được chằng buộc cẩn thận, không được lung lay. - Chất hàng đúng tải trọng cho phép. - Hàng chất lên xe không được vượt quá khỏi thùng xe về phía hai bên theo qui định của cảnh sát giao thông. Hàng chất quá dài phải có miếng vải báo hiệu [ban ngày] và đèn đỏ [ban đêm]. Đối với xe tải thường chỉ cho phép rời chỗ khi công nhân bốc xếp đã hoàn tất công viêc, rời xe và khóa thùng xe cẩn thận. 9. Khi rời xe nghỉ việc người lái phải tắt máy, kéo thắng tay, cài số. rút chìa khóa điện và khóa cửa lại. Khi xe đang đậu mà máy vẫn nổ thì người lái xe không được rời khỏi xe đi nơi khác 10. Cấm kiểm tra hay sửa chữa nhỏ khi xe đang bốc hàng. Chỉ được kiểm tra hay sửa chữa cơ cấu nâng hay cụm chi tiết của xe lúc thùng xe được nâng lên và đã chống cần bảo hiểm [cần chặn]. Không được dùng xà beng, thanh kim loại hay các đồ vật bất kỳ để thay cho cần bảo hiểm. Khi nghỉ việc nghiêm cấm việc chống thùng xe lên để lợi dụng nước mưa làm sạch thùng, phải hạ hoàn toàn thùng xuống. 11. Khi đổ nhiên liệu phải tắt máy xe, khi bơm bánh xe phải bơm đúng áp suất qui định và đứng né một bên để đề phòng vòng chặn bắn ra. Nếu bơm bánh xe ở tư thế đã tháo rời thì phải đặt nó nằm trên mặt đất sao cho phía có vòng chặn quay xuống dưới, khi ráp bánh xe phải kiểm tra để bảo đảm vòng chặn đã vào rãnh vành bánh toàn bộ và đều. 12. Trong phạm vi nhà máy, tốc độ chạy xe không được vượt quá 5 km/h. Khi chạy cùng chiều, khoảng cách giữa các xe không được nhỏ hơn 20m. Trên đoạn đường thẳng và tầm nhìn không bị hạn chế có thể chạy tới 10km/h. Khi xe lên dốc chỉ được chạy số 2 không được thay đổi số. Cấm đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng. Nếu bắt buộc phải đậu ở dốc thì bánh xe phải được chèn chắc chắn. Xe chở chất nổ chỉ được dừng lại ở nơi có càng ít người càng tốt. Khi xe đang chạy nghiêm cấm người lên và xuống hay đeo bám xe. 13. Khi có tai nạn giao thông tài xế phải : - Tìm mọi cách cấp cứu nạn nhân hoặc gửi nạn nhân tới cơ sở cấp cứu gần nhất. - Nghiêm cấm hành động bỏ mặc nạn nhân. - Để nguyên xe ở vị trí xảy ra tai nạn cho đến khi cảnh sát đến xử lý . - Tìm cách báo cho cơ quan chủ quản, các ngành chức năng biết để tổ chức xử lý theo luật định. 14. Khi ôtô bị sa lầy và phải nhờ ôtô khác kéo, việc kéo phải diễn ra theo các bước sau: - Thoạt tiên phải rút căng dây cáp. - Kéo từ từ không kéo giật. - Khi kéo không cho phép ai đứng gần dây cáp để đề phòng cáp đứt văng vào người. Khi ôtô bị hỏng phải nhờ các phương tiện khác kéo thì phải bảo đảm : - Dùng dây kéo mềm [xích, cáp] hay thanh cứng [ống thép hoặc ống có tai kéo hai đầu]. - Nếu kéo bằng dây mềm thì dây phải có chiều dài 4 - 6m, dây mềm phải nối với hai móc kéo hoặc buộc trực tiếp vào satxi [khi không có móc kéo]. Cấm buộc dây kéo vào cầu trước. Ô tô được kéo phải có cơ cấu lái, thắng, cầu trước, còi và đèn chiếu sáng tốt. Nếu kéo bằng thanh cứng thì ôtô bị kéo phải có cơ cấu lái, cầu trước, còi và đèn chiếu sáng tốt. Xe kéo phải chạy tốc độ chậm. 15. Tài xế phải sử dụng thành thạo dụng cụ phòng cháy đặt trên xe để chữa cháy. Vị trí dừng xe để chữa cháy phải được xem xét để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhưng phải làm nhanh nhất sau khi có dấu hiệu cháy. Phải thường xuyên chăm sóc các phương tiện chữa cháy để bảo đảm sự hoạt động tin cậy của chúng...... An toàn khi vận hành các loại xe máy ủi   Những người hội đủ các điều kiện sau đây được phép lái xe máy ủi : - Đủ 18 tuổi và đã qua khám tuyển sức khỏe của cơ quan y tế. - Đã được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy ủi. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 2. Chỉ được phép làm việc với rnáy ủi có lý lịch máy, có bản hướng dẫn bảo quản và sử dụng, có sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật hàng ngày của máy [sổ giao nhận ca]. 3. Di chuyển, vận hành máy trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được cơ quan quản lý đường dây đó cho phép. - Chỉ cho phép máy ủi vận hành gần đường dây cao thế khi bảo đảm khoảng cách tính từ biên của máy [ở trạng thái tĩnh và động] đến dây gần nhất không nhỏ hơn trị số

- Khi di chuyển dưới các đường dây điện cao áp đang vận hành, phải bảo đảm khoảng cách tính của rnáy đến điểrn thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn trị số 

- Nếu các yêu cầu trên không được bảo đảm thì chỉ cho phép máy vận hành trong điều kiện đường dây tải điện không có điện áp. - Công nhân vận hành máy trong khu vực này phải chịu sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng. 4. Trước khi làm việc, người lái phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của máy, phải qui định phạm vi hoạt động của máy. Cấm người đi lại làm việc trong phạm vi đó kể cả khi máy tạm dừng hoạt động. 5. Phải che chắn an toàn những bộ phận chuyển động của máy [trục chuyền, bánh đai, bánh răng xích, nối trục, khớp nối,.v.v...]. Các tín hiệu âm thanh , ánh sáng phải bảo đảm hoạt động tốt. 6. Máy mới, máy vừa đại tu xong trước khi đưa vào vận hành phải tiến hành thủ tục nghiệm thu theo đúng qui định. 7. Cấm máy ủi hoạt động trên mái dốc lớn hơn 300 . Cấm thò ben ra khỏi mép hố rộng, đường hào khi ủi. 8. Trên nền đất yếu, bùn lầy nghiêm cấm máy ủi làm việc. 9. Trên đường di chuyển của máy, nếu có chướng ngại vật phải dừng máy ngay. Chỉ sau khi có những biện pháp xử lý các chướng ngại vật đó mới cho phép máy hoạt động trở lại. 10. Công nhân lái máy phải luôn luôn thực hiện các qui định sau : - Khi máy di chuyển phải quan sát phía trước. - Ban đêm hoặc tối trời không được làm việc nếu không đủ đèn chiếu sáng. - Khi ngừng việc phải hạ ben nằm trên mặt đất. - Chỉ được tra dầu mỡ ở những ví trí được qui định cho việc đó. Những trường hợp còn lại chỉ được thực hiện khi máy đã ngừng hoạt động. 11. Khi có hai hoặc nhiều máy ủi cùng làm việc trên cùng một mặt bằng phải bố trí khoảng cách giữa hai máy ít nhất là 2m [tính từ các điểm biên gần nhất giữa hai máy]. 12. Sau khi kết thúc công việc chỉ được làm vệ sinh máy khi nó đã ngừng hẳn hoạt động và lưỡi ben đã được hạ xuống đất. Các diễn biến tình trạng kỹ thuật của máy trong ca làm việc phải được ghi vào sổ giao nhận ca và ký tên.

Phạm vi khu vực làm việc của máy vẫn được giữ nguyên bằng cách đặt các biển báo giới hạn để không cho người lạ xâm nhập vào

Tag: Công ty bảo hộ lao động

Video liên quan

Chủ Đề