Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh bạn về vấn đề gì trong giáo tiếp

Bài làm

Đã có lần nào ta ra đường và được mọi người nhận xét rằng giống với một ai đó trong gia đình chưa? Chắc hẳn là ai cũng từng có. Dân gian còn thường ám chỉ điều đó qua những câu tục ngữ, một trong số đó có câu: “Con nhà tông không giống long cũng giống cánh”.

Giải thích câu tục ngữ: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

Chúng ta sinh ra và lớn lên trong một gia đình, có ba mẹ, có anh chị em và ở mỗi thành viên lại mang những nét tương đồng với nhau. Có thể tương đồng về vóc dáng, những đặc điểm về ngoại hình hay tính cách. Thực tế hiện nay thì “nhà tông” còn hiểu là sự giàu sang, phú quý khác hẳn với những gia đình bình thường khác. Có gia đình xưng “tông” là từ dòng dõi thư hương, đại trí thức, cũng có gia đình là doanh nhân, những người giàu có, hay những gia đình có truyền thống nhiều đời, nhiều thế hệ làm trong một ngành nghề có vị thế, chỗ đứng trong xã hội. Những gia đình như vậy thường giáo dục con cái theo một khuôn khổ quy định sẵn, đặt ra mục tiêu, con đường mà con mình sẽ phải bước đi, phải đạt được. Và cái “không giống long cũng giống cánh”, nét tương đồng không phải theo lẽ tự nhiên như ngoại hình, hay thụ động như tính cách mà là giống trên sự uốn nắn, ép buộc. Những tư tưởng này có thể khiến con họ thành công nhưng cũng không ít những bi kịch xảy ra.

Xem thêm:  Đặc sắc của câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân

Xưa nay bất kỳ ai cũng không thích việc bị ép buộc làm một việc gì đó. Thông thường những đứa trẻ sinh ra trong nhà “tông” thường sống rất áp lực trước những kỳ vọng, can thiệp từ phía gia đình. Bị bắt buộc đi con đường, chọn nghề nghiệp mà chúng không thích, thậm chí có lẽ chúng sẽ thích hay không ác cảm với nghề nghiệp mà bố mẹ mong muốn con theo nhưng vì sự gượng ép của cha mẹ nên ghét. Sự gò, bó ép buộc dễ gây cho con trẻ lâm vào trạng thái, mắc bệnh trầm cảm, khó hòa đồng với mọi người. Thậm chí còn có những đứa trẻ có xu hướng phản nghịch hoặc chỉ trưng ra điều tốt trước mặt người thân nhưng lén lút phản đối ngầm bên trong bằng việc làm những điều xấu.Làm bậc cha mẹ, chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu đến tâm lý của con trẻ để có cách giáo dục, định hướng đún đắn, mềm mỏng, khiến cho con cái vui vẻ, tự nguyện thực hiện. Có một câu nói rất hay về vấn đề này đó là: “Nếu bạn muốn con không đi lạc đường hãy làm ngọn hải đăng luôn luôn tỏa sáng để đưa đường dẫn lối chứ đừng làm hoa tiêu để bẻ lái con tàu”.

Bên cạnh thực tế trên thì cũng có không ít người dùng câu tục ngữ này để giễu nhại, bôi nhọ danh dự của người khác. Họ áp đặt những định kiến lên đầu những đứa trẻ, cho rằng nếu trong gia đình có người phạm pháp, sống trái luân thường đạo lý thì con cháu trong nhà họ sớm muộn gì cũng sẽ giống như vậy. Cách suy nghĩ này có ảnh hưởng rất lớn không chỉ với người nói mà còn đối với cả những người chịu đựng sự chế nhạo đó. Có lời nói đưa đường dẫn lối cho một người đi sai con đường nhưng trái lại cũng có lời nói đẩy một người tốt vào địa ngục tăm tối, lầm đường lạc lối. Chính cái định kiến “Con nhà tông” trên với giọng điệu giễu nhại có thể khiến người nghe trở nên mặc, cảm, tự ti thậm chí làm ra những hành động gây hại cho bản thân và xã hội. Có không ít người do không chịu được búa rìu dư luận đã chọn cái chết để giải thoát. Chúng ta cần nhìn nhận một vấn đề ở hướng tích cực, không nên quy chụp, a dua theo những người khác khi chưa biết rõ về đối tượng nào đó. Như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều và mối quan hệ giữa người với người cũng gần gũi hơn.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ: Kiến tha lâu đầy tổ

Là một bậc cha mẹ chúng ta hãy tìm cho mình phương pháp giáo dục con cái đúng đắn, lắng nghe và thấu hiểu tâm lý, mong ước và nguyện vọng của con cái. Là một đứa con trong gia đình chúng ta cần có lập trường, có sự thẳng thắn chia sẻ những quan điểm, nguyện vọng của bản thân. Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình tốt đẹp, thành công nhưng phải có sự hài hòa giữa tâm ý của mình với nguyện vọng của con cái. Và mỗi chúng ta hãy hiểu câu tục ngữ trên theo cách tích cực, linh hoạt chứ không chăm chăm vào một cách hiểu duy nhất.

Mai Du

Khi được hỏi yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của con trẻ chắc chắn ai cũng dễ dàng trả lời là xã hội và gia đình. Tuy nhiên chính gia đình mới là nền móng quan trọng nhất ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Và cha mẹ chính là hình mẫu để con cái noi theo. Các bậc tiền nhân xưa đã có câu nói rất hay “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.

Ảnh bởi Steve Shreve trên Unsplash

Ở đây “con nhà tông” là nói đến đứa trẻ được sinh ra mang trong mình dòng máu của cha mẹ. Cha mẹ là người yêu thương, chăm sóc, dưỡng dục đứa bé lớn khôn. Cũng chính vì vậy mà cha mẹ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách của trẻ. Cũng chính vì vậy mà đứa trẻ “không giống lông cũng giống cánh” với cha mẹ. Cái giống ở đây có thể là giống về ngoại hình song cũng có thể là nét giống về tính cách. Như vậy, đã là con thì cũng sẽ có những điều giống cha mẹ.

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra vốn là trang giấy trắng tinh khiết. Cha mẹ chính là những người đặt những nét vẽ đầu tiên trên trang giấy đó. Cha mẹ vẽ những gì thì nó sẽ in đậm, thấm sâu vào trang giấy đó mãi mãi. Cuộc đời trẻ sau này sẽ bắt đầu từ những nét vẽ tốt đẹp hay xấu xí đó. Tâm lý và tính cách của trẻ cũng từ đó mà thành. Trẻ từ khi lọt lòng, được sống trong gia đình gương mẫu, được chăm sóc tận tình trong vòng tay những người thân yêu sẽ lớn lên thành một đứa trẻ giàu tình thương và trách nhiệm. Những đứa trẻ này về sau là những người tự tin, tự chủ, tử tế… Cuộc sống tương lai sau này cũng sẽ tốt đẹp hơn. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học thì đứa trẻ cũng sẽ ý  thức được vai trò của việc học và chăm chỉ học tập. Con của một nhà văn ít nhiều cũng sẽ có năng khiếu văn học, con của một ca sĩ, nhạc sĩ ít nhiều cũng sẽ có năng khiếu âm nhạc… Cha mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo, cha mẹ sống yêu thương thì con cái cũng sẽ biết yêu thương, cha mẹ giỏi giang con cái cũng sẽ giỏi giang, cha mẹ có phẩm chất tốt thì con cái cũng sẽ có những phẩm chất tốt bởi “hổ phụ sinh hổ tử”.

Một trong những tên chính khách được nhắc đến nhiều nhất thế giới có lẽ là vị tổng thống Hoa Kỳ kiêm tỷ phú Donald Trump. Đằng sau vai trò là vị lãnh đạo một siêu cường quốc thì Donald Trump cũng là một người cha của năm người con. Ngoài cậu út Barron còn nhỏ, bốn người con còn lại đều thành đạt, giỏi giang, được công nhận về tài năng và sự chăm chỉ chưa từng có scandal nào. Trong đó Ivanka Trump hiện là cố vấn thân cận cho ông trong Nhà trắng, con trai cả Donald Jr. cùng con trai thứ Eric cùng nhau tiếp quản công việc ở The Trump Organization. Cô con gái Tiffany của người vợ thứ hai đang theo học Đại học luật Georgetown ở thủ đô Washington… Donald Trump áp dụng nguyên tắc ba không với các con: Không uống rượu, không hút thuốc, không dùng các chất gây nghiện. Bản thân ông làm gương cho các con bằng cách tránh xa loại đồ uống này và luôn nhắc nhở các con về điều đó. Cũng chính vì vậy mà các con ông không bao giờ đến những buổi tiệc rượu. Donald Trump luôn ý thức việc làm gương cho con từ trong cuộc sống hàng ngày, cho tới công việc. Các con ông học được từ cha sự chăm chỉ, nỗ lực hết mình và dành cho ông sự kính trọng đặc biệt. “Cha tôi luôn bảo nếu con yêu những gì con làm và làm việc thực sự, thực sự chăm chỉ, con sẽ thành công”, Ivanka chia sẻ trong cuốn sách Women Who Work – Rewriting the rules for.  

Ngược lại, từ khi ra đời đến lúc ấu thơ, trẻ không may phải sống trong môi trường thiếu sự quan tâm, vỗ về, gia đình bất hòa… sẽ phát triển thiếu cân bằng về tâm lý, cảm xúc. Khi lớn lên, trẻ sẽ cảm thấy tự ti, nhút nhát, sợ sệt. Thành công và hạnh phúc sẽ đến với trẻ khó khăn hơn so với chúng bạn. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiếu vắng tình yêu thương thì đứa trẻ cũng sẽ có trái tim thờ ơ, lạnh lùng hơn những đứa trẻ khác. Mọi người trong gia đình hay tranh cãi, gây gỗ, cáu gắt thậm chí là dùng “nắm đấm” với nhau thì đứa trẻ cũng sẽ có tính nóng nảy, hay cáu gắt, hành xử thô lỗ. Đứa trẻ sống với người cha nát rượu sẽ học biết uống rượu từ sớm; một đứa trẻ sống với người mẹ trộm cắp sẽ sinh ra tính ăn cắp. Một người cha nghiện thuốc lá sẽ không thể cấm con mình hút thuốc, một người mẹ mê cờ bạc không thể cấm con mình đánh bạc. Dù muốn hay không thì những thói xấu của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách, phẩm chất của con cái, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là như vậy.

Giống như một cây non, được gieo mầm tốt, được tưới nước hàng ngày, bón phân đúng thời điểm sẽ phát triển nhanh chóng và cho ra những trái ngọt ngào. Còn ngược lại, cây sẽ mau chóng lụi tàn ngay từ khi còn là chồi non. Cha mẹ là tấm gương lớn nhất để con cái nói theo, vì vậy dù không ai là hoàn hảo nhưng trước hết hãy là một người cha người mẹ mẫu mực với các con. Con cái chính là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ bởi “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.”

bởi Phan Uyên

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề