Chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra môn Mĩ thuật

Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật, Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 môn mĩ thuật, Blogtailieu.com chia sẻ Đáp án 30 câu trắc nghiệm module 3 môn mĩ thuật, Cám ơn cô Hòa Nga chia sẻ Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật.

Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 môn mĩ thuật

Đáp án 30 câu trắc nghiệm

Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật

Đáp án modul 3 mĩ thuật

Bài tập trắc nghiệm
1. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Phát biểu nào sau đây không đúng về đánh giá năng lực?

Đánh giá năng lực là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng trong khi học.

Đánh giá việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

2. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Nguyên tắc nào sau đây được thực hiện khi kết quả học sinh A đạt được sau nhiều lần đánh giá vẫn ổn định, thống nhất và chính xác ?

Đảm bảo tính phát triển.

Đảm bảo độ tin cậy.

Đảm bảo tính linh hoạt.

Đảm bảo tính hệ thống.

3. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây ?

Hỗ trợ hoạt động dạy học.

Xây dựng chiến lược giáo dục.

Thay đổi chính sách đầu tư.

Điều chỉnh chương trình đào tạo.

4. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Theo quan điểm phát triển năng lực, đánh giá kết quả học tập lấy việc kiểm tra khả năng nào sau đây của học sinh làm trung tâm của hoạt động đánh giá ?

Ghi nhớ được kiến thức.

Tái hiện chính xác kiến thức.

Hiểu đúng kiến thức.

Vận dụng sáng tạo kiến thức.

5. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về hình thức đánh giá thường xuyên ?

Đánh giá diễn ra trong quá trình dạy học.

Đánh giá chỉ để so sánh HS này với HS khác.

Đánh giá nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.

6. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Loại hình đánh giá nào dưới đây được thực hiện trong đoạn viết: Bạn N thân mến, mình đã xem sơ đồ tư duy do bạn thiết kế, nó thật đẹp, những thông tin được bạn khái quát và diễn tả trên sơ đồ rất thực tế, dễ hiểu và hữu ích. Mình nghĩ nếu những thông tin đó được gắn với những số liệu gần đây nhất thì sơ đồ bạn thiết kế sẽ rất hoàn hảo cả về hình thức và nội dung ?

Đánh giá chẩn đoán.

Đánh giá bản thân.

Đánh giá đồng đẳng.

Đánh giá tổng kết.

7. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu là

Khái niệm đánh giá thường xuyên.

Mục đích của đánh giá thường xuyên.

Nội dung của đánh giá thường xuyên.

Phương pháp đánh giá thường xuyên

8. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Văn bản nào dưới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nội dung hướng dẫn các trường phổ thông tổ chức cho GV sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ?

Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành ngày 12/12/2011.

Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 08/10/2014.

Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 03/10/2017.

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ban hành ngày 26/12/2018.

9. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Trong đánh giá năng lực học sinh, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học có nghĩa là:

Đánh giá để ghi nhận kết quả của học sinh trong năm học.

Phương pháp đánh giá tương ứng với phương pháp dạy học.

Đánh giá để cả thầy và trò điều chỉnh phương pháp dạy và học.

Trong quá trình dạy học, đánh giá và dạy học luôn đan xen nhau.

10. Chọn đáp án đúng nhất
Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?

Ghi nhớ được kiến thức.

Tái hiện chính xác kiến thức.

Hiểu đúng kiến thức.

Vận dụng sáng tạo kiến thức.

11. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Chọn những phát biểu đúng về đánh giá năng lực?

Là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

Xác định việc đạt hay không đạt kiến thức, kĩ năng đã học.

Nội dung đánh giá gắn với nội dung được học trong từng môn học cụ thể.

Thực hiện ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.

Mức độ năng lực của HS càng cao khi số lượng câu hỏi, bài tập, niệm vụ đã hoàn thành càng nhiều.

Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

12. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là:

Đi đến những quyết định về phân loại học sinh.

Xem xét để có những quyết định về điều chỉnh các mục tiêu dạy học.

Có được những thông tin để đi đến những quyết định đúng đắn về bản thân.

Thu thập thông tin làm cơ sở cho những quyết định về dạy học và giáo dục.

13. Chọn đáp án đúng nhất Đáp án 30 câu trắc nghiệm modul 3 mĩ thuật
Chọn cụm từ phù hợp vào chỗ trống sau đây:

là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực học sinh.

Đánh giá thường xuyên

Đánh giá định kì

Đánh giá khách quan

Đánh giá chủ quan

14. Chọn đáp án đúng nhất
Khi xây dựng bảng kiểm, khó khăn nhất là:
[Chọn phương án đúng nhất]

Phân tích năng lực ra các tiêu chí để đánh giá.

Đặt tên cho bảng kiểm.

Xác định số lượng tiêu chí đánh giá.

Xác định điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá.

15. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về hình thức đánh giá thường xuyên? [Chọn phương án đúng nhất]

Diễn ra trong quá trình dạy học.

Để so sánh các học sinh với nhau.

Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.

Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.

16. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

Có ưu điểm nổi bật là mất ít thời gian đánh giá và có độ tin cậy cao.

Có tính khách quan và hạn chế được sự phụ thuộc chủ quan của người chấm

Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới về một nội dung nào đó

Thu nhận được cả những thông tin chính thức và không chính thức của học sinh.

17. Chọn đáp án đúng nhất
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm HS tự tìm hiểu về 1 bức tranh phong cảnh sau đó nhóm trình bày các nội dung tìm hiểu được. GV đang muốn đánh giá những năng lực nào sau đây?

Quan sát thẩm mĩ

Sáng tạo thẩm mĩ

Nhận thức thẩm mĩ

Hợp tác

18. Chọn đáp án đúng nhất
Biểu hiện Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề tương ứng với năng lực nào?

Năng lực tự chủ và tự học

Năng lực giao tiếp

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực hợp tác

19. Chọn đáp án đúng nhất
Công cụ đánh giá kết quả học tập nào sau đây được dùng phổ biến cho phương pháp kiểm tra viết ở trường phổ thông?

Thang đo, bảng kiểm.

Sổ ghi chép sự kiện, hồ sơ học tập.

Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.

Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

20. Chọn đáp án đúng nhất
Công cụ đánh giá nào sau đây hiệu quả nhất để đánh giá các mức độ đạt được về sản phẩm học tập của người học?

Bảng kiểm.

Bài tập thực tiễn.

Thang đo.

Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

21. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn các phương án đúng: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm HS thiết kế 2 bộ trang phục áo dài trên giấy sau khi tìm hiểu về thiết kế áo dài . GV đang muốn đánh giá những năng lực nào sau đây:

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Đánh giá thẩm mĩ

Phân tích thẩm mĩ

Hợp tác

22. Chọn đáp án đúng nhất
Phương pháp kiểm tra, đánh giá nào phù hợp thường được sử dụng trong kiểm tra đánh giá tổng kết môn Mĩ thuật?

Phương pháp quan sát

Phương pháp kiểm tra viết

Phương pháp hỏi đáp

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

23. Chọn đáp án đúng nhất
Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Mĩ thuật cần dựa trên cơ sở nào sau đây?

Mục tiêu các chủ đề dạy học.

Yêu cầu cần đạt của chương trình.

Nội dung dạy học trong chương trình.

Đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.

24. Chọn đáp án đúng nhất
Công cụ nào sau đây phù hợp nhất cho việc sử dụng để đánh giá năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ trong môn Mĩ thuật

Câu hỏi

Thẻ kiểm tra

Phiếu đánh giá theo tiêu chí[rubric]

Hồ sơ học tập

25. Chọn đáp án đúng nhất
Một giáo viên yêu cầu HS xây dựng công cụ đánh giá kết quả hoạt động thảo luận nhóm. Giáo viên đó muốn HS xây dựng công cụ đánh giá nào sau đây?

Câu hỏi

Bài tập

Rubric

Hồ sơ học tập

26. Chọn đáp án đúng nhất
Trong dạy học môn Mĩ thuật, để đánh giá sản phẩm của học sinh GV sẽ sử dụng công cụ đánh giá nào?

Câu hỏi

Phiếu học tập

Rubric

Bài kiểm tra

27. Chọn đáp án đúng nhất
Bài tập thực hành tạo sản phẩm Mĩ thuật được sử dụng phù hợp nhất để đánh giá những năng lực nào sau đây?

Sáng tạo thẩm mĩ

Ứng dụng thẩm mĩ

Đánh giá thẩm mĩ

Phân tích thẩm mĩ

28. Chọn đáp án đúng nhất
Sau khi tổ chức cho HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV đã sử dụng một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được của từng tiêu chí để HS đánh giá lẫn nhau. Bản mô tả đó là công cụ đánh giá nào dưới đây ?

Bảng hỏi KWLH

Hồ sơ học tập

Rubric

Bài tập

29. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng
Hãy sắp xếp lại các bước sau đây để nhận được qui trình đánh giá về sản phẩm tạo hình Mĩ thuật của học sinh:

1 Giáo viên giao nhiệm vụ sáng tạo sản phẩm
2 Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng tiêu chí cho sản phẩm.
3 Học sinh thực hiện tạo sản phẩm
4 Học sinh báo cáo sản phẩm
5 Học sinh tự đánh giá sản phẩm dựa trên tiêu chí đã có sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm

30. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Hãy ghép từng công cụ đánh giá sau đây với nội dung mô tả tương ứng trong bảng bên dưới.

Sơ đồ tư duy: Một công cụ tổ chức theo hướng đồ họa giúp HS động não, thể hiện các ý tưởng và các khái niệm
Bảng kiểm Một công cụ ghi lại các tiêu chí [về các hành vi, các đặc điểm mong đợi] có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.
Phiếu đánh giá theo tiêu chí Một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của HS.

Đáp án câu hỏi tự luận modul 3 môn mĩ thuật

Câu 1. Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá?

Đánh giá: Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá [ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục], qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá [hoặc định giá], do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá [hoặc định giá]. Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Câu 2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Hãy ghép đôi các cặp sau cho phù hợp:
1 Đánh giá trong giáo dục.: Là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá [ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục], qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
2 Đánh giá trong lớp học.: Là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
3 Đánh giá kết quả học tập. Là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

Câu 3 . Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập [Assessment as learning] và đánh giá là vì học tập của HS [Assessment for learning]. Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập [Assessment of learning] cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.

Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thể hiện trong triết lí đánh giá với những đặc trưng sau:

Đánh giá vì học tập

Đánh giá vì học tập cũng diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học [đánh giá quá trình] nhằm phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm [cho điểm và xếp loại] không nhằm để so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.

Đánh giá là học tập

Nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. HS cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của HS. Đánh giá kết quả như là việc học tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của HS dưới sự hướng dẫn, kết hợp với sự đánh giá của GV với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, HS học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào.

Ở đây, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy để điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.

Đánh giá kết qủa học tập

Đánh giá kết quả học tập có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi HS học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.

Hiện nay, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải vận dụng cả 3 triết lí đánh giá nêu trên. Bởi vì năng lực của HS được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình dạy học môn học. Do vậy để xác định mức độ năng lực của HS không thể chỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc đánh giá cần được tích hợp chặt chẽ với việc dạy học, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS.

Câu 4: Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Câu 5: Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

Ngoài các nguyên tắc chung của KTĐG là:

  • Đảm bảo tính giá trị: phải đo lường chính xác mức độ phát triển năng lực HS [đo lường các kĩ năng thành phần, chỉ số hành vi theo chuẩn đầu ra].
  • Đảm bảo độ tin cậy: kết quả đánh giá HS ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực học tập khác nhau. Kết quả đánh giá phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Đảm bảo tính công bằng: người đánh giá và người được đánh giá đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi đánh giá như nhau; công cụ đánh giá không có sự thiên vi cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng, cách phân tích, xử lí kết quả chuẩn hóa để không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân.

KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.
  • Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.
  • Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.
  • Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Câu 6: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín

Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín
Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín

Câu 7

[Câu 7] 1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Hãy chọn cặp đôi phù hợp với mỗi nhận định sau?
1 Đánh giá năng lực Vì sự tiến bộ của người học so với chính bản thân họ.
2 Đánh giá kiến thức, kỹ năng Xác định mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu dạy học.
3 Đánh giá năng lực: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
4 Đánh giá kiến thức, kỹ năng: Xếp loại, phân loại học sinh

[Câu 7] Vai trò của giáo viên trong đánh giá là học tập thể hiện như thế nào?

Chủ đạo

Hương dẫn và giám sát

Hướng dẫn

Giám sát

[câu 7]

1 Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.
2 Xây dựng kế hoach kiểm tra, đánh giá Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực; Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng; Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được
3 Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá Câu hỏi, bài tập, yêu cầu, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí
4 Thực hiện kiểm tra, đánh giá Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá
5 Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá Phương pháp định tính/ định lượng; Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê
6 Giải thích và phản hồi kết quả đánh giá Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt; Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá
7 Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất và năng lực Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt; Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá.

Câu 8 Thầy , cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?

1. Khái niệm đánh giá thường xuyên

Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó [đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp] hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này [đánh giá tổng kết]. Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của HS.

2. Mục đích đánh giá thường xuyên

Mục đích của đánh giá thường xuyên nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá thường xuyên đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo.

Đánh giá thường xuyên còn giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS. Có sự khác nhau về mục đích đánh giá của đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên có mục đích chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập. Đánh giá thường xuyên không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS. Ngoài việc kịp thời động viên, khuyến khích khi HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, đánh giá thường xuyên còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Trong khi mục đích chính của đánh giá định kì là xác định mức độ đạt thành tích của HS, mà ít quan tâm đến việc thành tích đó HS đã đạt được ra sao/bằng cách nào và kết quả đánh giá này được sử dụng để xếp loại, công nhận HS đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đánh giá thường xuyên

Đánh giá thường xuyên tập trung vào các nội dung sau:

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao: GV không chỉ giao nhiệm vụ, xem xét HS có hoàn thành hay không, mà phải xem xét từng HS hoàn thành thế nào [có chủ động, tích cực, có khó khăn gì có hiểu rõ mục tiêu học tập và sẵn sàng thực hiện .]. GV thường xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của HS hướng đến việc đạt được các mục tiêu học tập/giáo dục;

Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân: HS tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân có thể hiện tính trách nhiệm, có hứng thú, có thể hiện sự tự tin . Đây là những chỉ báo quan trọng để xác định xem HS cần hỗ trợ gì trong học tập, rèn luyện;

Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm: Thông qua các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo nhóm [kể cả hoạt đông tập thể], GV quan sát để đánh giá HS.

4. Thời điểm đánh giá thường xuyên

Thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích HS nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của HS.

5. Người thực hiện đánh giá thường xuyên

Thành phần tham gia đánh giá thường xuyên rất đa dạng, bao gồm: GV đánh giá, HS tự đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá và đoàn thể, cộng đồng đánh giá.

6. Phương pháp, công cụ đánh giá thường xuyên

Phương pháp kiểm tra: đánh giá thường xuyên có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập

Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. GV có thể thiết kê các công cụ từ các tài liệu tham khảo cho phù hợp vời từng tình huống, bối cảnh đánh giá dạy học, đánh giá giáo dục [mang tính chủ quan của từng GV]. Công cụ sử dụng trong đánh giá thường xuyên có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu thu thập những thông tin hữu ích điển hình ở từng HS, do vậy không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm.

7. Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Mĩ thuật

Trong quá trình dạy môn Mĩ thuật, GV có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và công cụ đánh giá khác nhau. Các phương pháp đánh giá có thể sử dụng phương pháp vấn đáp và phương pháp quan sát, Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập,

Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. GV có thể thiết kế các công cụ từ các tài liệu tham khảo cho phù hợp vời từng tình huống, bối cảnh đánh giá dạy học, đánh giá giáo dục [mang tính chủ quan của từng GV]. Công cụ sử dụng trong đánh giá thường xuyên có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu thu thập những thông tin hữu ích điển hình ở từng HS, do vậy không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm.

Câu 9 Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?

Đánh giá định kì

1. Khái niệm đánh giá định kì

Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.

2. Mục đích đánh giá định kì

Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

3. Nội dung đánh giá định kì

Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập [giữa kì]/ cuối kì.

4. Thời điểm đánh giá định kì

Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập [giữa kì, cuối kì].

5. Người thực hiện đánh giá định kì

Người thực hiện đánh giá định kì có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.

6. Phương pháp, công cụ đánh giá định kì

Phương pháp đánh giá định kì có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp

Công cụ đánh giá định kì có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu

7. Các yêu cầu, nguyên tắc của đánh giá định kì

Đa dạng hoá trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá;

Chú trọng sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong KTĐG trên máy tính để nâng cao năng lực tự học cho HS.

Câu 10

1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Hãy ghép đôi theo cặp cho các nhận định sau:

1
Phương pháp và công cụ đánh giá định kì là: Công cụ đánh giá có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu
2
Phương pháp và công cụ đánh giá định kì là: Phương pháp kiểm tra đánh giá có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp
3
Phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên là: Phương pháp kiểm tra: có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập,
4
Phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên là: Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

2. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây không đúng?

Đánh giá thường xuyên cũng là đánh giá tổng kết

Đánh giá định kì cũng là đánh giá tổng kết

Đánh giá định kì cũng là đánh giá quá trình

Đánh giá tổng kết cũng là đánh giá quá trình

Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề