Cảm nhận về môn học viết tiếng Việt

Hiện nay , bộ môn Văn học vẫn giữ vị trí khá quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thông. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.

Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hàng ngày.

Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.

Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người. 

Văn học giúp chúng ta cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi của cuộc sống

Qua các tác phẩm văn học, chúng ta có thể cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ, đó chính là món quà tuyệt diệu mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Nếu ai đã dành thời gian quan sát và lắng nghe khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sẽ càng hiểu hơn vẻ đẹp của những âm thanh đặc biệt của làng quê vào buổi sớm mai, hoặc của khu phố khi màn đêm buông xuống… Và hơn cả, khi biết được cách quan sát, lắng nghe ấy, chúng ta sẽ mở rộng được tâm hồn mình, mở rộng vòng tay và sẽ lôn nhận được những món quà bất ngờ và đẹp đẽ từ cuộc sống.

Văn học giúp ta biết về nguồn cuội, gốc rễ.

Như chúng ta thấymôn văn đâu phải đi học chúng ta mới học mà ngay từ khi mới sinh ra mỗi chúng ta đều được bà, được mẹ hát những câu hát ru trong khi đi ngủ, những câu ca dao mượt mà đằm thắm. Sau đó là những ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta lại được học môn văn, tiếng Việt để biết về nguồn cội, gốc rễ ngày xưa ông cha ta nói và làm những gì? Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

Trong môn ngữ văn ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha  những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng  không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

Nói cách khác Văn học chính là giúp chúng ta cách học cách làm người. Văn học một lần nữa giúp chúng ta có thái độ biết ơn những người đi trước, những người  hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay, chúng ta hãy sống cho thật xứng đáng.

Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác.

Trong văn học ẩn chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau, hay cùng quẫn. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ gông cùm, mất nước, mất tự do, những nỗi đau ai oán phải bán con, nuốt nước mắt vào trong của những người mẹ. Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy  ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến tột cùng, những nỗi đau tưởng như không một ai chịu nổi, những nỗi đau cùng quẫn của họ. Từ đó giúp chúng ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.

Nhưng quan trọng nhất là nó dạy ta biết dung hòa 2 sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho con, việc học tiếng việt sẽ giúp các con hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.

Ở bậc tiểu học, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt được thể hiện rõ rệt qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các lớp 1, 2, 3

Đối với trẻ học lớp 1, 2, 3, nội dung của môn Tiếng Việt tập trung hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốn Tiếng Việt mà trẻ đã có. Các bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành, được thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua các bài học thực tế.

Ví dụ: Học âm “e”, sau đó viết con chữ “e”. Những tri thức về âm – chữ cái, về tiếng [âm tiết] – chữ, về thanh điệu – dấu ghi thanh đều được học qua những bài dạy chữ. Những tri thức về câu trong đoạn hội thoại [câu hỏi, đáp và dấu câu] cũng không được dạy qua bài lý thuyết mà học sinh được hình dung cụ thể trong một văn bản cụ thể.

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Vậy nên, việc học Tiếng Việt ở bậc tiểu học  sẽ tạo nền tảng cho trẻ trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch.

Giai đoạn 2: Các lớp 4, 5

Về nội dung môn học, học sinh ở giai đoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kỹ năng. Bên cạnh những bài học thực hành [ở giai đoạn trước], học sinh được học các bài về trí thức Tiếng Việt [từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách,…]. Những bài học này cũng không phải là lý thuyết đơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi sau đó mới khái quát thành những khái niệm.

Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kỹ năng sống được thể hiên ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,..Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Nói tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Vì vậy, Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ.

----------------

Tham khảo thêm chương trình học cho học sinh lớp 1 -> 11: "Tự tin chinh phục điểm 9-10"

TRUNG BÌNH CHỈ 5K/NGÀY/KHOÁ HỌC
CON TỰ HỌC TẠI NHÀ - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

  

Chương trình Tiếng Việt tại EraSchool được xây dựng bám sát khung chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục về Ngữ âm, Từ vựng, Cú pháp, Văn bản. Với sự kết hợp, tinh lọc những nét hay của các bộ sách giáo khoa mới với phương pháp tiếp cận giáo dục hiện đại của nhóm Cánh Buồm. Học sinh được trang bị phương pháp, tư duy, sự tự tin và chủ động nhờ vào việc được làm và làm được trong từng giờ học.

Qua những giờ trải nghiệm thực tế, học sinh tự tìm ra thao tác học, nắm chắc phương pháp, biết cách tự học; biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, sử dụng văn nói, văn văn viết chính xác, linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. Học sinh yêu tiếng Việt, yêu sách, biết làm thơ, ca, hò, vè, tốc độ đọc tốt và ít mắc lỗi chính tả.

Quá trình học tiếng Việt tại EraSchool bao gồm:

Lớp 1: Trẻ học ngữ âm theo phương pháp mô hình hóa, ghép âm, ghép vần theo quy luật. Sau đó trẻ học cách đóng vai, dùng các ngôn ngữ mình học được để thể hiện cảm xúc, sự đồng cảm của mình khi quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống. Ví dụ như đồng cảm với các tác phẩm nghệ thuật tranh Đông hồ, đồng cảm với các nhân vật ngoài xã hội…

Lớp 2: Trẻ phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt với các từ vựng theo chủ đề [Từ láy, từ mượn, từ Hán Việt và các từ ngữ xung quanh cuộc sống của trẻ]. Từ các chủ đề đó, trẻ có thể viết nên những từ có nghĩa, những từ cảm nhận về cuộc sống. Trẻ được đóng kịch, viết truyện nhằm tư duy phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Trẻ sử dụng ngôn ngữ học được để tưởng tượng, sáng tác nên những câu chuyện thú vị trong cuộc sống.

Lớp 3: Trẻ bắt đầu biết cách tạo ra các loại câu, phân tích câu và biết sử dụng chúng vào trong các hoàn cảnh cụ thể. Trẻ bắt đầu dùng Ngôn ngữ để liên tưởng, thay thế hình tượng này bằng hình tượng khác có mối liên quan với nhau. Từ đó trẻ có thể tự làm ra các sản phẩm như sơ đồ liên tưởng, bản đồ tư duy [Mind map], ghi chép Sketchnote…

Lớp 4: Trẻ bắt đầu được học văn bản, bố cục một bài viết chặt chẽ, viết tiểu luận nêu rõ quan điểm, ý kiến cá nhân. Từ đó trẻ bắt đầu sáng tạo ra một tác phẩm thơ, truyện, kịch bản phim, kịch bản hội thảo…

Lớp 5: Trẻ được phân biệt các dạng hoạt động ngôn ngữ khác nhau trong các tình huống cụ thể. Ví dụ như ngôn ngữ ngoại giao, ngôn ngữ văn phòng, ngôn ngữ pháp luật…Ứng dụng vai trò của ngôn ngữ trong các hoạt động nghệ thuật đa dạng như Nhạc họa, kịch nghệ…

Lớp 6: Trẻ bắt đầu nghiên cứu để hiểu sâu, hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ Việt, cái hay cái đẹp của Ngôn ngữ và văn hóa Dân tộc mình. Sự nghiên cứu này giúp trẻ hình thành cảm hứng nghệ thuật để có thể sáng tác ra các Tác phẩm thơ, tác phẩm tự sự, tác phẩm hội họa, tác phẩm âm nhạc…

Tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển tri thức, nhân cách, tư duy của trẻ tại Trường PTLC Sinh thái EraSchool. Đây chính là bước đệm để hình thành nên một công dân toàn cầu trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề