Cổ phiếu thượng hạng là gì

[Last Updated On: 26/03/2022 By Lytuong.net]

– Cổ phiếu [Stocks] là chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, hoặc dữ liệu điện tử chứng nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần.

– Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và các lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành. [Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006].

Dù diễn đạt bằng cách nào thì chúng đều thống nhất với nhau về bản chất, đó là: Cổ phiếu là chứng cứ pháp lý xác nhận việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần và khẳng định các quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu là người chủ sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần.

Cổ phiếu là quyền lực, người nắm giữ cổ phiếu được hưởng các quyền với tư cách là người chủ sở hữu công ty theo mức độ tương ứng với tỉ lệ cổ phiếu nắm giữ. Do vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

* Phân biệt sự khác nhau giữa cổ phiếu và cổ phần

Vốn góp của công ty cổ phần hay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là Cổ phần [share]. Cổ phần phản ánh vốn [tư bản] thực tế của doanh nghiệp, dùng để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị hay nguyên liệu để sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu [stock] là bằng chứng xác nhận số cổ phần mà nhà đầu tư [cổ đông] đã mua và nắm giữ giống như hóa đơn mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khác hóa đơn [không mua bán được], cổ phiếu có thể mua đi bán lại trên TTCK. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỉ lệ cổ tức cao và những tin tức về triển vọng phát triển của công ty cổ phần làm cho cổ phiếu tăng giá và ngược lại.

* Đặc điểm của cổ phiếu

  • Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần trên nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.
  • Cổ phiếu không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành. Cổ phiếu chỉ được hoàn vốn một cách trực tiếp khi công ty cổ phần kết thúc thời hạn hoạt động hoặc bị phá sản. Thông thường cổ phiếu được hoàn vốn một cách gián tiếp bằng cách người nắm giữ bán cổ phiếu ra thị trường.
  • Cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng kinh doanh, hiện đại hoá sản xuất.
  • Thông thường, người mua cổ phiếu được quyền nhận cổ tức hàng năm có thể cố định hay biến động tùy theo từng loại cổ phiếu [trừ Voting Share].
  • Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần giá trị của công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự thua lỗ, phá sản của công
  • Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác.
  • Người mua cổ phiếu có quyền kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với điều lệ công ty và luật pháp hiện hành.
  • Người mua cổ phiếu có quyền được chia phần tài sản còn lại của công ty khi công ty bị giải thể hoặc phá sản. Số tài sản mà họ được quyền nhận lại tương ứng với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

2. Phân loại cổ phiếu

2.1. Theo quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông

Theo tiêu thức này, cổ phiếu bao gồm: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

a. Cổ phiếu thường [Common/Ordinary Stocks]

Khái niệm cổ phiếu thường

Cổ phiếu thường [còn gọi là cổ phiếu phổ thông] là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó có các quyền thông thường của một cổ đông.

Đặc điểm của cổ phiếu thường

– Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau:

  • Hưởng cổ tức theo tuyên bố trả cổ tức của hội đồng quản trị [HĐQT]. Đặc điểm cơ bản nhất của loại cổ phiếu thường là có thu nhập [cổ tức] không được xác định trước, mức cổ tức và phương thức chi trả [bằng tiền hay chứng khoán] phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành. Cổ tức [hay lợi tức cổ phần] là thu nhập hàng năm của cổ phiếu. Cổ tức thường được xác định và chia theo năm tài chính, nhưng cũng không ít công ty cổ phần quyết toán cổ tức theo năm tài chính và chia cho cổ đông theo hai, hoặc bốn kỳ trong một năm [6 hoặc 3 tháng chia cổ tức một lần].
  • Có quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
  • Có quyền tham gia đại hội cổ đông và bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị. Được quyền ứng cử và đề cử các chức vụ quản lý theo qui chế. Có quyền biểu quyết [voting right] các vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trong đại hội cổ đông theo chính sách bỏ phiếu của công ty và tỉ lệ cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ. Nếu không tham gia được, họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt biểu quyết.
  • Kiểm tra sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của công
  • Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác.
  • Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công
  • Không được ưu tiên chia vốn khi công ty bị giải thể hay phá sản, có nghĩa là việc chia phần tài sản cho cổ đông thường chỉ được thực hiện sau khi công ty trang trải xong các nghĩa vụ đối với các chủ nợ và cổ đông ưu đãi .

– Trên cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức.

b. Cổ phiếu ưu đãi [Preferred Stocks]

Khái niệm cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi so với cổ đông thường.

Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về quyền biểu quyết… trong đó cổ phiếu ưu đãi về cổ tức là loại phổ biến hơn cả.

Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi cổ tức

– Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức mang lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định, được xác định trước mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu đãi cũng được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Khi giải thể hay thanh lý công ty, cổ đông ưu đãi được thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường.

– Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích lũy. Điều đó có nghĩa là, nếu một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi. Số cổ tức đó được tích lũy lại, chuyển sang kỳ kế tiếp và được trả trước khi công ty công bố trả cổ tức cho cổ đông thường. Các quy định này được coi là một biện pháp bảo vệ cổ đông ưu đãi.

– Không được hưởng quyền bỏ phiếu: không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và biểu quyết quyết định các vấn đề về quản lý công ty. Ngoài ra, một số công ty cổ phần ở các nước, khi phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản quy định cổ đông ưu đãi có quyền biểu quyết nếu công ty không trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi trong một thời kỳ nhất định, ví dụ: ở Pháp thường quy định nếu 3 năm tài khóa liên tiếp liền mà công ty không chi trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi thì cổ đông ưu đãi được quyền biểu quyết về vấn đề, và quyền này sẽ hết hiệu lực khi lợi tức cổ phần nợ những năm trước đã được thanh toán đủ.

– Trên cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.

Các loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức

– Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ [Cumulative Preferred Stocks]

Là loại cổ phiếu mà nếu một năm nào đó công ty không có lãi để chi trả cổ tức và cổ tức đó được nợ lại trong năm tới và sẽ được trả gộp luôn cùng với cổ tức năm tới hay sẽ được trả vảo một năm nào đó mà công ty có đủ tiền để trả.

– Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ [Non-Cumulative Preferred Stocks]

Là loại cổ phiếu mà trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, công ty không có tiền để trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi loại này thì khoản cổ tức đó sẽ bị mất luôn. Kỳ hoạt động tiếp theo, dù công ty làm ăn rất hiệu quả, khoản cổ tức chưa chi trả của kỳ trước cũng không được truy lĩnh mà chỉ chi trả khoản cổ tức của kỳ hiện hành.

– Cổ phiếu ưu đãi tham dự [Participating Preferred Stocks]

Là loại cổ phiếu ưu đãi mà ngoài việc nhận cổ tức theo mức đã công bố trước người chủ sở hữu nó còn được nhận thêm khoản cổ tức đặc biệt nếu năm đó công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao vượt ngưỡng theo quy định.

– Cổ phiếu ưu đãi không tham dự [Non-Participating Preferred Stocks]

Là loại cổ phiếu ưu đãi mà người chủ sở hữu chỉ được nhận cổ tức theo mức đã công bố trước, ngoài ra không được nhận thêm khoản cổ tức nào vào những năm công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

– Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi [Convertible Preferred Stocks]

Là loại cổ phiếu mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản cho phép người chủ sở hữu chuyển đổi nó thành một số lượng nhất định cổ phiếu thường. Giá cả loại cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi dao động nhiều hơn các loại cổ phiếu ưu đãi khác vì nó gắn liền với cổ phiếu thường. Nếu công ty thành đạt, giá trị cổ phiếu thường trên thị trường tăng lên thì giá cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi cũng gia tăng tương ứng.

– Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi [Redeemable Preferred Stocks]

Là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản là công ty có thể thu hồi bằng cách bồi hoàn một số tiền, cộng thêm một khoản thưởng nhất định cho người chủ sở hữu. Thường thì các công ty sử dụng quyền thu hồi này để thu hồi các cổ phiếu có lãi suất cổ phần cao và thay thế bằng những cổ phiếu có lãi suất thấp hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

Các loại cổ phiếu ưu đãi ở Việt Nam

Theo Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi sau:

  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: loại cổ phiếu này chỉ phát hành cho tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Thời gian hiệu lực của cổ phiếu là 3 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó chuyển thành cổ phiếu thường.
  • Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức.
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
  • Cổ phiếu ưu đãi khác [do điều lệ công ty quy định].

2.2. Theo khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành

a. Cổ phiếu thượng hạng [blue-chip stocks]

Cổ phiếu thượng hạng còn gọi là cổ phiếu lớn là cổ phiếu do các công ty lớn, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín tên tuổi trên thị trường phát hành và giao dịch. Đây là loại cổ phiếu có mức vốn hóa lớn, có ảnh hưởng dẫn dắt chỉ số chứng khoán chung trên thị trường. Cổ phiếu “blue-chip” có tính thanh khoản cao, được sự quan tâm của nhà đầu tư và là tâm điểm phân tích của thị trường. Giá loại cổ phiếu này thường ổn định và sẽ có xu hướng gia tăng khi lãi suất vay vốn trên thị trường giảm.

Một khái niệm tương đương với blue-chip là cổ phiếu dẫn dắt [bellwether]. Trên thực tế, đó là cổ phiếu của một công ty được công nhận là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình. Microsoft có thể được coi là cổ phiếu dẫn dắt trong ngành công nghiệp phần mềm. Thường thì hoạt động kinh doanh của các công ty này được coi như dự báo ngành công nghiệp đó sẽ phát triển như thế nào.

b. Cổ phiếu nhỏ [penny stocks]

Là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhỏ, có giá trị thấp, không ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán chung trên thị trường. Cổ phiếu này thường không có sức chống cự khi thị trường đi xuống và do đó có mức biến động giá lớn, rủi ro cao, tính thanh khoản thấp.

Bên cạnh thuật ngữ “penny stocks” đôi khi người ta còn sử dụng một số tên gọi khác mang nghĩa tương đương như “microcap stock”, “small cap” hay “nano cap”. Ở thị trường tài chính Mỹ, thuật ngữ “penny stocks” được hiểu là những loại chứng khoán có giá thấp hơn 5$/cổ phiếu, và không đủ tiêu chuẩn để được mua bán trên những thị trường lớn như NYSE, NASDAQ hay AMEX và thường được đánh giá là kém hấp dẫn.

c. Cổ phiếu tăng trưởng [growth stocks]

Cổ phiếu tăng trưởng do các công ty cổ phần đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh phát hành. Đây là những công ty cổ phần có tốc độ tăng thị phần và thu nhập công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại với cổ phiếu thượng hạng, cổ phiếu tăng trưởng có tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại thấp. Lý do của đặc trưng này bắt nguồn từ quan điểm tái đầu tư của công ty phát hành muốn giành phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh.

Do kỳ vọng tăng trưởng cao nên các cổ phiếu này cũng được định giá cao thông qua chỉ số P/E [PER]. Chiến lược đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thường được áp dụng trong chu kỳ đi lên của nền kinh tế.

d. Cổ phiếu giá trị [value stocks]

Cổ phiếu giá trị là loại cổ phiếu của doanh nghiệp không kỳ vọng tăng trưởng cao. Do đó mức giá cổ phiếu thể hiện qua chỉ số P/E [PER] thấp, tạo biên độ an toàn cho nhà đầu tư. Chỉ số PEG [PER/tốc độ tăng trưởng thu nhập – g] thường

Chủ Đề