Cây ca cao trồng nhiều nhất ở nước nào

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương có diện tích cây ca cao nhiều nhất so với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Hiện Đắk Lắk đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ ca cao.

  • Đắk Lắk: Khởi tố vụ án nghi phạm 32 tuổi tấn công, hiếp dâm bà cụ 68 tuổi
  • Công an 9 tỉnh, thành, đơn vị thi tài tại Đắk Lắk

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, hiện tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ ca cao.

Tại Việt Nam, ca cao được du nhập vào rất sớm, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, trong đó Đắk Lắk được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển giống cây này và được trồng nhiều tại các huyện Ea Kar, Krông Ana, Ea H’leo, Krông Păk.

Đắk Lắk cũng là địa phương có diện tích cây ca cao nhiều nhất so với các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.

Việt Nam là quốc gia châu Á sản xuất và xuất khẩu được hạt ca cao lên men chất lượng cao cho các nhà sản xuất socola, đây chính là cơ hội cho Việt Nam nói chung và cho người dân Đắk Lắk nói riêng.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có trên 2.000ha diện tích trồng cây ca cao, năng suất bình quân đạt 10 tạ/ha sản lượng hàng năm đạt 2.000 tấn, trồng và sản xuất ca cao thương phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một điểm sáng trong những năm qua.

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích ca cao lớn nhất khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Tại Đắk Lắk hiện nay có hơn 05 cơ sở, doanh nghiệp chế biến ca cao, các sản phẩm ca cao hiện chủ yếu gồm các loại: ca cao bột nguyên chất, ca cao 3 trong 1, chocolate...

Phần lớn các cơ sở được tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp thu mua chế biến.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ đạo của các sản phẩm từ ca cao Đắk Lắk gồm: Nhật Bản, Châu Âu...

Đáng chú ý, mô hình hợp tác xã trồng và sản xuất ca cao Eakar tại huyện Eakar, Đắk Lắk là một mô hình khá thành công.

Được thành lập vào năm 2012, hiện nay hợp tác xã có tổng cộng 65 xã viên, 189 thành viên liên kết, diện tích trồng ca cao đạt 250ha trong đó 180ha kinh doanh, còn lại là kiến thiết cơ bản, sản lượng đạt 220 tấn/năm.

Hệ thống máy móc của hợp tác xã gồm: máy rang, bóc vỏ, máy nghiền bột nhão, máy ép bơ, máy nghiền bột khô, và máy dập ngày tháng. Sản phẩm của hợp tác xã bao gồm: ca cao bột nguyên chất, ca cao 3 trong 1, chocolate, rượu ca cao lên men, mỹ phẩm sản xuất từ ca cao...

Ngoài bán lẻ tại các cửa hàng và website, hợp tác xã chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với sản phẩm hạt ca cao khô lên men [nguyên liệu thô], sản lượng xuất khẩu trong quý đầu của năm 2022 đạt 13 tấn.

Năm 2021, cùng với Công ty ca cao Nam Trường Sơn, sản phẩm ca cao của hợp tác xã Eakar đã đạt chứng nhận sản phẩm Ocop 3, 4 sao với sản phẩm bột ca cao, chocolate nguyên chất.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển sản phẩm ca cao Đắk Lắk, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cần áp dụng mô hình chuyển đổi số tại đơn vị của mình.

Đồng thời, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ về lĩnh vực quản lý, marketing để phát triển và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, cũng cần đầu tư vào hệ thống chế biến hiện đại, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể đưa các sản phẩm ca cao Việt Nam ra thị trường thế giới.

Theo P.V [Dân Việt]

//danviet.vn/dak-lak-dang-trong-loai-cay-co-hat-lam-so-co-la-nhieu-nhat-tay-nguyen-20220511224752614.htm

Tên gọi trong tiếng Việt ca cao là vay mượn từ tiếng Pháp cacao, đến lượt nó là vay mượn từ tiếng Tây Ban Nha hóa cacao các tên gọi trong các ngôn ngữ Trung Mỹ của loài cây này, như kakaw trong tiếng Tzeltal, tiếng K’iche’, tiếng Maya cổ, kagaw trong tiếng Sayula Popoluca, cacahuatl trong tiếng tiếng Nahuatl. Từ trong tiếng Nahuatl có nguồn gốc từ tiếng Tiền Mije-Sokean được tái tạo dựng là kakawa.

Thuật ngữ cacao cũng có nghĩa:

  • Thức uống cũng được gọi thông thường là cacao nóng hay sô-cô-la nóng.
  • Bột cacao, là dạng bột khô làm từ những hạt cacao nghiền và loại bỏ bơ cacao từ cacao rắn, có màu sẫm và vị đắng.
  • Một hỗn hợp giữa bột cacao và bơ cacao – một dạng nguyên thủy của sô-cô-la.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Là cây thường xanh tầng trung, cao 4–8 m [15–26 ft], ưa bóng rợp, có khả năng chịu bóng tốt nên thường được trồng xen dưới tán cây khác như trong các vườn dừa, cao su, vườn rừng... có sẵn để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Cacao cho hạt làm nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, có thể kể đến một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như sô cô la, bột cacao, bơ cacao...

Các nhóm cây trồng của cacao được trồng rộng rãi trên thế giới là Crillo và Forastero, tuy nhiên, thường gặp nhất là Trinitario, được lai tạo từ 2 nhóm trên.[cần dẫn nguồn]

Giá cacao hạt thế giới từ 1991 trở lại đây dao động trong khoảng 860-3.530 USD/tấn, với giá giao dịch kỳ hạn năm 2021 khoảng 2.300-2.600 USD/tấn.

Lịch sử trồng cây Cacao[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của cây cacao là từ Trung Mỹ và Mexico, được những người Aztec và Maya bản xứ khám phá. Nhưng ngày nay hầu hết những nước nhiệt đới cũng có thể trồng cây này.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

‎Năm 2018, sản lượng hạt ca cao thế giới là 5,3 triệu tấn, dẫn đầu là ‎‎Bờ Biển Ngà‎‎ với 37% tổng sản lượng. Các nước sản xuất cacao lớn khác là ‎‎Ghana‎‎ [18%] và ‎‎Indonesia‎‎ [11%].

Sản lượng cacao – 2018 Country Production [tonnes]

Bờ Biển Ngà 1,963,949
Ghana 947,632
Indonesia 593,832
Nigeria 332,927
Cameroon 307,867
Brasil 239,387 World 5,252,377 Nguồn: FAOSTAT of the United Nations

Điều kiện sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cây thích hợp với những vùng có nhiệt độ trung bình 25-28 °C, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa hàng năm 1.500-2.000 mm.[cần dẫn nguồn]

Cây có ưu điểm 1 năm thu 2 vụ, nhu cầu nước không lớn, ít phải tưới; không kén đất nhưng cũng không chịu được các vùng quá khô hạn như đất cát hoàn toàn.[cần dẫn nguồn]

Lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt cacao sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm cao cấp như sô cô la. Cacao còn là đồ uống thông dụng vì có chất kích thích nhưng lượng caffein thấp hơn cà phê rất nhiều.[cần dẫn nguồn]

Vỏ trái sau khi lấy hạt có thể phơi khô và xay làm thức ăn cho gia súc.[cần dẫn nguồn]

Cây không cạnh tranh về đất nhiều vì có thể trồng xen trong các vườn cây có sẵn giúp tăng hiệu quả sử dụng đất.[cần dẫn nguồn]

Ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Một trái ca cao ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cacao được du nhập vào rất sớm, theo chân các nhà truyền giáo phương Tây.[cần dẫn nguồn] Hiện tại, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, vùng Tây Nguyên vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển cây cacao. Ở đây, theo nghiên cứu thống kê thì cây ra hoa cho quả quanh năm, sản lượng bình quân đạt 3 kg hạt khô trên một cây 5 năm tuổi.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, cây cacao chưa phát triển rộng rãi do thu hoạch không tập trung, kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cũng phức tạp, phải ủ lên men... nên người dân ngại trồng.[cần dẫn nguồn] Tại Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành hiện có hơn 100 ha trồng cacao lấy hạt.

Một vài hình ảnh về cacao[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hạt cacao đang được phơi.
  • Quả cacao nguyên vẹn.
  • Quả cacao đã bổ đôi.

Kỹ thuật trồng cacao[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 75.

Cacao trồng ở đâu nhiều nhất?

Hai quốc gia Tây Phi gồm Ghana và Bờ Biển Ngà là nguồn cung cấp chủ yếu, chiếm hơn 70% sản lượng cacao thế giới. Cacao thu hoạch tại các trang trại ở hai nước này phần lớn được bán cho những công ty sản xuất chocolate lớn trên thế giới như Nestlé [Thụy Sĩ], Hershey & Mars [Mỹ]…

Ca cao được trồng nhiều nhất ở đâu Việt Nam?

Tại Việt Nam, ca cao được du nhập vào rất sớm, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, trong đó Đăk Lăk được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển giống cây này và được trồng nhiều tại các huyện Ea Kar, Krông Ana, Ea H'leo, Krông Păk.

Cây ca cao có nguồn gốc từ đâu?

Lịch sử trồng cây Cacao Nguồn gốc của cây cacao là từ Trung Mỹ và Mexico, được những người Aztec và Maya bản xứ khám phá.

Cacao ở đâu ngon nhất?

Giống ca cao được trồng ở Bến Tre, Tiền Giang được đánh giá là ca cao ngon nhất thế giới.

Chủ Đề