Cầu nhật tân dài bao nhiêu mét năm 2024

Cầu Nhật Tân được mệnh danh là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam là biểu tượng độc đáo của thủ đô Hà Nội. Vậy cây cầu này có gì đặc sắc? Hãy cùng MIA.vn tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây.

Bên cạnh cầu Long Biên nổi tiếng là biểu tượng lịch sử, văn hóa của thủ đô, Hà Nội còn nhiều cây cầu với kiến trúc độc đáo. Trong đó, cầu Nhật Tân bắc qua dòng sông Hồng, nối liền phường Phú Thượng, quận Tây Hồ với xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh chính là 1 trong 6 cây cầu huyết mạch quan trọng trong giao thông và kinh tế của Hà Nội.

Cầu Nhật Tân được xây dựng vào ngày 04/1/2015, sau 6 năm khởi công dưới sự hướng dẫn và thiết kế từ các kiến trúc sư Nhật Bản. Được xây dựng với tổng số vốn lên đến 13.500 tỷ đồng, cầu Nhật Tân được xem như là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong mối quan hệ kinh tế - ngoại giao.

Từ sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đã đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như giao thông vận tải của thủ đô. Cụ thể, cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay Nội Bài. Bên cạnh đó, cây cầu này cũng làm giảm áp lực giao thông cho nhiều tuyến đường, hạn chế sự ùn tắc vào giờ cao điểm cho cầu Thăng Long.

Theo cẩm nang du lịch MIA.vn, để đi đến cầu Nhật Tân, bạn có thể đi bằng xe máy xuất phát từ đường Yên Phụ theo lộ trình: Yên Phụ - Âu Cơ - An Dương Vương - nhánh 1C. Từ đây là bạn đã có thể di chuyển lên cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi theo lộ trình Hoàng Quốc Việt - Lạc Long Quân - Nút giao vành đai 2 - Xuân La. Nếu đi bằng xe đạp, xe đạp điện, bạn cần lưu ý chỉ đi lên cầu trong khung giờ từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối. Dù đi bằng phương tiện nào thì bạn cũng phải đi đúng làn theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông.

Cầu Nhật Tân được xây dựng với tổng chiều dài 9.17km.. Trong đó, đoạn vượt sông Hồng chiếm khoảng 1.5km so với tổng 3.9km phần cầu chính. Phần cầu dẫn dài 5.27m. Đường lên cầu luôn thông thoáng, tốn khoảng 10 - 15 phút là bạn đã qua được đầu cầu bên kia. Mặt cầu được thiết kế với chiều rộng 43.2m bao gồm 8 làn xe, chia thành 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe máy và phần đường dành cho người đi bộ ở mỗi chiều.

Cây cầu được các nhà thầu Nhật Bản xây dựng với 5 trụ tháp chính hình thoi, kết nối với nhau bằng 6 nhịp dây văng, giúp nâng đỡ toàn bộ phần chính của cầu Nhật Tân. Theo MIA.vn được biết, 5 trụ tháp này được thiết kế nhằm biểu thị cho 5 cánh của hoa anh đào, tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Cầu Nhật Tân được thiết kế hệ thống đèn led chiếu sáng hiện đại lên tới 1280 chiếc, giúp điểm đến này càng thêm nổi bật vào buổi tối. Khi đêm về, cầu Nhật Tân rực rỡ, lung linh thu hút mọi ánh nhìn. Ánh sáng trên cầu cứ nhịp nhàng chuyển động, thay đổi mượt mà khiến cả một khúc sông như khoác lên mình tấm áo mới. Vào những dịp lễ trọng đại của thủ đô, nếu đến cầu Nhật Tân, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bữa tiệc ánh sáng đẹp mắt, siêu hoành tráng.

Vào buổi tối, cầu Nhật Tân trở thành điểm đến hóng gió, hẹn hò và ngắm cảnh của giới trẻ Hà thành. Đến đây vào buổi tối, bạn sẽ thấy nhiều bạn trẻ cùng nhau đứng trên cầu Nhật Tân hóng gió, trò chuyện và chiêm ngưỡng thủ đô khi đêm về. Vì cầu được xây dựng với mục đích thuận tiện cho giao thông nên khi đến đây tham quan, bạn không nên để xe lung tung, lấn chiếm lòng đường xe chạy để tránh bị ùn tắc.

Khám phá dưới chân cầu Nhật Tân, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những vườn đào đẹp tựa như một Nhật Bản thu nhỏ. Dưới chân cầu chính là Làng trồng hoa đào Nhật Tân nổi tiếng, thường được người dân thủ đô tìm đến chiêm ngưỡng và mua đào vào mỗi dịp lễ, Tết. Vườn đào dưới chân cầu mở cửa mỗi ngày cho bạn đến check-in, ngắm cảnh. Bên cạnh hoa anh đào, địa điểm này còn trồng nhiều loại hoa khác như hoa thủy tiên, bướm điệp vàng...

Khi đêm về, đến cầu Nhật Tân và phóng tầm mắt ngắm nhìn Hà Nội lung linh, rực rỡ ánh đèn sẽ giúp bạn có được những phút giây thư giãn cực chill. Đây cũng là một địa điểm lý tưởng để bạn cùng người thương hẹn hò và lưu lại những bức hình thật xinh xắn. Vì thế, trong chuyến du lịch Hà Nội sắp tới, bạn đừng quên dành thời gian vào cuối ngày đến đây hóng gió, thư giãn nhé. Chắc chắn rằng điểm đến thú vị này sẽ càng khiến cho một ngày tham quan Hà Nội của bạn thêm ý nghĩa.

Cầu Nhật Tân rút ngắn khoảng cách, thời gian ra sân bay Nội Bài, đồng thời kết nối với một vùng kinh tế rộng lớn phía Bắc của Thủ đô. Cầu dài gần 9 km, là số ít cầu trên thế giới có 5 nhịp dây văng liên tiếp do các kỹ sư Nhật Bản thiết kế.

Cầu Nhật Tân là cây cầu dài nhất Hà Nội [dài 8,9 km] bắc qua sông Hồng, với phần cầu chính dài 3,7 km, phần đường dẫn dài 5,2 km. Cầu được xây dựng năm 2009 và thông xe vào năm 2015.

Công trình kết nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp ở phía Bắc, đã góp phần hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách đến sân bay quốc tế Nội Bài. Đồng thời kết nối với huyện Đông Anh - một huyện rộng lớn của Thủ đô. Huyện này cũng đã có kế hoạch trình đề án thành lập quận Đông Anh với Chính phủ, Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023.

Cầu Nhật Tân là một trong 8 cầu bắc qua sông Hồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Mặt cầu rộng 33,2 m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe bus, 2 dải xe hỗn hợp, có phân cách giữa và đường cho người đi bộ.

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng bằng thép dài nhất Việt Nam. Ở thời điểm khánh thành, cầu xác lập kỷ lục là cây cầu dây văng đầu tiên ở Châu Á xây dựng 5 trụ tháp [thông thường chỉ 3] và lọt vào top những cây cầu hiếm hoi trên thế giới có 5 nhịp dây văng liên tiếp, mỗi nhịp cầu được trang bị 11 đôi dây văng chịu tải.

Tổng mức đầu tư của dự án hơn 13.600 tỷ đồng, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JBIC] và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Đi trên cầu Nhật Tân có thể quan sát một vùng rộng lớn phía Bắc Hà Nội, đó là những vườn đào của làng Phú Thượng, một phần các xã của huyện Đông Anh và toàn bộ trung tâm quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm...

Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó - ông Hiroshi Fukada - cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành "cầu hữu nghị Việt - Nhật". Nhiều người thì cho rằng, 5 trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính của Hà Nội.

Các phương tiện tấp nập nối đuôi nhau lên xuống cầu Nhật Tân.

Vào những dịp quan trọng, hệ thống đèn led trên cầu sẽ phát sáng. Số lượng đèn được sử dụng vô cùng lớn lên đến 1.280 chiếc. Cầu Nhật Tân cũng rất đặc biệt khi trùng tên với làng đào nổi tiếng Hà Nội - làng đào Nhật Tân.

Chủ Đề