Câu nào dưới đây không nói đúng về tính cách của Trương Sinh

NHẤP CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂXEM TRƯỚCTÀI LIỆU
Để mua bản Word khách vui lòng liên hệ theo thông tin điện thoại hoặc zalo 098.789.3491.


PHẦN II: TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
I/ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁINAM XƯƠNG:
1. Vấn đề 1:
Cho đoạn văn sau:
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.
Câu 3: Từ tác phẩm trên, hãy viết một đoạn văn 15 câu để làm rõ vẻ đẹp truyền thông của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
Gợi ý
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
Câu 2: Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó:
Những thành ngữ là: Duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con.
Câu 3: Viết đoạn văn để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương:
Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?

Gợi ý
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.
Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những diều kỳ lạ được lưu truyền.
Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
* Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
* Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng chi tiết này đã gián tiếp lên án, tố cáo:
- Xã hội phong kiến với chế độ nam quyền đã dung túng, bênh vực những suy nghĩ, hành động của Trương Sinh, đẩy Vũ Nương đến cái chết bi thảm.
- Xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa chia cách tình cảm vợ chồng, cha con, đã gây ra bị kịch của cuộc đời Vũ Nương.
- Xã hội phong kiến không có chỗ cho những con người tốt đẹp như Vũ Nương được sống Vũ Nương không thể trở về.
4. Vấn đề 4:
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương [Nguyễn Dữ]
... Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
[Theo Ngữ văn 9, tập một]
Câu 1: Trong tác phẩm lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
Câu 2: Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn [khoảng 6 câu] suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
Câu 3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Gợi ý
Câu 1: Lời thoại trên là lời độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
- Trong tác phẩm đó là lời độc thoại
- Vì đó là lời than của nàng với trời đất nhưng đó cũng là lời của nàng nói với lòng mình để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình. Lời nói không hướng tới một đối tượng nào cả, phát ra thành tiếng thể hiện bằng gạch đầu dòng [-].
Câu 2: Hoàn cảnh Vũ Nương nói lời này. Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn [khoảng 6 câu] suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật:
* Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì?
Vũ Nương nói bị chồng đối xử bất công mắng nhiếc đánh đuổi đi, thất vọng tột cùng, bị đẩy đến đường cùng không thể giải được nỗi oan khuất, tất cả đã tan vỡ, nàng đau khổ tuyệt vọng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong trắng, mượn nước sông để rửa sạch tiếng nhơ oan ức. Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng, của một kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Cái chết của Vũ Nương thể hiện nỗi đau khổ của nàng đã lên đến tột cùng. Qua lời thề nguyền của Vũ Nương ta thấy nàng:
- Rất khao khát cuộc sống gia đình hạnh phúc.
- Luôn trong sáng, thủy chung với chồng.
- Rất mong được minh oan, rất tự trọng.
* Những phẩm chất của nhân vật trong lời thoại:
- Nàng hiểu được thân phận của mình, tự nhận mình là kẻ bạc mệnh có duyên phận hẩm hiu, song vẫn khát khao được sống hạnh phúc với chồng con và mong thần sông minh oan cho tấm lòng thủy chung, trong trắng của mình. Lời than, lời thề nguyền của Vũ Nương thật thống thiết, ai oán.
- Hành động tự trẫm mình của Vũ Nương là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay, nhưng người đọc cũng thấy được lòng tự trọng, sự chỉ đạo của lý trí, chứ không như hành động bột phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích miêu tả Nàng chạy một mạch ra sông, đâm đầu xuống nước tự vẫn.
- Phẩm chất cao đẹp của Vũ Nương thể hiện qua lời thề nguyền cũng là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ lao động xưa: Dù cuộc sống của họ có khổ đau bất hạnh, song họ vẫn luôn giữ tròn phẩm chất thủy chung, sắt son, nghĩa tình của mình.
Câu 3: Các chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp.
- Gặp lại Vũ Nương, người được coi là đã chết rồi.
- Được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.
5. Vấn đề 5:
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương [Nguyễn Dữ]
Phan Lang nói:
Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:
- Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
[Trích Ngữ văn 9, tập một]
Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ tiên nhân được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương ứa nước mắt khóc và quả quyết tôi tất phải tìm về có ngày?
Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng 2/3 trang giấy thi] về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Gợi ý
Câu 1: Hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện vói Vũ Nương. Từ tiên nhân được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.
- tiên nhân được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.
Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương ứa nước mắt khóc và quả quyết tôi tất phải tìm về có ngày?
Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại ứa nước mắt khóc vì xót xa cho tình cảnh bi thảm. Vũ Nương quả quyết tôi tất phải tìm về có ngày thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.
Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta:
a. Giải thích khái niệm:
- Gia đình là khái niệm dùng để chỉ những con người cùng chung huyết thống, dòng tộc, gia phả.
- Có nhiều gia đình trong đó gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau, tam đại đồng đường thậm chí là tứ đại đồng đường.
- Ngoài những đặc điểm chung như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam thì mỗi gia đình có truyền thống riêng, qui ước riêng về lễ giáo, đạo đức, lối sống, bổn phận, nghĩa vụ.
b. Biểu hiện:
Sự hi sinh, yêu thương, sự quan tâm chia sẻ, của mỗi thành viên trong gia đình.
c. Vai trò của gia đình:
- Tình cảm gia đình là động lực, là sự động viên, cổ vũ con người vững bước trên đường đời...
- Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của con người.
- Là nơi khởi đầu của mọi yêu thương và mơ ước trong ta.
- Là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời con người.
- Có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hình thành nhân cách, lẽ sống, lí tưởng.
d. Bàn bạc, mở rộng:
- Một đất nước hùng mạnh phải dựa trên nền tảng của gia đình vững chắc.
- Một đất nước suy vong khi nền nếp trong gia đình bị băng hoại.
- Phê phán một bộ phận con người nói chung và giới trẻ nói riêng thiếu ý thức đối với trách nhiệm gia đình.
e. Liên hệ đến bản thân:
Bản thân phải biết trân trọng, vun đắp, xây dựng tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp hơn.
6. Vấn đề 6:
Trong bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị vua Lê Thánh Tông [Tư Thành, 1460-1497] viết:
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi cho lụy đến nàng.
Câu 1: Bộ phận trong ngoặc đơn [Tư Thành, 1460 - 1497] của phần giới thiệu trên đây là thành phần nào của câu?
Câu 2: Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã học? Nêu rõ tên tác giả.
Câu 3: Nêu rõ các tình huống có trong tác phẩm trên.
Câu 4: Có một chi tiết đóng vai trò quan trọng trong những tình huống trên. Theo em đó là chi tiết nào? Hãy phân tích giá trị của chi tiết đó.
Gợi ý
Câu 1: Bộ phận trong ngoặc đơn [Tư Thành, 1460-1497] của phần giới thiệu trên đây là thành phần nào của câu?
Bộ phận trong ngoặc đơn [Tư Thành, 1460-1497] là thành phần chú thích của câu.
Câu 2: Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã học? Nêu rõ tên tác giả:
- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ
Câu 3: Nêu rõ các tình huống có trong tác phẩm trên:
- Từ câu nói của bé Đản, Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thủy dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương.
- Khi bé Đàn chỉ vào cái bóng trên vách và gọi đó là cha, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ.
Câu 4: Chi tiết nào đóng vai trò quan trọng trong tình huống truyện. Hãy phân tích giá trị của chi tiết đó:
- Chi tiết đóng vai trò quan trọng trong những tình huống trên là chi tiết cái bóng.
- Giá trị của chi tiết này:
+ Cái bóng là đầu mối của câu chuyện cũng là điểm gỡ nút tạo nên sự bất ngờ cho người đọc.
+ Góp phần khắc họa tính cách của nhân vật: Sự yêu chồng, thương con của Vũ Nương, sự ngây thơ của bé Đản, sự hồ đồ, ghen tuông của Trương Sinh.
+ Tạo nên sự đan xen giữa yếu tố thực và ảo [với Vũ Nương cái bóng là ảo, với bé Đản và Trương Sinh cái bóng là người thực].
Gợi cho người đọc liên tưởng đến sự mong manh, hư ảo của hạnh phúc gia đình.
7. Vấn đề 7:
Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian. Câu chuyện đó có tên là gì?
Câu 2: Nhân vật chính của truyện là Vũ Nương - Người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Từ việc đọc, học và hiểu tác phẩm, em thấy những vẻ đẹp nào của nhân vật được bộc lộ?
Câu 3: Trong truyện có hai lời thoại của bé Đản:
- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
- Sau khi Vũ Nương mất: Cha Đản lại đến kia kìa?
Hãy phân tích và so sánh giá trị nghệ thuật thể hiện ở lời thoại của bé Đản trước và sau cái chết của Vũ Nương.
Gợi ý
Câu 1: Nguồn gốc của Chuyện người con gái Nam Xương:
Truyện cổ tích Vợ chàng Trương
Câu 2: Những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
- Là người vợ thủy chung
- Là người con dâu hiếu thảo
- Là người mẹ yêu thương con
- Là người trọng nhân phẩm, tình nghĩa.
Câu 3: Giá trị nghệ thuật thể hiện ở lời thoại của bé Đản trước và sau cái chết của Vũ Nương:
- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: Ô hay ! Thế ra ông cũng là cha tôi ư. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
=> Vô tình buộc tội Vũ Nương gieo vào lòng Trương Sinh mối nghi ngờ => thắt nút.
- Sau khi Vũ Nương mất: Cha Đản lại đến kia kìa?
=> Vô tình gỡ tội cho Vũ Nương giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ => mở nút


Bộ đề gồm 270 trang được trình bày công phuvà cẩn thận. Quý khách có nhu cầu mua vui lòng Zalo cho chúng tôi qua SĐT 098.789.3491 hoặc Email: .

Video liên quan

Chủ Đề