Cho vay vnd với lãi suất usd là gì

Mặt bằng lãi suất cho vay cả VND và USD trong nước hiện đang cao hơn khá nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử NHTW Malaysia vừa giảm lãi suất cơ bản về còn 2%, trong khi FED đang duy trì lãi suất cơ bản gần mức 0%; thậm chí NHTW Châu Âu [ECB] còn vừa giảm lãi suất tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu xuống dưới 0% để các ngân hàng cho vay không lãi suất đối với doanh nghiệp.

Sở dĩ các ngân hàng khó giảm sâu hơn lãi suất huy động và cho vay trong những tháng đầu năm nay do sức ép lạm phát rất lớn. Tuy nhiên, lạm phát đang đang có xu hướng giảm tốc nhanh do tác động của dịch COVID-19. CPI bình quân 4 tháng đầu năm giảm xuống 4,9% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 5,56% của 3 tháng đầu năm. Đó là cơ hội để NHNN có thể tiếp tục cắt giảm sâu hơn lãi suất cơ bản để kéo mặt bằng lãi suất trên thị trường xuống thấp hơn.

"Lạm phát có xu hướng giảm và tác động của dịch bệnh khiến cầu tín dụng vẫn yếu, là những yếu tố thuận lợi để mặt bằng lãi suất huy động giảm thêm 0,3- 0,5%, cũng như NHNN có thể giảm thêm lãi suất điều hành 0,25- 0,5%", BVSC nhận định.

Ngoài ra, nhiều nhà băng vẫn thu lãi cả nghìn tỷ đồng trong quý đầu năm nay, trong đó đóng góp chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Điều đó cho thấy dư địa giảm lãi suất vẫn còn.

Không dễ vay USD

Hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND vẫn phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn, và 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn USD phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.

Như vậy, lãi suất cho vay USD đang thấp hơn lãi suất cho vay VND từ 3% đến 5% tùy từng kỳ hạn. Với mức chênh lệch khá lớn như vậy, ngay cả khi tính thêm biến động của tỷ giá, thì vay USD vẫn có lợi hơn. Bởi tính chung từ đầu năm đến nay, tỷ giá trong nước mới chỉ tăng 1,3% và dự báo chỉ tăng khoảng 2-2,5% trong năm nay.

Giả sử doanh nghiệp vay 1 triệu USD trong 1 năm, lãi suất cao nhất cũng chỉ là 6%/năm; có nghĩa 1 năm sau doanh nghiệp sẽ phải trả 1,06 triệu USD. Nếu tại thời điểm vay vốn, tỷ giá là 23.500 đồng/USD, với mức tăng 2,5% thì sau 1 năm tỷ giá sẽ tăng lên 24.090 đồng/USD. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi khoản vay tính theo tiền đồng là gần 25,533 tỷ đồng [1,086 triệu USD].

Trong khi nếu doanh nghiệp vay 23,5 tỷ đồng [tương đương 1 triệu USD] với cùng thời hạn và lãi suất khoảng 10%/năm, thì sau 1 năm số tiền gốc và lãi phải trả của doanh nghiệp cũng lên tới 25,85 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với vay USD.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay USD. Bởi theo quy định hiện hành, hiện chỉ có các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu mới được vay USD và cũng chỉ được vay ngắn hạn.

Hầu hết doanh nghiệp [DN] đều dội khi phải chịu lãi suất [LS] vay vốn 20-21%/năm. Càng khó hơn khi theo quy định mới, các DN không còn được vay vốn bằng ngoại tệ nếu không có nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, các ngân hàng [NH] đã "căng óc" để tìm một mức LS thấp nhất cho DN. Lối ra đã có, đang thực hiện đối với các DN làm hàng xuất khẩu.

NH Xuất nhập khẩu VN [Eximbank] đã thực hiện chương trình cho vay tiền đồng có LS USD. Mức LS cho vay mà Eximbank đưa ra là 8,4%/năm, chỉ bằng 60% LS cho vay VND hiện hành.

DN khi có hợp đồng hoặc L/C xuất khẩu, NH sẽ giải ngân vốn VND theo LS USD

Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu đang kêu lãi suất cao. Trong ảnh: chế biến hạt điều. Ảnh: Thanh Đạm

để thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Khi DN nhận được tiền bán hàng, NH sẽ mua lại số ngoại tệ đó theo tỉ giá được hai bên thỏa thuận tại ngày NH đã giải ngân cho DN. Để có được mức LS cho vay thấp, Eximbank phải kết hợp nhiều nghiệp vụ về ngoại hối, thanh toán. Với chương trình 2.000 tỉ đồng với LS 8,4%/năm, chỉ sau hơn một tháng triển khai, các DN đã được vay khoảng 1.000 tỉ đồng với thời hạn 3-4 tháng, phù hợp với thời hạn làm hàng xuất khẩu. Cứ mỗi 100 tỉ đồng vốn vay, DN sẽ tiết kiệm được hơn 1 tỉ đồng tiền lãi/tháng, chỉ phải trả khoảng 700 triệu đồng thay vì 1,75 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo một DN xuất khẩu lương thực, câu chuyện cá tra, lúa gạo tồn đọng và giảm giá trong những tháng trước đây không hẳn do thiếu vốn mà chính là do LS quá cao. DN mua hàng để dự trữ chỉ là "rước nợ vào thân". Mua hàng sớm ngày nào phải trả lãi ngày đó, mỗi tháng khoảng 1,7% tiền lãi. Mà vốn vay để thu mua lên đến vài tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng. Vì vậy, dù NH Nhà nước có chỉ đạo, một số NH có bơm vốn ra nhưng DN chào thua vì LS quá cao. Nay trở ngại LS đang dần được giải quyết nhưng nếu có thể

Theo ông Trương Văn Phước - tổng giám đốc Eximbank, DN vay trả sòng phẳng vì vậy NH này đã tăng hạn mức cho vay lên 5.000 tỉ đồng, cũng với LS 8,4%/năm. Đồng thời NH đổ quân xuống ĐBSCL để mở rộng cho vay đối với các DN xuất khẩu nông sản ở khu vực này.

được, NH nên giảm thêm vẫn tốt hơn.

Mới đây, NH Á Châu [ACB] đã dành ra 20 triệu USD cho chương trình tài trợ xuất khẩu VND với LS đặc biệt. Theo ACB, LS cho vay ngang với LS USD và chỉ bằng khoảng 70% LS cho vay VND. ACB sẽ tập trung cho vay vào bốn nhóm hàng xuất khẩu chính là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su...

Theo ghi nhận, một số NH cũng đang "học bài" để có thể áp dụng cho các khách hàng của mình. Cuộc chạy đua cho vay LS rẻ sẽ còn tiếp diễn và tất cả đều có lợi. Các NH được lợi khi có thể bán thêm được nhiều dịch vụ khác cho khách hàng, đặc biệt là về ngoại hối. DN thì tiết giảm chi phí, qua đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, giảm bớt tình trạng "đóng băng" trong thu mua, kinh doanh mà hậu quả là hàng nông sản bị ứ đọng, giá giảm...

Vậy USD lãi suất bao nhiêu?

- Lãi suất cho vay USD: Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6,0%/năm.

Chủ Đề