Công nghệ xử lý nước thải dầu ăn

664 Lượt xem - Update nội dung: 25-12-2019 11:44

Ước tính thị trường tiêu thụ dầu ăn ở Việt Nam đạt được khoảng 30.000 tỷ đồng/năm và mỗi năm đều có mức tăng trưởng vượt bậc. Dầu ăn có hai loại là dầu ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Người Việt có thể lựa chọn dễ dàng các loại dầu như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu bắp. Trong khi đó, thị trường dầu ăn có sự cạnh tranh khốc liệt từ các “ông lớn” như Singapore, Indonesia, Thái Lan hoặc Mỹ, Canada.

Vì thế mà ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất dầu ăn đến đầu tư và sản xuất với quy mô và vốn đầu tư không hề nhỏ. Quá trình sản xuất này phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, sử dụng nguồn nguyên liệu lớn và nguồn nước thải lớn. Nguồn thải này chứa nhiều tạp chất hữu cơ, vô cơ cùng một số thành phần hóa chất độc hại.

Xử lý nước thải ngành sản xuất sẽ góp phần giải quyết và bảo vệ môi trường tránh các tác nhân nguy hại tác động trực tiếp vào môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải dầu ăn

Đặc trưng và nguồn gốc của nước thải sản xuất dầu ăn

  • Nước thải dầu ăn chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nito, dầu và chất béo
  • Nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên chứa nhiều chất ô nhiễm nguy hại
  • Nước thải dầu ăn phát sinh từ quá trình tẩy gum có sử dụng axit vì thế mà nước thải từ giai đoạn này có tính axit cao kèm theo nhiều tạp chất vô cơ khác
  • Nước thải phát sinh từ công đoạn tẩy màu có nhiệt độ cao, chứa chất tẩy, chất hữu cơ và dầu mỡ
  • Nước thải từ quá trình trung hòa và khử mùi
  • Nước thải từ công đoạn vệ sinh, rửa thiết bị - máy móc

Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp sinh hóa

Như chúng ta đã biết nước thải dầu ăn chứa một lượng lớn dầu mỡ, nếu không được xử lý rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp sinh hóa là quá trình sử dụng cơ chế hoạt động của vi sinh vật sinh trưởng và phát triển dựa trên quá trình oxy hóa hoặc khử chất hữu cơ trong nguồn nước.

Phương pháp này được ứng dụng sau phương pháp cơ học. Nếu bể lắng cơ học (bể lắng 1) loại bỏ chất cặn bẩn thì bể lắng sinh học (bể lắng 2) đồng loạt khử hoàn toàn màng vi sinh vật và bùn hoạt tính ra ngoài sau khi trải qua quá trình xử lý sinh học biophin và bể Aerotank.

Công nghệ xử lý nước thải dầu ăn

Đặc biệt, bể Aerotank có hiệu suất xử lý cao, thường đưa trở lại lượng bùn hoạt tính tuần hoàn từ 40 – 50% để duy trì mật độ VSV trong nguồn nước. Lượng bùn dư còn lại được chuyển về bể chứa bùn, đem đi nén và được làm giảm độ ẩm trước khi đi vào bể nén và đem đi xử lý định kỳ.

Nước thải sau xử lý sinh học vẫn còn tồn tại một lượng lớn vi khuẩn, sinh vật hoặc mầm bệnh nguy hiểm chưa được xử lý triệt để. Vì thế, cần khử trùng nước trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Có 2 dạng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hóa gồm:

Xử lý bằng phương pháp tự nhiên

Các công trình trong cách xử lý này gồm ao hồ sinh học, cánh đồng lọc. Quá trình này vừa đảm bảo xử lý nguồn nước thải lớn mang đến hiệu quả xử lý cao mà lại tạo được cảnh quan thẩm mỹ và có thể sử dụng để nuôi cá, làm màu mỡ đất đai hoặc sử dụng tưới tiêu trong nông nghiệp.

Xử lý bằng phương pháp nhân tạo

Phương pháp này gồm các công trình như lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học hoặc bể Aerotank. Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh vật được bổ sung và nuôi cấy trực tiếp trong suốt quá trình vận hành hệ thống.

Công nghệ xử lý nước thải dầu ăn

Quá trình xử lý nhân tạo có thể khử hoàn toàn đến 90 – 95% chất ô nhiễm và 40 – 80% khí NOS.

Ngoài xử lý nước thải sản xuất dầu ăn, Hợp Nhất còn xử lý nước thải phòng khám nha khoa, y tế, chăn nuôi,… Để khách hàng biết thêm thông tin chi tiết về xử lý nước thải, hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938 089 368 để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi nhé!