Có bao nhiêu thẩm phan tòa án tối cao

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Bên cạnh đó cho tôi hỏi Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thuộc thành phần của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không? Cảm ơn!

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thuộc thành phần của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

"Điều 22. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a] Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b] Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c] Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d] Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ] Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e] Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị."

Theo đó, thành phần của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như trên.

Như vậy, thành phần của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là thành viên.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP [Có hiệu lực từ 20/10/2022] về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
...
2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...

Trước đây, quy định đối tượng áp dụng tại tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2015/NĐ-CP [Hết hiệu lực từ 20/10/2022] như sau:

Đối tượng áp dụng

2. Những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

...

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP [Có hiệu lực từ 20/10/2022] quy định về thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như sau:

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Như vậy, đối với chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Trước đây, quy định thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 53/2015/NĐ-CP [Hết hiệu lực từ 20/10/2022] như sau:

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi.

2. Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

"Điều 69. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a] Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b] Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao."

Như vậy, để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải tuân thủ theo những điều kiện như quy định trên.

Chánh án và Thẩm phán ai cao hơn?

Như vậy, xét theo cơ cấu Tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án có trách nhiệm và quyền hạn cao hơn Thẩm phán.

Tòa án Tối cao có bao nhiêu Thẩm phán?

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một tập hợp từ 13 đến 17 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định hai cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, đó là: Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là ai?

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho ông Nguyễn Hồng Nam.

Chủ Đề