Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nét đặc Trung là gì

- Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ:

+ Vùng đồi đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp [còn gọi là vùng trung du].

+Các tỉnh trong vùng trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

+ Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.

- Vùng trung du Bắc Bộ đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc:

+ Giao đất giao rừng cho người dân trồng và chắm sóc rừng.

+ khuyến kích người dân trồng rừng phủ xanh đất trống.

+ Bảo vệ rừng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên theo gợi ý ở bảng sau:

Xem đáp án » 04/06/2020 1,931

Chỉ: dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi –păng các cao nguyên ở Tây Nguyên, Thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

Xem đáp án » 04/06/2020 700

A. giáp một vùng kinh tế và giáp biển.

B. có biên giới chung với hai nước và giáp biển.

C. giáp Trung Quốc và giáp một vùng kinh tế.

D. giáp Lào và không giáp biển.

Đáp án: B

Giải thích

Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là có biên giới chung với hai nước [Lào và Trung Quốc] và giáp biển; đây là vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia...

Ngoài câu hỏi chính phía trên, chuyên mục Trắc nghiệm địa lý lớp 12 còn cung cấp thêm nhiều câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, đa chiều về lý thuyết và cả thực hành cho các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải đề thi Địa lí 12 nhanh gọn, chính xác.

Câu hỏi liên quan

Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. Có cửa ngõ giao lưu với thế giới

B. Giáp hai vùng kinh tế, giáp biển

C. Có biên giới chung với hai nước, giáp biển

D. Có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước

Đáp án: D

Giải thích

Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi bắt đầu hoặc kết thúc của nhiều tuyến đường quan trọng: QL 2, 3, 6, 32,  QL4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 46, 34, 37, 279...  nhưng không phải là nơi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước như Đồng bằng sông Hồng hay Đông Nam Bộ.

***

Trên đây là nội dung câu trả lời cho câu hỏi: Nét đặc trưng về vị trí địa lý của trung du và miền núi bắc bộ là ? được Đọc tài liệu sưu tầm, chia sẻ giúp các bạn học sinh tìm đáp án nhanh nhất, chính xác nhất cũng với phần giải thích thuyết phục nhất. Ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo nhiều hơn về Kiến thức Địa lí 12 với các câu hỏi liên quan phía dưới. Chúc các bạn luôn nắm chắc kiến thức để đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra và bài thi.

Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm Tây Bắc và Đông Bắc. Tây Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. Vùng Đông Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên rất riêng. Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào?

Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và giải đáp qua bài viết sau để có câu trả lời.

Giới thiệu chung về trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc đất nước với nhiều thế mạnh về địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Vùng trung du miền núi phía bắc trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.

Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm Tây Bắc và Đông Bắc. Tây Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. Vùng Đông Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.  Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích: 101.000 km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước và dân số >12 triệu [2006], chiếm 14,2% dân số cả nước.

Vị trí địa lý của trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 14 tỉnh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Với đặc điểm vị trí địa lý nằm gần sát với chí tuyến Bắc nên trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng. Bên cạnh đó vị trí địa lý của trung du và miền núi Bắc Bộ cũng tạo điều kiện giao lưu kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở. Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch. Trung du miền núi bắc bộ có một địa hình chia cắt mạnh chủ yếu là đồi núi tạo nhiều thuận lợi cho nghề khai thác thủy điện.

Vậy với vị trí địa lý trên thì trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời.

Khí hậu của trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông cũng vẫn lạnh.

Với đặc điểm khí hậu của vùng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi mà khí hậu mang lại cho trung du và miền núi Bắc Bộ là:

+ Điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển cả cây rau ôn đới.

+ Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

+ Các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý [tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…], các cây ăn quả như mận, đào, lê.

Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì khí hậu cũng có những hạn chế khó khăn nhất định. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thời tiết hay nhiễu động thất thường, tuyết rơi vào mùa đông, các hiện tượng như rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông … đã gây ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống của con người.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề