Cấp chống thấm b8 là gì

Bê tông chống thấm được hiểu là một dòng sản phẩm mà trong đó ngoài các tính năng của bê tông bình thường. Còn có thêm tính năng chống thấm được thiết kế với cấp phối có sử dụng các phụ gia chống thấm với hiệu năng cao.

Khái niệm về mác chống thấm W của bê tông

Mác chống thấm của bê tông là khả năng của bê tông không cho nước thấm qua dưới áp lực thủy tĩnh. Khi thí nghiệm xác định độ chống thấm của tổ mẫu. [ 6 viên hình trụ, kích thước 150x150mm] . Là cấp áp lực lớn nhất mà ở trong đó 4 trong 6 viên mẫu chưa bị nước thấm qua. Từ áp lực nước mà ở đó 4 trong 6 viên đã bị thấm nước. [ áp lực mà tại đó dừng việc thử] trừ đi 2 sẽ cho ra mác chống thấm của bê tông W. Như vậy: Mác chống thấm của bê tông W là hiệu số của cấp áp lực khi dừng thử [ tính bằng atm] mà ở đó bốn trong sáu viên mẫu thử đã bị nước xuyên qua trừ đi 2. Áp lực đó gọi là mác chống thấm của bê tông và ký hiệu là W2, W4, W6, W8, W10 và W12

Phân loại bê tông chống thấm

Phân loại theo thông số thấm của bê tông W6,W8,w10,w12 được hiểu là chịu được áp suất nước lên tới 6 atm, 8atm, 10 atm, 12 atm.

Quy trình thử độ thấm nước bê tông theo TCVN 3116-1993

Máy thử độ chống thấm [hình 1] Bàn chải sắt Paraphin hoặc mỡ bi ôtô Tủ sấy 2000C

Giá ép mẫu

Chuẩn bị mẫu thử

2.1 Chuẩn bị mẫu thử chống thấm theo TCVN 3105 : 1993 . Mỗi mẫu gồm 6 viên hình trụ đường kính bằng chiều cao và bằng 150mm.
2.1.1. Tuổi mẫu thử : Kết cấu sản phẩm yêu cầu nghiệm thu chống thấm ở tuổi nào thì thử mẫu ở tuổi đó, nhưng không sớm hơn 28 ngày đêm.

2.1.2. Bảo quản mẫu:

Trong thời gian chờ thử kết cấu sản phẩm được bảo dưỡng. Đóng rắn ở điều kiện nào thì mẫu thử cũng được bảo dưỡng. Đóng rắn trong điều kiện tương tự như vậy.


2.1.3. Độ ẩm của mẫu:

Kết cấu sản phẩm yêu cầu nghiệm thu chống thấm ở trạng thái nào thì thử chống thấm trên mẫu đúng ở trạng thái đó.

2.1.4. Nhiệt độ mẫu thử

Tất cả các mẫu thử chống thấm đều thử ở nhiệt độ bằng nhiệt độ của phòng thí nghiệm. 2.1.5. Không được phép thử chống thấm trên các mẫu rỗ hoặc có các vết nứt. Trong trường hợp có các mẫu như vậy phải lặp lại việc đúc mẫu bằng đúng vật liệu đã thi công, đổ, đầm. Đúng như khi thi công hoặc khoan mẫu trực tiếp trên kết cấu cần thử. 2.2 Trước khi tiến hành thử, phải dùng bàn chải sắt tẩy sạch màng hồ xi măng trên hai mặt đáy của mẫu thử.

2.3 Sấy nóng áo mẫu tới 600C lấy mỡ bi ôtô. Hoặc paraphin đun chảy quét đều lên xung quanh thành mẫu rồi ép mẫu. Vào áo thép sao cho khe hở giữa chúng được lấp đầy hoàn toàn mỡ đặc hoặc paraphin.

Tiến hành thử

3.1 Kẹp chặt sáu áo có mẫu thử vào bàn máy bằng gioăng cao su và các bu lông hãm. Bơm nước cho đầy các ống và khoang chứa, mở van xả hết không khí giữa các mẫu thử. Và cột nước bơm sau đó đóng van xả khí. 3.2 Bơm nước tạo áp lực tăng dần từng cấp, mỗi cấp 2daN/cm2. Thời gian giữ mau ở một cấp áp lực là 16 giờ.

3.3 Tiến hành tăng áp tới khi thấy trên mặt viên mẫu có xuất hiện nước xuyên qua. Khi đó khoá van và ngừng thử viên mẫu bị nước xuyên qua đó. Sau đó tiếp tục thử các viên còn lại và ngừng thử toàn bộ khi 4 trong 6 viên đã bị nước thấm qua.

Tính kết quả

4.1 Độ chống thấm nước của bê tông được xác định bằng cấp áp lực nước tối đa. Mà ở đó bốn trong sáu viên mẫu thử chưa bị nước xuyên qua. Theo kết quả thì đó chính là cấp áp lực xác định theo điều 3.3 trừ đi 2.
áp lực đo gọi là mức chống thấm của bê tông ký hiệu bằng B2, B4, Bb, B8, B10 và B12.

Biên bản thử

Trong biên bản thử ghi rõ : – Kí hiệu mẫu; – Nơi lấy mẫu; – Ngày thử và tuổi bê tông lúc thử; – Độ chống thấm nước của bê tông

– Chữ kí của người thử.

Bê tông chống thấm được hiểu là một dòng sản phẩm trong các loại bê tông bình thường mà trong đó ngoài các tình năng của bê tông bình thường còn có thêm tính năng chống thấm được thiết kế với cấp phối có sử dụng các phụ gia chống thấm với hiệu năng cao.

Cấp phối bê tông là gì?

Cấp phối bê tông là tỷ lệ các thành phần tạo nên 1m3 bê tông. Trong đó quy định rõ khối lượng các thành phần như: Xi măng, cát, đá, nước, chất kết dính, phụ gia... và các thành phần khác nếu có.

Có thể bạn quan tâm:

Sikagrout 214-11: Vữa không co ngót chống thấm

Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm hai thành phần

Phân loại bê tông chống thấm

Phân loại theo cấp độ chống thấm:

Trong một số tài liệu và thi công thực tế việc phân loại này khá phổ biến. Việc phân loại này giúp mọi người hiểu luôn được tính năng yêu cầu cần có của loại bê tông chống thấm đang sử dụng: B6, B8, B10, B12 [hoặc W6, W8, W10, W12]. Với thông số này bê tông được hiểu là sẽ chịu được ấp suất nước lên tơi 6 atm [Átmốtphe], 8 atm, 10 atm, 12 atm 

Phân loại mác bê tông:

Cách phân loại này phổ biến hơn cả, các loại bê tông chống thấm được phân loại như bê tông bình thường theo cấp độ chịu nén như M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400, M450, M500, M600, M700 ...Chỉ khác so với bê tông thông thường là có thêm phụ gia chống thấm

Một số cấp phối bê tông chống thấm

Bê tông chống thấm không có yêu cầu về cường độ [ dưới mác 250]

Sử dụng một số loại phụ gia thông dụng như: Sikament R4, Sikament NN. Tỷ lệ giữa Xi măng, cát, đá, phụ gia, nước có thể tham khao bảng tổng hợp sau:

Bê tông chống thấm yêu cầu cường độ mác 300 trở lên đến mác 400 

Với bê tông yêu cầu cường độ ở mức này chúng ta có thê sử dụng phụ gia SikaPlast 318. Tỷ lệ các thành phần trong bê tông có thể tham khảo cấp phối bên dưới:

Bê tông chống thấm mác cao vơi cường độ từ mác 450, mác 500, mác 600

Với những dòng bê tông này thông thường sẽ có những yêu cầu khắt khe về độ sụt, và phát triển cường độ sớm để thi công vào các vị trí khó, cốt thép dày, cần tháo cốp pha sớm. Có thể tham khảo dòng Sika Viscocrete 3000-20 M. Tỷ lệ cũng như thành phần trong cấp phối có thể tham khảo bảng phía dưới:

Một số lưu ý 

Việc thiết kế cấp phối bê tông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguồn cốt liệu, xi măng, loại phụ gia, các yêu cầu về độ sụt, độ chảy chảy của bê tông. Vì vậy trong thực tế cần xác đinh mức độ phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu thực tế bằng việc thí nghiệm tại hiện trường, không nên sử dụng một cách máy móc các cấp phối bê tông tham khảo.

Video thực nghiệm cách sản xuất bê tông chống thấm với độ chảy xòe cao

Nguồn: Sika Australia

Mọi thắc mắc về các loại phụ gia chống thấm cho bê tông liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp. Hotline 0906.191.027

>>> Xem thêm: Báo giá một số sản phẩm mới nhất của SIKA tại đây

Cấp chống thấm phổ biến trong hầu hết các công trình hiện nay, dù là các công trình công cộng hay nhà dân sinh. Đây là một trong những khâu được sử dụng gần như 100% trong mọi công trình vật liệu bê tông. Tuy nhiên, khả năng chống thấm nước của nó luôn nhận được sự quan tâm từ đông đảo khách hàng. Nhất là các công trình tầng hầm thủy lợi. Vậy theo bạn như thế nào là cấp chống thấm của bê tông? Nó có những cấp độ nào?

Hãy cùng Thợ Giúp Việc chúng tôi tìm hiểu những vấn đề xoay quanh cấp chống thấm của bê tông thông qua phạm vi bài viết dưới đây.

Bê tông cốt thép là tên gọi khác của cấp chống thấm của bê tông. Là khi ổn định ở thể thống nhất vật liệu có khả năng chống lại băng giá và thủy lực ở từng điều kiện môi trường nhất định bên ngoài. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là khả năng ngăn chặn nước thẩm thấu qua bề dày của lớp bê tông được tạo ra.

Tùy theo mác bê tông, độ dày của lớp bê tông, độ sâu và cốt thép của bê tông bị ngâm mà chúng ta có thể sử dụng những cấp chống thấm của bê tông khác nhau.

Cấp bê tông chống thấm phụ thuộc vào phụ gia chống thấm và mác của bê tông. Mác của bê tông là chỉ sự chịu được những áp lực sau khi hết thời gian đông kết. 

Trong khi trộn và đổ bê tông, có rất nhiều yêu cầu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bê tông đó để làm gì. Có nơi chỉ cần nơi cần chống thấm, chịu lực tốt, nơi dễ bị sụt lún… thì khi đó sẽ đưa các phụ gia phù hợp vào bên trong bê tông.

Khái niệm cấp chống thấm của bê tông?

Tham khảo: Các mức giá chống thấm phù hợp với điều kiện tài chính của bạn

Tìm hiểu thông tin về mác bê tông và các cấp chống thấm của bê tông

Nói đến mác bê tông là bạn đang nói đến khả năng chịu nén của mẫu bê tông đó. Hiện tại, theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam [TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995], mẫu mác bê tông dùng để đo cường độ là một mẫu đóng từ bê tông có hình lập phương và có kích thước ba chiều là 150mm, được dưỡng hộ trong tiêu chuẩn điều kiện quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó sẽ được đưa vào máy nén để nén và sẽ đo được ứng suất nén phá hủy mẫu [qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông], đơn vị tính bằng daN/cm² [kg/cm²] hoặc MPa [N/mm²] 

Bê tông chịu nhiều tác động khác nhau trong kết cấu xây dựng như khả năng chịu nén, trượt, uốn, kéo, trong đó ưu thế lớn nhất của bê tông là chịu nén. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén để làm chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, và đó được gọi là mác bê tông.

Mác bê tông được phân loại theo từng cấp độ từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi bạn nghe mác bê tông 300 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông có kích thước đạt tiêu chuẩn, và được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở thời gian tuổi 28 ngày và  đạt điều kiện 300kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 300 chỉ là 135kG/cm² [được dùng để tính toán và thiết kế kết cấu của bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất].

Ngày nay, người ta hoàn toàn có thể chế tạo bê tông có cường độ chịu nén rất cao lên đến 1000 kg/cm².

Quy định về kích thước mẫu có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng khu vực. Đơn cử như mẫu đóng cọc bê tông hình trụ tròn đường kính 150mm, chiều cao 300mm [thí nghiệm nén dọc trục] theo tiêu chuẩn Mỹ. Để có các tiêu chuẩn được tương đương thì cần có hệ số quy đổi.

Khi bạn xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu bạn cần phải có một tổ mẫu được lấy tại hiện trường thi công, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất [về điều kiện dưỡng hộ về vị trí và về cách thức lấy mẫu]. Đối với các mẫu có kết cấu lớn, các tổ mẫu được lấy trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng mẫu lấy của chúng đủ lớn để có thể mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó.

Theo nén mẫu thì giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông [tuổi 28 ngày]. Nếu thời điểm nén tổ mẫu lâu hơn hoặc nhanh hơn là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết khoảng thời gian này thường là 3 hay 7 ngày sau, thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông tiêu chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh và có thể chúng chưa chính thức. 

Mác của bê tông thực tế là mác bê tông có kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày. Kết cấu bê tông tại chỗ được cho là tiêu chuẩn về mác thiết kế [quy định trong thiết kế] khi từng tổ mẫu có giá trị trung bình [mác thực tế] không được nhỏ hơn giá trị của mác thiết kế, và đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm đạt dưới 85 % mác thiết kế.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc lấy mẫu được quy định về thi công, đóng cừ và nghiệm thu bê tông, bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, TCVN 4453:1995  như sau:

    • Đối với bê tông thương phẩm phải lấy một tổ mẫu thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe [khoảng 6÷10 m³], tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn; Trường hợp đổ bê tông khối lượng ít kết cấu đơn chiếc, [ 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ.  Kể cả nếu khối lượng bê tông móng máy chỉ ít hơn 50 m³ thì vẫn phải lấy một tổ. Với các móng lớn, thì cứ 100 m³ sẽ lấy một tổ mẫu, nhưng không được ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng.
    • Đối với bê tông mặt đường, nền, [đường ô tô, sân bay,..] thì cứ 200 m³ bê tông thì sẽ lấy một tổ mẫu [nhưng vẫn phải lấy một tổ nếu khối lượng < 200 m³].
    • Đối với bê tông khối lớn: Trong mỗi khoảnh đổ, khi khối lượng bê tông đổ [hay còn gọi là phân khu bê tông] ≤ 1000 m³ thì tương tự rằng cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu; Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoảnh đổ [phân khu bê tông] > 1000 m³ thì theo đó cứ 500 m³ bê tông bạn cần đảm bảo phải lấy được một tổ mẫu.

Thiết kế Mác bê tông là việc thí nghiệm nhằm tìm ra một cấp phối đóng cọc bê tông, có nghĩa là tỷ lệ thành phần vật liệu tạo vữa bê tông trong một m³ vữa bê tông], phù hợp cho vữa bê tông của mỗi công trình để tạo ra được bê tông thực tế có mác tương đương với mác thiết kế, trước khi đi vào xây dựng công trình.

Có lẽ chúng ta không thể nào kể ra hết được khi nhắc đến mác bê tông. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể điểm qua một số ví dụ mác bê tông thường dùng hiện nay. Trên thực tế hiện nay, có thể thấy phổ biến nhất là: M100, M200, M250, M300, M150, M400, M350. Đây là những mác bê tông thông dụng cho việc xây dựng nhà cửa đến các nhà cao tầng hay công trình thủy lợi hiện nay.

Cấp chống thấm của bê tông thường được đánh giá theo tiêu chuẩn GOST [GOST 4800-59 và GHOST 4795-53 ] của Nga. Và cấp độ chống thấm của bê tông được nhắc đến thường xuyên nhất là B6, B8, B10 và B12.

    • B6 là cấp độ chống nước dành cho các sân thượng của nhà cao tầng hay sàn mái không che chắn. 
    • B8 là cấp độ chống thấm cho tường nhà, tường nhà vệ sinh.
    • B10 và B12 dành cho các công trình công trình cống thủy lợi hoặc tầng hầm sâu.

Hiểu rõ hơn về:Các Tiêu Chuẩn Chống Thấm Trong Xây Dựng

Các phương án đổ bê tông chống thấm

Hiện nay, trong xây dựng chủ yếu thi công đổ trần, mái,… bằng bê tông tươi. Do vậy, nếu bạn yêu cầu hoặc nhờ đến tư vấn về cấp chống thấm của bê tông của Thợ Giúp Việc, bạn sẽ được phân tích và chỉ ra khi đổ bê tông nên sử dụng các biện pháp thi công nào tốt nhất để ngăn nước hiệu quả.

Phương pháp sử dụng làm chống thấm cho bê tông tốt nhất đó là:

    • Khi trộn bê tông đưa phụ gia chống nước tốt vào bê tông tươi.
    • Dùng băng cản nước các bề mặt ngoài, các lớp ngăn bê tông – nối bê tông.
    • Thực hiện kỹ thuật bảo dưỡng bê tông chuẩn trong thời gian chờ đông kết [ thời gian 28 ngày]

Tham khảo thêm: Tìm hiểu về phương pháp chống thấm ngược

Lựa chọn cấp chống thấm của bê tông
    • Mác : Từ 10 MPA – 50 Mpa
    • Độ sụt/ độ chảy :Độ sụt từ 10+_2 đến 20+_2 [ cm]
    • Chống thấm: B2-B12
    • Cường độ: Cường độ trong khoảng 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn nhất có thể thời gian luân chuyển coppha.
    • Nhiệt độ: Thấp nhất 28 độ C
    • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
    • Độ sụt/ độ chảy: Độ sụt từ 10+_2 đến 20+_2 [ cm]
    • Chống thấm: B8-B12
    • Cường độ: Cường độ sớm: 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển coppha
    • Nhiệt độ: Thấp nhất 28 độ C
    • Mác: Từ 40MPA – 70 Mpa
    • Độ chảy/ độ sụt: Độ chảy từ 500-700 [mm]
    • Chống thấm: B10-B12
    • Cường độ: Cường độ sớm 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm giúp thời gian luân chuyển coppha được rút ngắn.
    • Nhiệt độ: Cao nhất 28 độ C khi vận chuyển đến công trường.
    • Mác: Từ 50MPA – 70 Mpa
    • Độ sụt/ độ chảy: Tính công tác cao, độ sụt >= 18+- 2 [ cm] hoặc độ chảy xòe [Flowing] 500-:-700 mm
    • Chống thấm:B10-B12
    • Cường độ: Cường độ chịu nén,kéo, uốn cao và tốc độ phát triển cường độ nhanh
    • Nhiệt độ: Cao nhất 28 độ C khi vận chuyển đến công trường
    • Mác: Từ 30MPA – 70 Mpa
    • Độ sụt/ độ chảy: Tính công tác rất cao, độ sụt >= 18+- 2 [ cm] hoặc độ chảy xòe [Flowing] 500-:-700 mm
    • Chống thấm: B10-B12
    • Cường độ: Cường độ chịu nén,kéo, uốn cao và tốc độ phát triển cường độ nhanh
    • Nhiệt độ: Nhiệt độ nguyên vật liệu đầu vào được kiểm soát ở mức thấp nhất. Đảm bảo nhiệt độ của lượng bê tông tươi tại công trường cũng như nhiệt độ trong lòng khối bê tông sau khi đã được đóng rắn sẽ ở mức thấp nhất.
    • Nguyên vật liệu: Sử dụng loại xi măng chống thấm ít tỏa nhiệt như Xỉ lò cao [Ground] và tro bay trong thiết kế cấp phối và kết hợp với một số loại phụ gia đặc biệt.
    • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
    • Độ sụt/độ chảy: Độ sụt >= 12+-2 [ cm]-:- 18+/-2cm
    • Chống thấm: B8-B12
    • Cường độ: Cường độ chịu nén,kéo, uốn cao và tốc độ phát triển cường độ trung bình
    • Nhiệt độ: Nhiệt độ đối với các nguyên vật liệu đầu vào sẽ được kiểm soát ở mức thấp nhất, làm sao để hạn chế phát sinh nhiệt và kéo dài thời gian ninh kết phù hợp với tính khó thi công.
    • Nguyên vật liệu: Sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết nhưng vẫn đảm bảo thời gian ninh kết bê tông.
    • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
    • Độ sụt/độ chảy: Độ sụt từ 10+_2 đến 20+_2 [ cm]
    • Chống thấm: B8-B12
    • Cường độ: Khả năng  phát triển của cường độ bê tông là sớm [trong khoảng 18 giờ – 24 giờ]
    • Nhiệt độ: Thấp nhất 28 độ C
    • Nguyên vật liệu: Sử dụng phụ gia siêu hóa dẻo và phụ gia hoạt tính trong thiết kế cấp phối. Nguyên vật liệu sử dụng đảm bảo các yêu cầu khắt khe như bê tông cường độ cao
    • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
    • Độ sụt/độ chảy: Độ sụt từ 10_2 đến 16+_2 [ cm]
    • Cường độ: Cường độ sớm: 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển coppha
    • Nhiệt độ: Thấp nhất 28 độ C
    • Nguyên vật liệu: Sử dụng phụ gia bù co ngót trong việc thiết kế cấp phối với liều lượng đảm bảo tối ưu cho từng mục đích sử dụng cụ thể.

Trên đây là một số thông tin chung về cấp chống thấm của bê tông cùng một số trường hợp lựa chọn cấp độ chống thấm của bê tông trong việc ngăn thấm nước – mác bê tông cần thiết cũng như nguyên liệu. Mong rằng nó sẽ mang lại những thông tin tham khảo, giúp ích cho các bạn trong thi công mọi công trình phổ biến hiện nay.

Tham khảo thêm: Mách bạn thông tin tham khảo hữu ích về nhựa đường chống thấm

Thợ Giúp Việc – Đơn vị đồng hành cùng bạn trong từng hạng mục cấp chống thấm của bê tông

Thợ Giúp Việc chuyên cung cấp các sản phẩm, loại dịch vụ sửa chữa thiết kế thi công: vật liệu chống thấm, sơn chống thấm Dulux, cấp chống thấm của bê tông, sửa bồn cầu, sửa của sắt, sửa lò vi sóng,…

Trong suốt thời gian đã và đang hoạt động, Thợ Giúp Việc luôn chú trọng lấy chữ tín trong kinh doanh làm đầu, với một niềm tin và hy vọng rằng uy tín là nhân tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của một đơn vị. Mỗi một cá nhân của Thợ Giúp Việc luôn nỗ lực làm việc với mục tiêu đó. Thương hiệu tốt, chất lượng tốt, dịch vụ chu đáo, giá cả cạnh tranh – đó là những lý do chúng tôi được tin tưởng lựa chọn bởi những đối tác cả trong và ngoài nước. Thợ Giúp Việc rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn. Hãy để Thợ Giúp Việc giúp bạn trong mọi việc.

Tham khảo thêm: Khám phá chi tiết dịch vụ chống thấm tại TPHCM

Video liên quan

Chủ Đề