Chế độ quản lý công ty dịch vụ kế toán năm 2024

Chế độ kế toán là điều doanh nghiệp cần quan tâm khi áp dụng. Pháp luật quy định các chế độ kế toán khác nhau đối với mỗi loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng. Cùng Vinatax tìm hiểu những lưu ý khi áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp nhé.

Các chế độ kế toán được phép áp dụng

Chế độ quản lý công ty dịch vụ kế toán năm 2024

Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp áp dụng các chế độ kế toán như sau:

– Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính;

– Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư 133);

– Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư 200);

– Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính;

– Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC.

Vậy thì doanh nghiệp phải áp dụng các chế độ kế toán này như thế nào cho phù hợp với quy mô, mô hình sản xuất, kinh doanh của mình?

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán như thế nào?

Đối với mỗi chế độ kế toán thì đều có những đối tượng được phép áp dụng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay không biết doanh nghiệp của mình áp dụng chế độ kế toán nào? Theo Thông tư 200 hay Thông tư 133? Cụ thể như sau:

– Đối với Thông tư 200: Chế độ kế toán này được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Tức là doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư này.

– Đối với Thông tư 133: Áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Ngoài ra, pháp luật hiện nay còn quy định thêm các chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp có thể lựa chọn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133 hoặc chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Chế độ quản lý công ty dịch vụ kế toán năm 2024

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 không?

Theo quy định trên thì chế độ kế toán tại Thông tư 200 áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt ngành nghề, quy mô kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200.

Cụ thể hóa điều này, Thông tư 133 có quy định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

Theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể lựa chọn chế độ kế toán cho mình, có thể là áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 hoặc chế độ kế toán theo Thông tư 133.

Khi thay đổi quy mô doanh nghiệp thì có phải thay đổi chế độ kế toán không?

Khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp thường căn cứ vào quy mô của mình để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp. Cũng chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp khi có sự thay đổi về quy mô kinh doanh không biết mình có phải thay đổi chế độ kế toán cho phù hợp hay không?

Theo quy định tại Thông tư 133, thì khi doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư này thì được tiếp tục áp dụng cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô hơn làm cho doanh nghiệp không thuộc vào doanh nghiệp nhỏ và vừa nữa thì được áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 cho hết năm tài chính hiện tại và chuyển sang chế độ kế toán phù hợp.

Doanh nghiệp khi thay đổi chế độ kế toán nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 292/2016/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, như sau:

Đối tượng cập nhật kiến thức hàng năm là kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Trường hợp người mới được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên thì được đăng ký để được hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ ngày được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên đến ngày 31/12 của năm sau năm được cấp chứng chỉ mà không bắt buộc phải cập nhật kiến thức.

Nội dung cập nhật kiến thức bao gồm:

Các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam; Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán; Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. (Bổ sung nội dung cập nhật kiến thức mới là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế).

Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm toán; Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán; Chuẩn mực kiểm toán quốc tế; Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp.

Công khai thông tin về kế toán viên hành nghề

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, như sau:

Công khai thông tin về kế toán viên hành nghề: Định kỳ (thay cho quy định hiện hành là Thường xuyên), Bộ Tài chính cập nhật và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính các thông tin sau:

Danh sách kế toán viên hành nghề tại từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;

Danh sách kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán;

Danh sách kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;

Danh sách kế toán viên hành nghề có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

Bộ Tài chính sẽ bổ sung hoặc xóa tên kế toán viên hành nghề trong danh sách công khai kế toán viên đăng ký hành nghề tại từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được cấp, cấp lại, bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

Thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2021/TT-BTC hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Cụ thể:

Thời hạn kiểm tra: Kiểm tra trực tiếp từ 3 năm trở lên một lần đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà trong 3 năm trước liền kề tính đến thời điểm kiểm tra có doanh thu dịch vụ kế toán từng năm trên báo cáo tài chính từ 20 tỷ đồng trở lên và mỗi năm có từ 100 khách hàng dịch vụ kế toán trở lên. Doanh thu dịch vụ kế toán bao gồm doanh thu từ: dịch vụ làm kế toán; dịch vụ làm kế toán trưởng; dịch vụ lập, trình bày báo cáo tài chính và dịch vụ tư vấn kế toán.

Kiểm tra trực tiếp từ 5 năm trở lên một lần đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán không thuộc đối tượng quy định nêu trên.