Chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục

Từ trước đến nay, giáo dục luôn là vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Đầu tư cho giáo dục là mục tiêu đầu tư dài hạn, với mục tiêu phổ cập giáo dục trong phạm vi toàn quốc. Vậy chính sách giáo dục là gì? Mục tiêu của chính sách giáo dục là gì và vai trò của chính sách giáo dục đối với một quốc gia như thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các vấn đề trên cho quý bạn đọc trong bài viết sau đây.

Chính sách giáo dục là gì?

Chính sách giáo dục là một hệ thống các quan điểm, các mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.  Chính sách này được coi là một trong những chính sách xã hội cơ bản nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước và là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này.

Mục tiêu của chính sách giáo dục có thể sẽ thay đổi và khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, nhưng nói chung, các mục tiêu cơ bản của chính sách giáo dục được phân loại như sau:

  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống. Với mục tiêu này, thông qua các chính sách được ban hành, con người sẽ được giảng dạy, giáo dục về kiến thức, kỹ năng để hình thành một mẫu người theo tiêu chuẩn đã đề ra, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân. Đây là mục tiêu hướng đến việc tạo điều kiện cho cá nhân tự do phát triển theo khả năng của bản thân, song có nhược điểm là có phần tự do và hơi buông thả.
  • Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân. Đây là mục tiêu kết hợp giữa giáo dục truyền thống và cá nhân. Điều này giúp hạn ᴄhế ᴄáᴄ nhượᴄ điểm ᴠà phát huу ưu điểm đồng thời ᴄủa mụᴄ tiêu truуền thống ᴠà mụᴄ tiêu ᴄá nhân.

Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu nói trên đều hướng đến kết quả là cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho con người; rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống giúp mọi người hoà nhập với cộng đồng, xã hội.

Chính sách giáo dục là một trong những chính sách có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, đạo đức con người, được coi là quốc sách hàng đầu của quốc gia. Chính sách giáo dục có những vai trò cụ thể như sau:

  • Xuất phát từ yếu tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của quốc gia. Cho nên, với mục tiêu thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển con người trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, giáo dục là chính sách có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.
  • Phát triển chính sách giáo dục góp phần nâng cao dần về mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của môi trường quốc gia
  • Phát triển chính sách giáo dục tạo nên một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính sách giáo dục luôn được ưu tiên phát triển và được quy định tại Điều 61 Hiến pháp 2013, cụ thể: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà trường ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”.

Trong đó, những chính sách giáo dục cơ bản của Việt Nam có thể kể đến là:

  • Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới;
  • Xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người trong xã hội;
  • Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
  • Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng;
  • Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa.
  • Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Một số chính sách giáo dục mới, có hiệu lực từ đầu năm 2022 đó là:

  • Định kỳ chuyển công tác công chức ngành giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức giáo dục từ 3 – 5 năm, theo Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc của Bộ Giáo dục;
  • Khám sức khoẻ cho sinh viên ít nhất 1 lần/năm học [Thông tư 33/2021/TT-BYT];
  • Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông với hình thức đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số [Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT].

Trên đây là toàn bộ nội dung về chính sách giáo dục là gì, mục tiêu và vai trò của chính sách giáo dục và chính sách giáo dục tại Việt Nam được quy định như thế nào mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu có những vướng mắc cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:

Theo dõi sự thay đổi của Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp

Ngày hỏi:16/03/2016

Những chính sách thể hiện sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp? Trần Huy Dũng [Khánh Vĩnh]

  • Ngày 27-11-2014 Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật này có hiệu lực từ ngày 01-7-2015. Luật Giáo dục nghề nghiệp đã cho thấy chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp, với các nội dung cụ thể như sau: 1. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác. 2. Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời. 3. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. 4. Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. 5. Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá. 6. Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này. 7. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp. 8. Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Văn phòng Luật sư Hồng Lam Hùng
  • 34/27 Lê Hồng Phong, Phước Hải, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
  • Click để Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề