Đánh sách giảng viên Đại học Văn hoá Hà Nội

MỤC LỤCLời mở đầu1. Sự cần thiết xây dựng đề án2. Căn cứ xây dựng đề án2.1. Căn cứ mang tính quan điểm2.1. Căn cứ mang tính pháp lý2.1. Căn cứ mang tính thực tiễn3. Bố cục của đề ánPhần thứ nhất. Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóaHà Nội giai đoạn 2008-20131.1. Công tác đào tạo1.2. Công tác xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu1.3. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ1.3.1. Công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên1.3.2. Nghiên cứu khoa học của sinh viên1.4. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên,giáo viên/nghiên cứu viên1.4.1. Cơ cấu tổ chức1.4.2. Đội ngũ lao động1.5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật1.5.1. Đất đai1.5.2. Nhà cửa1.5.3. Sân thể thao, vườn hoa, cây cảnh1.5.4. Bể nước, máy bơm, máy nổ, ô tô1.5.5. Trang thiết bị1.6. Công tác học sinh, sinh viên1.6.1. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị1.6.2. Công tác quản lý sinh viên1.6.3. Việc thực hiện chế độ, chính sách1.6.4. Hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động phong trào1.7. Công tác quản lý đào tạo/kiểm định chất lượng1.7.1. Công tác quản lý đào tạo1.7. 2. Công tác kiểm định chất lượng1.8. Công tác quản trị tài chính1.8.1. Nguồn tài chính1.8.2. Chi tài chính1.9. Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo1.9.1. Công tác hợp tác quốc tế1.9.2. Công tác liên kết đào tạo1.10. Đánh giá chung1.10.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân555667788101010121213151515151616171717181818191919202020212121232311.10.2. Những hạn chế và nguyên nhânPhần thứ hai. Các yếu tố tác động, bối cảnh và dự báo nhu cầuphát triển Trường Đại học Văn hoá Hà Nội giaiđoạn 2014 - 20202.1. Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Đại học Văn hoáHà Nội trong tình hình hiện nay:2.1.1. Yếu tố quốc tế2.1.2. Yếu tố trong nước2.2. Phân tích TOWS [thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh]2.2.1. Thách thức2.2.2. Cơ hội2.2.3. Điểm yếu2.2.4. Điểm mạnh2.3. Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn 2014 -2020Phần thứ Ba.232626262628282829293032Quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình pháttriển của Trường Đại học Văn hoá HàNội giai đoạn 2014 -20203.1. Quan điểm3.2. Mục tiêu3.2.1. Mục tiêu tổng quát [theo từng giai đoạn]3.2.2. Mục tiêu cụ thể [theo từng mốc thời gian]3.3. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn3.3.1. Sứ mệnh3.3.2. Tầm nhìn3.4. Giải pháp phát triển3.4.1. Giải pháp phát triển đào tạo3.4.2. Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu3.4.3.Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảngviên, giáo viên/nghiên cứu viên3.4.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật3.4.5. Giải pháp về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ3.4.6. Giải pháp phát triển công tác sinh viên3.4.7. Giải pháp kiểm định chất lượng giáo dục3.4.8. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính3.4.9. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo3.4.10. Giải pháp quản trị/quản lý chất lượng cơ sở đào tạo3.4.11. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ đào tạo3.4.12. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu3.5. Lộ trình thực hiện3.5.1. Phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục3.5.2. Phát triển chương trình, học liệu323232333333333434363840424446484952535657575923.5.3. Phát triển công tác nghiên cứu khoa học3.5.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáoviên/nghiên cứu viên3.5.5. Phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ3.5.6. Phát triển công tác sinh viên3.5.7. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục3.5.8. Phát triển nguồn lực tài chính3.5.9. Phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo3.5.10. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật3.5.11. Xây dựng và phát triển thương hiệuPhần thứ tư. Tổ chức thực hiện4.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đề án4.1.1. Chỉ tiêu định tính4.1.2. Chỉ tiêu định lượng4.2. Tổ chức thực hiện4.2.1. Thành lập cơ cấu tổ chức4.2.2. Phân công trách nhiệm4.2.3. Lập kế hoạch thực hiện4.2.4. Giá trị sử dụng của văn bản đề án4.3. Phương án kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án4.3.1. Tổ chức kiểm tra4.3.2. Tổ chức đánh giá4.4. Một số kiến nghị, đề xuất4.4.1. Với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch4.4.2. Với các Bộ, ngành, địa phương liên quanTài liệu tham khảoPhụ lục596060616262626364656565656565666666676767676767683LỜI NÓI ĐẦU1. Sự cần thiết xây dựng đề ánTrường Đại học Văn hóa Hà Nội, tiền thân là Trường Cán bộ văn hóa,được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959 [theo Quyết định 134-VH//QĐ củaBộ Văn hóa]. Từ đó đến nay, Trường đã nhiều lần thay đổi tên gọi: TrườngCán bộ văn hóa [1959]; Trường Lý luận và nghiệp vụ [1960]; Trường Chính trịvà nghiệp vụ văn hóa [1974]; Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa [1977];Trường Đại học Văn hóa Hà Nội [1982 - nay]. Trường có trụ sở chính tại số418 La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nhà trường là đơn vị trựcthuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch ra Quyết định số 2572/QĐ - BVHTTDL ngày 06/6/2008 và Quyếtđịnh số 1278/QĐ - BVHTTDL ngày 05/4/2012 quy định về chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường.Trải qua thời gian 54 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã cónhiều thành tích trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch, được các cơ quan chủ quản, các đơn vị sử dụng lao độngvà xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi Nhàtrường phải có định hướng đề án phát triển phù hợp hơn để đưa Trường trởthành một cơ sở đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.Như vậy, xây dựng đề án phát triển Trường sẽ định hướng cho Nhà trường pháttriển theo từng giai đoạn cụ thể và với mỗi giai đoạn đó, đề án sẽ xác định cácđiều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình thực hiện.Đề án phát triển Nhà trường được xây dựng phù hợp với nghị quyết đạihội Đảng bộ các cấp, phù hợp với những quy định và văn bản chỉ đạo của cácbộ, ngành, địa phương. Đề án phát triển Trường sẽ là văn bản mang giá trị đặcbiệt quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý và phát triển của Nhà trường.Đây là định hướng, là cơ sở để tổ chức quản lý, điều hành và kiểm tra giám sát,đánh giá các kết quả, các chỉ tiêu phấn đấu của Nhà trường trong từng giaiđoạn cụ thể. Đề án có vai trò như một văn bản pháp lý quan trọng buộc các kếhoạch, định hướng của Nhà trường phải tuân thủ sau khi đã được phê duyệt.42. Căn cứ xây dựng đề ánĐề án phát triển Trường Đại học Văn hoá Hà Nội được xây dựng trêncơ sở những căn cứ sau:2.1. Căn cứ mang tính quan điểm:- Văn hóa là nền tảng tin thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng một nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc.- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnhđạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.- Xây dựng văn hóa Việt Nam trong thế giới hội nhập theo đường lối đốingoại đa phương, đa dạng của Đảng và Nhà nước.2.2. Căn cứ mang tính pháp lý- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về “Xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”;- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếptục xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ mới”;- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI;- Luật Giáo dục đại học năm 2012;- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/08/2005 của Chính phủ về đổimới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020;- Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyếtđịnh số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;- Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 củaBộ Giáo dục và Đào tạo;- Kết luận của Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội nghịtriển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu cáctrường đại học, cao đẳng xây dựng đề án phát triển nhà trường giai đoạn 2011- 2020;- Đề án phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa - Thể thao giai đoạn52011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;- Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giaiđoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhiệmkỳ 2010-2015;2.3. Căn cứ mang tính thực tiễn- Thực hiện Đề án phát triển giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chínhphủ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế… đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đờicho mỗi người dân, từng bước hoàn thành xã hội học tập”- Thực hiện theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là “Giáodục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao là một đột phá đề án”.- Góp phần thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trìnhđộ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch là “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánbộ, giảng viên trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhằm đáp ứng đủ về sốlượng, nâng cao về chất lượng và toàn diện hệ thống các cơ sở đào tạo văn hóanghệ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc.”- Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành văn hóa và của xã hội.3. Bố cục của đề ánPhần thứ nhất. Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nộigiai đoạn 2008 - 2014Phần thứ hai. Các yếu tố tác động, bối cảnh và dự báo nhu cầu phát triểnTrường Đại học Văn hoá Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020Phần thứ Ba. Quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển củaTrường Đại học Văn hoá Hà Nội giai đoạn đoạn 2014 - 2020Phần thứ Tư. Tổ chức thực hiện.6Phần thứ NhấtTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNCỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘIGIAI ĐOẠN 2008 - 20141.1. Công tác đào tạo:* Đào tạo chính quy tập trung- Quy mô đào tạo: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện đang là mộttrong số các cơ sở đào tạo có quy mô lớn nhất thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch. Trong năm năm qua, quy mô đào tạo của nhà trường có sự thay đổi rõrệt theo từng năm học. Cụ thể:TTNăm họcQuy mô sinh viênSố lớp12008 - 200937837422009- 201041908232010-201146558842011-201252389952012-20135369103Quy mô đào tạo tăng hàng năm như trên đã khẳng định uy tín của nhàtrường, ngày càng được xã hội ghi nhận.- Ngành đào tạo: Trong năm năm qua, số lượng ngành học của TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội không có biến động lớn. Trên cơ sở 7 ngành đào tạotruyền thống là Bảo tàng học, Quản lý Văn hóa, Việt Nam học, Sáng tác văn học,Văn hóa Dân tộc thiểu số, Kinh doanh Xuất bản phẩm, Khoa học Thư viện , năm2008 nhà trường đào tạo thêm ngành mới là ngành Văn hóa học, năm 2011 làngành Thông tin học. Tổng số các ngành học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nộilà 9 ngành.[Phụ lục 1]- Các Khoa đào tạo: có 10 khoa chuyên ngành. Số lượng các khoa sẽ tăngtrong những năm học tới.- Bậc đào tạo: Bắt đầu từ năm học 2007 - 2008, Nhà trường được phépđào tạo bậc học Cao đẳng cho các ngành Khoa học Thư viện, Việt Nam học,Quản lý Văn hóa và Kinh doanh xuất bản phẩm. Từ năm 2008 - 2009, nhà7trường được giao nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh. Năm học 2010 - 2011,trường bắt đầu đào tạo hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học, hoàn thiện các hìnhthức và trình độ đào tạo của trường theo hướng liên thông thuận lợi từ cao đẳnglên đại học, cao học và nghiên cứu sinh.- Tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên: Hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp đợt1 của nhà trường đều tăng, trong đó, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi cũngđã tăng đáng kể, cho thấy ý thức học tập của sinh viên đã tốt hơn. Như vậy,trung bình hàng năm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cung cấp cho ngànhnguồn nhân lực có trình độ đại học lên tới hơn 1000 người.* Đào tạo vừa làm vừa họcHình thức đào tạo này đã đáp ứng được một nhu cầu rất lớn trong thựctiễn của ngành. Trong nhiều năm qua, quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học củanhà trường cũng tăng cả về số lượng học viên lẫn địa bàn mở lớp. Từ sau năm2010, quy mô đào tạo hệ này có giảm theo xu thế chung và theo quy định củaBộ Giáo dục & Đào tạo nhưng vẫn giữ được sự ổn định. Trong điều kiện cạnhtranh ngày càng gay gắt hơn, việc quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của nhàtrường không biến động theo hướng giảm mạnh đã chứng tỏ uy tín của nhàtrường. Năm 2006 - 2007, trường có 43 lớp; năm 2009 - 2010, quy mô này tănglên là 73 lớp, trên địa bàn 38 tỉnh thành; năm 2010 - 2011 trường có 3248 họcviên, học tại 68 lớp trên địa bàn 39 tỉnh thành. Năm 2011 - 2012 quy mô sinhviên và lớp có giảm nhưng vẫn còn duy trì được 62 lớp, năm 2012 - 2013 là 60lớp. Nhiều địa phương đã cộng tác đào tạo với nhà trường được 5 - 7 khóa.* Đào tạo Sau đại họcTrong 5 năm gần đây qui mô đào tạo sau đại học tăng dần từ 100 họcviên[ năm 2008] đến 120 học viên [năm 2011 và 150 học viên [ năm 2012 2013] ở cả ba chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Văn hóa học, Quản lý văn hóa vàKhoa học Thông tin Thư viện và 15 chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ hai chuyênngành Văn hóa học và Khoa học Thông tin Thư viện. Hiện tại, trường đang đàotạo 266 học viên cao học và 43 nghiên cứu sinh, trong đó có 03 học viên đến từnước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.* Đào tạo sinh viên nước ngoài8Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được giao đào tạo sinh viên và họcviên Lào theo Nghị định hợp tác hai nước. Mỗi năm, trung bình có từ 10 - 15sinh viên Lào sang học tập ở cả bậc đại học và sau đại học. Từ năm 2010,Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bắt đầu triển khai liên kết đào tạo tiếng Việtcho sinh viên nước ngoài.1.2. Công tác xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu:Năm 2012 nhà trường đã hoàn thành việc biên soạn chương trình chitiết theo học chế tín chỉ đối với các môn khoa học cơ bản. Hiện nay, nhà trườngđang trong giai đoạn hoàn thành nghiệm thu chương trình chi tiết tín chỉ của tấtcả các môn học trong toàn trường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để toàntrường chuyển sang đào tạo tín chỉ một cách hiệu quả.Bên cạnh việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, công tác biênsoạn giáo trình môn học phục vụ cho hoạt động dạy và học cũng được lãnh đạoNhà trường quan tâm đầu tư. Tính đến thời điểm này, đa số các học phần trongchương trình đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đều có bài giảng vàgiáo trình môn học.Trong những năm qua, hoạt động biên soạn bài giảng, giáo trình, tàiliệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập đã nhận được sự hưởngứng tham gia của các giáo viên. Nhà trường đã chủ động và tích cực tổ chức biênsoạn các giáo trình và tập bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy và học trongTrường. Từ năm 2006 đến nay, các giảng viên của Trường đã biên soạn 54 giáotrình và nhiều tập bài giảng. Những môn học còn lại nhà trường yêu cầu giảngviên sử dụng giáo trình của các trường đại học khác hoặc khuyến khích giảngviên biên soạn tập bài giảng.[Phụ lục 2]1.3. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:1.3.1. Công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên* Thực hiện đề tài các cấpTrong nhiều năm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn là đơn vị đượcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao về năng lực và thành tích nghiêncứu khoa học, là đơn vị luôn có số lượng lớn công trình nghiên cứu khoa họccấp Bộ, trong đó có nhiều đề tài do Bộ trực tiếp tin tưởng chỉ định Nhà trường9thực hiện. Hàng năm, nhà trường đều dành kinh phí để có thể thực hiện được từ10-15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường; được Bộ cấp kinh phí để thựchiện khoảng 3-4 đề tài cấp Bộ. Giảng viên, nghiên cứu viên của Trường còn chủtrì thực hiện những đề tài cấp Tỉnh/ Thành phố, được các địa phương đánh giácao. Một số chuyên gia còn được mời tham gia Ban Chủ nhiệm các chương trìnhtrọng điểm quốc gia, hoặc tham gia thực hiện các đề tài nhánh của các đề tài cấpnhà nước. Cụ thể, tính đến nay, Trường đã và đang thực hiện được tổng số 59 đềtài cấp Bộ, 2 đề tài cấp Tỉnh/Thành phố, thực hiện các đề tài nhánh cấp Nhànước. Các đề tài đều mang tính ứng dụng cao cho công tác đào tạo cũng nhưtrong việc hoạch định xây dựng các chính sách của ngành. Nhà trường có cácHội đồng Khoa học cấp trường, cấp khoa để triển khai các hoạt động nghiên cứukhoa học gắn liền với công tác quản lý đào tạo và giảng dạy.[Phụ lục 3 - Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp ]* Tổ chức hội thảo khoa họcHội thảo khoa học của trường đã thật sự trở thành diễn đàn để các nhàkhoa học, các giảng viên có điều kiện trao đổi, tranh luận, công bố những vấn đềmới thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch, và là nguồn kiến thức nội sinhrất quan trọng của giảng viên và sinh viên. Hàng năm, các khoa thuộc trường đềutổ chức hội thảo cấp khoa [ 6 -8 hội thảo] cho giảng viên, Nhà trường tổ chức 1- 2hội thảo cấp trường, cấp quốc gia, cấp quốc tế và các buổi tọa đàm khoa học. Cáccuộc Hội thảo khoa học này đã quy tụ được đông đảo nhà khoa học trong vàngoài nhà trường, kể cả các chuyên gia nước ngoài, gây được tiếng vang lớn tronggiới nghiên cứu và đạt được hiệu quả cao về học thuật.[Phụ lục 4 - Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế]* Xuất bản Tạp chí khoa họcTừ năm 1995, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho phép xuất bản ấn phẩmThông báo Khoa học. Ấn phẩm thông tin này được xuất bản 4 số hằng năm, lànơi công bố các kết quả nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trong Trường. Năm2010, Trường thay đổi hình thức của Thông báo Khoa học, chú trọng đến chấtlượng của bài viết hơn nên ngày càng thu hút được nhiều nhà khoa học ngoàitrường tham gia và được Hội đồng học hàm Giáo sư Nhà nước đưa vào danh10mục các Tạp chí khoa học được tính điểm. Tháng 6/2012, Thống báo Khoa họccủa Trường đã được Bộ Thông tin- Truyền thông ra Quyết định nâng cấp thànhtạp chí khoa học với tên gọi “Nghiên cứu văn hóa”. Ấn phẩm này đã phản ánhđược chính xác những thành tựu khoa học thuộc các lĩnh vực: Văn hóa học, Disản văn hóa, Thư viện thông tin, Xuất bản, Du lịch,…và cũng đáp ứng được mộtphần nhu cầu thông tin của giảng viên và sinh viên nhà trường.1.3.2. Nghiên cứu khoa học của sinh viênTheo truyền thống hàng năm, vào dịp 26/3, các khoa trong Trường đềutổ chức các Hội thảo khoa học chuyên ngành cho sinh viên của khoa [8 - 9 hộithảo] . Ngoài ra, Đoàn Thanh niên Trường cũng tổ chức Hội thảo dành cho sinhviên đang học các môn cơ bản. Trên cơ sở những cuộc Hội thảo cấp khoa, Nhàtrường chọn lọc những công trình tham gia Hội thảo khoa học cấp trường và gửidự thi cấp Bộ. Trong những năm qua, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn cócông trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải cấp Bộ. Điều này đã độngviên sinh viên tự tin trong việc chủ động tham gia các hoạt động nâng cao ý thứcnghề nghiệp.1.4. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên,giáo viên/nghiên cứu viên:- Đối với đội ngũ giảng viên:Số lượng giảng viên của Trường có trình độ thạc sỹ trở lên đã và đanggia tăng nhanh chóng, đạt tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của các trường đạihọc Việt Nam. Để đảm bảo cơ cấu linh hoạt trong sử dụng và bố trí, Nhà trườngđã xây dựng đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy các bậc, hệtừ cao đẳng đến tiến sỹ. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên trẻ có học vị tiến sĩ dạychuyên ngành còn thiếu, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, bồi dưỡng nhằm đảmbảo nhiệm vụ kế cận vừa đảm đương nhiệm vụ giảng dạy ở cấp độ cao hơn.Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữukhá đông đảo, đáp ứng về cơ bản các môn học chính trong chương trình, đượctạo những điều kiện tốt nhất để được học tập nâng cao trình độ trong và ngoàinước. Số cán bộ giảng viên được đi học cao học và nghiên cứu sinh liên tục tănghàng năm. Sự đầu tư của nhà trường cộng với những nỗ lực của bản thân cán bộgiảng viên đã khiến chất lượng đội ngũ giảng viên được nâng cao theo hướng11ngày càng được chuẩn hóa.- Đối với cán bộ quản lýĐội ngũ cán bộ quản lý, nhất là hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt đều kinhqua các lĩnh vực công tác, nên có kinh nghiệm về công tác quản lý. Tuy nhiên,xu thế cạnh tranh về đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội đã và đang đặt ranhiều hình thức đào tạo mới, cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề về cơchế quản lý đòi hỏi những nỗ lực lớn đáp ứng năng lực, trình độ trong quản lý.Nhà trường đã thực hiện quy hoạch cán bộ theo các giai đoạn để định hướngphát triển, chuẩn bị nguồn cán bộ quản lý cho thời gian tới. Mặc dù vậy, trongthời điểm hiện tại số lượng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của các đơn vị vẫncòn thiếu cần được kịp thời bổ sung.1.4.1. Cơ cấu tổ chứcHiện nay, Trường có 22 đơn vị trực thuộc [Sơ đồ 1]. Tổng số lao độngtrong toàn Trường là 288 người với tỷ lệ cơ cấu như sau:- Hưởng lương biên chế nhà nước:- Hưởng lương từ nguồn tự chủ của Trường:225 người, tỉ lệ 78,13%63 người, tỉ lệ 21,87%Về phân loại vị trí công việc:- Cán bộ quản lý:53 người, tỉ lệ 18,40%- Giảng viên và tương đương204 người, tỉ lệ 70,83%- Nhân viên phục vụ:31 người, tỉ lệ 10,76%12131.4.2. Đội ngũ lao động:Trong số 288 lao động của Trường có 257 người là cán bộ quản lý giáodục và giảng viên, chiếm tỷ lệ 89,23%.Tính đến tháng 12 năm 2012 toàn Trường có:- 12 Phó giáo sư;- 23 Tiến sĩ;122 Thạc sỹ [trong đó có 22 cán bộ, giảng viên hiện đang lànghiên cứu sinh]- Hơn 30 cán bộ, giảng viên đang theo học chương trình cao học tại cáctrường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.Trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của Nhà trường, số lượngcán bộ quản lý và giảng viên như vậy mới bước đầu đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ nhưng còn thiếu, cần được tiếp tục bổ sung, phát triển.1.5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:1.5.1. Đất đai- Tổng diện tích đất của trường : 20.876,6 m2- Diện tích sàn xây dựng: 24.580,72 m21.5.2. Nhà cửa1.5.2.1. Về số lượng nhà, tòa nhà hiện có, gồm:- Nhà 5 tầng: 02.- Nhà 3 tầng: 04.- Nhà 2 tầng: 01.- Nhà 1 tầng: 01.- Nhà gồm 1 đơn nguyên 4 tầng và 1 đơn nguyên 5 tầng: 01,- Ký túc xá:+ Đang sử dụng: 4 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên cao 5 tầng.+ 1 tòa nhà 4 tầng [dành cho sinh viên người nước ngoài].- Ki-ốt cho thuê: 15 ki-ốt.- Nhà cho thuê: 04 căn hộ141.5.2.2. Về công năng sử dụng của các tòa nhà, gồm có:* Phòng làm việc của Ban Giám hiệu và các đơn vị: 61 phòng, diện tíchsử dụng khoảng 1.830 m2. Các phòng làm việc đều được trang bị điều hoà nhiệtđộ, máy tính được kết nối Internet có dây/không dây, điện thoại gọi liên tỉnh/nộibộ, bàn, ghế, tủ tài liệu…* Phòng họp, hội thảo: 06 phòng, diện tích sử dụng là: 400m2.* Phòng học: 65 phòng, diện tích sử dụng : 6.769m2, trong đó:- Phòng học cho các lớp học đại cương: 51 phòng, diện tích sử dụng là:5.519 m2;- Phòng học thực hành nghiệp vụ: 09 phòng, diện tích sử dụng là: 700 m2;- Phòng học máy tính: 04 phòng, diện tích sử dụng là: 450 m2.- Thư viện điện tử: 01, diện tích sử dụng là:100 m2.* Nhà Văn hóa đa năng, diện tích sử dụng là: 1.190 m2.* Trung tâm Thông tin - Thư viện, diện tích sử dụng: 1.462 m2,* Nhà Giáo dục thể chất, diện tích sử dụng là: 1.377 m2.* Nhà ăn tập thể, diện tích sử dụng là: 832 m2.* Ký túc xá, diện tích đang sử dụng là: 5.052 m 2; diện tích sử dụng đangthi công là: 1.172 m2.Ký túc xá đang sử dụng có 123 phòng, mỗi phòng đều có nhà vệ sinhkhép kín, 05 giường 2 tầng, 01 quạt trần, 04 bóng đèn tuýp và 03 bóng đèn tròn.1.5.3. Sân thể thao, vườn hoa, cây cảnh- 01 sân thể thao, diện tích sử dụng là: 2.000 m2 .- 2 vườn hoa.- 11 bồn hoa, cây cảnh.- Ghế đá: 26 ghế.1.5.4. Bể nước, máy bơm, máy nổ, ô tô- Bể nước: 09.- Máy bơm: 07.- Máy nổ: 01.- Xe ô tô: 02, gồm có:+ 01 xe INNOVA 7 chỗ ngồi.+ 01 xe ALTIS 4 chỗ ngồi.1.5.5. Trang thiết bị15* Trang thiết bị văn phòng, lớp học: Bàn, ghế học tập, bàn làm việc, ghếngồi làm việc, tủ tài liệu [tủ sắt + tủ gỗ], giá sách, điều hòa nhiệt độ, quạt, máychiếu, máy tính, máy in, máy photocoppy, điện thoại bàn…* Trang thiết bị kỹ thuật:- Hệ thống Internet, gồm có: 05 máy chủ;- 04 tủ mạng;- 11 trạm WIFI, phủ sóng 80% khu vực trường.Đường truyền Internet kết nối tới tất cả các phòng làm việc, tới 03phòng học máy tính tại nhà A và tới 31 phòng học trình chiếu tại nhà B.* Hệ thống các thiết bị kỹ thuật khác:- 01 tổng đài điện thoại 80 đầu số;- 03 camera lắp đặt tại 03 phòng học máy tính tại nhà A và 9 camerangoài sân và KTX- Thiết bị phòng cháy chữa cháy.[Phụ lục 5]1.6. Công tác sinh viên:1.6.1. Công tác giáo dục tư tưởng chính trịCuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”được tổ chức triển khai theo từng chuyên đề cụ thể gắn với việc học tập và rènluyện của sinh viên. Nhà trường tổ chức cho sinh viên tham gia thảo luận về đổimới phương pháp học tập, tạo sân chơi lành mạnh và trao đổi, học tập kinhnghiệm, rèn luyện kỹ năng “mềm” giúp sinh viên nâng cao cả về ý thức học tậpvà kiến thức chuyên môn, giảm tỷ lệ vi phạm nội quy, quy chế.- Tổ chức có hiệu quả “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” hằng nămvới các chuyên đề phong phú về nội dung, sinh động về hình thức với các vấn đề:Quán triệt cơ bản nội dung các Nghị quyết Trung ương; Tình hình kinh tế - chínhtrị - văn hóa – xã hội trong nước và quốc tế; Đề án chủ quyền biển đảo Việt Nam;Đề án phát triển đường lối văn hóa Việt Nam; Quy chế về công tác sinh viên;Nhiệm vụ của nhà trường; Công tác Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên… Cuốituần sinh hoạt, sinh viên viết bài thu hoạch đạt hiệu quả cao thể hiện ý thức chấphành tốt với vai trò vừa là một sinh viên và vừa là một công dân.1.6.2. Công tác quản lý sinh viên- Thực hiện các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công16tác quản lý sinh viên như: Quy chế HSSV [Quyết định số 42 năm 2007], Quychế công tác HSSV ngoại trú [Thông tư số 27 năm 2009]… và cụ thể hóa thôngqua các Quy định, cấp cho sinh viên cuốn “Sổ tay sinh viên”, các biểu mẫu, quyđịnh được đăng toàn văn trên trang thông tin điên tử của nhà trường với tênmiền: huc.edu.vn- Phối hợp với chính quyền, công an địa phương nơi sinh viên ngoại trútrong việc kiểm tra định kỳ sinh hoạt học tập, phòng chống tội phạm và các tệnạn xã hội. Trong nhiều năm trở lại đây, không có sinh viên nào nhiễm HIV, cácchất gây nghiện và các tện nạn xã hội.1.6.3. Việc thực hiện chế độ, chính sách- Thực hiện chính sách tín dụng đào tạo theo Quyết định số 157/QĐ-TTgđã hỗ trợ đáng kể cho sinh viên khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên yên tâm họctập; đặc biệt không có sinh viên nào phải dừng học vì không đóng học phí.- Thực hiện tốt công tác xét và cấp học bổng khuyến khích học tập, trợcấp xã hội và chế độ miễm, giảm học phí cho sinh viên áp dụng theo Thông tưliên tịch số 23/2007/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư liên tịch số29/2010/TTLT/ BGDĐT-BLĐTBXH-BTC.1.6.4. Hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động phong trào- Hoạt động văn hóa, văn nghệ của nhà trường được hoạt động thườngxuyên, liên tục thông các các sự kiện được tổ chức chào mừng các ngày lễ củađất nước, của ngành và nhà trường; có nhiều nghệ sỹ, ca sỹ, nhạc sỹ có tên tuổiđều đã, đang học tập và công tác tại trường.- Bên cạnh hoạt động văn nghệ là hoạt động thể thao cũng được nhà trườngquan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm duy trì hoạt động, với các môn như: Bóng đá,bóng bàn, cầu lông… tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích, tăng tính đoàn kết, giaolưu, học hỏi giữa các sinh viên, các tập thể lớp trong khoa và các khoa trong toàntrường góp phần nâng cao thể lực, xây dựng lối sống đẹp, nếp sống lành mạnh.- Ngoài ra các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội từ thiện khác như:Đền ơn đáp nghĩa; Hiến máu nhân đạo; Tiếp sức mùa thi…được kết hợp với cáctổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc tổ chức và hoạt động, điều này đãphát huy, định hướng lối sống, ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồngcủa sinh viên; góp phần định hướng giá trị chân, thiện, mỹ, giúp sinh viên có cơ17hộ rèn luyện, chủ đông tích cực trong học tập, nâng cao kỹ năng sống, kỹ nănglàm việc theo nhóm…1.7. Công tác quản lý đào tạo/kiểm định chất lượng:1.7.1. Công tác quản lý đào tạoCông tác quản lý đào tạo được triển khai dựa trên sự phối hợp giữa cácphòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáodục và các Khoa chuyên môn. Ngoài ra, Phòng Công tác sinh viên, Ban Quản lýKí túc xá và các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có vai trò hỗ trợ tronggiáo dục, rèn luyện sinh viên.Trong những năm qua, công tác quản lý đào tạo đã có nhiều chuyển biếntích cực về mọi mặt. Với sự gia tăng quy mô tuyển sinh hàng năm, với việcchuyển đổi chương trình đào tạo sang hệ thống tín chỉ, khối lượng công việc củacán bộ, giảng viên cũng tăng lên. Trong điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, độingũ giáo viên; công tác quản lý hoạt động đào tạo đã có những cải tiến về quytrình và thủ tục. Đặc biệt, Trường đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tintrong việc điều hành kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, tiến độ giảng dạy, bố trí,sắp xếp thời khoá biểu, đăng ký môn học tín chỉ... nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Bêncạnh đó, công tác quản lý đào tạo luôn bám sát yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn vàxã hội để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện nghiệp vụ.1.7.2. Công tác kiểm định chất lượngNhà trường bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2008 từ năm 2011 cho 11 đơn vị trong Trường. Hàng năm Trường đều tiếnhành đánh giá nội bộ [từ 1 đến 2 lần] và tiến tới mời tổ chức đánh giá ngoài.Theo Quyết định số: 1169/QĐ-BVHTTDL ngày 02/4/2010 của Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Khảo thí và Kiểm định chấtlượng giáo dục trực thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập làđơn vị chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.- Từ năm học 2010 - 2011 đã tiến hành các hoạt động 3 công khai,cam kết chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và côngbố trên website của Nhà trường để đáp ứng yêu cầu của xã hội.- Năm 2011, Nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá trường,Hội đồng gồm 21 thành viên là lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị và 15 thư ký18tham gia xây dựng báo cáo tự đánh giá.- Tiến hành đánh giá nội bộ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượngtrường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tháng 7/2013, Nhàtrường đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá, nộp theo quy định và được cập nhậttrong danh sách các trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá trên website củaBộ Giáo dục và Đào tạo.- Nhà trường thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra đánh giá việcthực hiện nội quy, quy chế giảng dạy và học tập. Giám sát công tác tổ chức thi,thanh tra công tác thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp các bậc, hệ đào tạo trong trường.- Từ năm 2010 đến nay, Nhà trường đã tiến hành 06 đợt khảo sát lấy ýkiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên với tổng sốphiếu là 12.279 phiếu khảo sát đối với 285 giảng viên [trong đó có 240 giảngviên cơ hữu và 45 giảng viên thỉnh giảng].- Năm 2013, Nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến sinh viên đánh giáchất lượng phục vụ của Ban quản lý ký túc xá, thí điểm cho công tác lấy ý kiếnđánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị phòng, ban trong trường.1.8. Công tác quản trị tài chính:1.8.1. Nguồn tài chínhTổng nguồn thu tài chính của Nhà trường hàng năm đạt hơn 60,47 tỷVND. Bao gồm: từ nguồn ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng 58,7%. Cácnguồn thu khác bao gồm: thu từ học phí, lệ phí, thu từ dịch vụ và thu khácchiếm 41,3 % tổng nguồn thu.1.8.2. Chi tài chínhCác nguồn thu tài chính nêu trên được sử dụng để chi khoảng 35,47 tỷVND cho các hoạt động như chi thường xuyên [lương, hoạt động giảng dạy vàđào tạo]. Các khoản chi khác khoảng hơn 22 tỷ VND.1.9. Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo:1.9.1. Công tác hợp tác quốc tế* Các mối quan hệ quốc tếTrong bối cảnh xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hóa như hiện nay,19Hợp tác quốc tế vừa là một đòi hỏi vừa là một thời cơ, nhất là trong lĩnh vực đàotạo đối với các nước chậm phát triển như Việt Nam. Thời gian qua, Nhà trườngđã tích cực triển khai việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ quốc tế liên quanđến hoạt động đào tạo, trao đổi giảng viên và sinh viên. Qua quá trình triển khai,Nhà trường đã thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, các cơ sởđào tạo ở nước ngoài thường xuyên hợp tác với nhà trường.* Thành quả từ các mối quan hệ quốc tế- Các mối quan hệ đã được thiết lập với các tổ chức phi chính phủ:Good Neighbors International [GNI] tại Việt Nam.- Ký kết 14 biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đào tạo với nhiềucơ sở đào tạo ở nước ngoài: đặc biệt là có những biên bản ghi nhớ đã được thựchiện như với Học viện Nghề nghiệp Quảng Tây [Trung Quốc], Tổ chức GoodNeighbors International [GNI], Trường Đại học Chonnam [Hàn Quốc], TrườngĐại học Ubon Rachathani, Trường Đại học Udon Thani [Thái Lan].- Đón tiếp nhiều đoàn đại biểu nước ngoài đến tìm hiểu, trao đổi kinhnghiệm trong đào tạo như Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...- Cử cán bộ giáo viên đi học cao học tại Vương quốc Anh trên cơ sởcác dự án, đề án hợp tác quốc tế; Cử cán bộ, giảng viên và học sinh đi thực tếtại Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Anh; cử giảng viên đi giảng dạy tại Hàn Quốc...- Tổ chức các hội thảo quốc tế trung bình mỗi năm 1 lần, tới nay đã tổchức được 6 cuộc hội thảo quốc tế.1.9.2. Công tác liên kết đào tạo- Liên kết đào tạo trong nướcHiện tại, nhà trường đang triển khai việc liên kết đào tạo trong nướcdưới hai phương thức: liên kết đào tạo vừa học và liên kết đào tạo theo địa chỉsử dụng.- Đào tạo theo địa chỉ sử dụngTrường Đại học Văn hóa Hà Nội được phép đào tạo theo địa chỉ từ năm2003 theo Công văn số 49/ĐH ngày 03/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo. Đối tượng được đào tạo theo hình thức này được quy định là chỉ ápdụng với học sinh tốt nghiệp THPT thuộc khu vực I trên phạm vi cả nước. Năm202011 là khóa thứ 5 nhà trường được thực hiện chương trình này.Sinh viên hệ đào tạo theo địa chỉ vào học ngành Văn hóa các dân tộcthiểu số Việt Nam. Căn cứ số lượng sinh viên nhập học thực tế, nhà trường tiếnhành ký Hợp đồng đào tạo với các địa phương và bố trí cho sinh viên vào họclớp riêng thuộc khoa Văn hóa dân tộc của trường. Năm 2011, có 40 sinh viênthuộc khóa học 2007-2011 hệ đào tạo theo địa chỉ sẽ tốt nghiệp đợt 1. Đây lànguồn nhân lực được các địa phương đánh giá rất cao, góp phần quan trọng vàoviệc tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn các tỉnh miền núi vàvùng dân tộc thiểu số.Đào tạo vừa làm vừa họcToàn bộ các lớp hệ vừa làm vừa học ngoài Trường Đại học Văn hóa HàNội đều được đặt tại những địa điểm đủ điều kiện mở lớp theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo. Các lớp được mở đều có văn bản đề nghị của Ủy ban Nhândân các tỉnh, thành phố.Hiện tại, các lớp hệ vừa làm vừa học của trường được mở chủ yếu tậptrung vào các ngành: Quản lý văn hóa, Thư viện Thông tin [theo Danh mục mớiban hành là ngành Khoa học Thư viện], Văn hóa du lịch [Danh mục mới làngành Việt Nam học].- Liên kết đào tạo với nước ngoàiNhà trường đã đào tạo khóa thứ 2 cho đối tượng sinh viên nước ngoàinhư: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Philipin... Bước đầu, công tác đào tạotiếng Việt cho người nước ngoài của nhà trường được phía bạn đánh giá cao.Cùng với sự ra đời của Khoa Văn hoá và ngôn ngữ quốc tế, công tác đào tạo tiếngViệt cho người nước ngoài của Nhà trường càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.Dự án đào tạo tiếng Hàn cho học viên Việt Nam đã triển khai được 16khoá, đạt kết quả tốt. Chương trình có nhiều ưu đãi dành cho học viên, đặc biệtlà sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội, như: Sinh viên xuất sắc được cấp họcbổng, được đi thực tập một tháng tại Hàn Quốc.1.10. Đánh giá chung1.10.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân* Những kết quả đạt được21- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khẳng định thương hiệu là mộttrường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, thông tin, du lịch có chất lượng cao.- Định hình một đội ngũ giảng viên có chất lượng với trình độ chuyênmôn đáp ứng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Những thành tích của Nhà trường đã được Nhà nước công nhận vàkhen thưởng:+ Huân chương Độc lập Hạng 3 [2004]+ Huân chương Lao động Hạng nhất [1994]+ Huân chương Lao động Hạng nhì [1989]+ Huân chương Lao động Hạng ba [1984]* Nguyên nhân của những thành tựu- Sự lãnh đạo, quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Bộ văn hóa, Thể thao vàDu lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan địa phương là nhân tố quyết địnhsự thành công của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.- Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ chủ chốt và toàn thể côngchức viên chức của nhà trường đã thống nhất, đoàn kết và quyết tâm thực hiệncác mục tiêu, đề án phát triển đã đề ra.- Sự quan tâm, lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy, Ban giám hiệu, các đoànthể tạo nên môi trường làm việc năng động, cởi mở và chuyên nghiệp.- Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp,tâm huyết với công việc, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.1.10.2. Những hạn chế và nguyên nhân* Những hạn chế- Hoạt động đào tạoMặc dù Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việcphát triển một số chuyên ngành đào tạo mới, tuy nhiên những ngành nghề đàotạo của trường còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội và chưatương xứng với vai trò, vị trí của Trường.Tuy Nhà trường đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng đanggặp một số khó khăn. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến của các nhà tuyển22dụng, của thị trường lao động để bổ sung điều chỉnh các chương trình đào tạochưa được tổ chức thường xuyên định kỳ.Hiện nay nhu cầu của xã hội về việc học tập ngắn hạn; bồi dưỡng tậphuấn về lĩnh vực Văn hóa, Thông tin, Du lịch là rất lớn nhưng Nhà trường chưathường xuyên tổ chức được các hình thức đào tạo này để đáp ứng nhu cầu củaxã hội.- Nghiên cứu khoa họcNhà trường đã biên soạn và xuất bản hệ thống giáo trình và tài liệu thamkhảo phong phú, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đào tạo của Trường.Hơn nữa, một số môn cơ sở của ngành còn chưa có giáo trình chính thức.Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường chưa phổ biến ở tất cả mọigiảng viên, mà chỉ tập trung ở một số giảng viên có kinh nghiệm và có tinh thầnnghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu khoa học chưa thực sự được coi là một nhiệmvụ của giảng viên.Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn nhiều khó khăn dohạn chế về kinh phí, giảng viên hướng dẫn...- Hợp tác quốc tế:+ Chưa khai thác triệt để các mối quan hệ đã được xác lập, các hoạtđộng thiếu tính liên tục, không toàn diện và không có đề án bền vững.+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách hợp tác quốc tế còn quá ít, thiếu kinhnghiệm, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế và phải kiêm nhiệm công tác quản lýnghiên cứu khoa học.+ Hoạt động hợp tác quốc tế còn bó hẹp trong Phòng nghiên cứu khoahọc và Hợp tác quốc tế, các khoa chuyên môn hầu như chưa chủ động và chưacó được sự hỗ trợ cần thiết.- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên:Mặc dù có sự phát triển khá nhanh về nhân sự, đội ngũ cán bộ, giảngviên, nhân viên của nhà trường đến nay vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu công táccủa nhà trường. Số cán bộ quản lý chủ chốt có nhiều kinh nghiệm, số giảng viêncó thâm niên giảng dạy về hưu chưa được thay thế kịp thời. Trình độ ngoại ngữ,các mối quan hệ ngoài trường, nhất là đối với nước ngoài, còn ít, nên không23tranh thủ được kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến. Đời sống các cán bộ và giảngviên dù được nâng lên nhưng vẫn còn thấp, giảng viên chưa toàn tâm toàn ý vàosự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.- Cơ sở vật chất:Trụ sở của Trường tại số 418 La Thành, Hà Nôi, có tổng diện tích sửdụng là 2,1 ha. So với lưu lượng sinh viên hàng năm và khối lượng công việchiện nay thì diện tích này là quá nhỏ hẹp và đã trở nên quá tải. Việc mở thêmngành đào tạo mới, tăng lưu lượng sinh viên, tạo môi trường làm việc, học tập,hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trở nên hết sức khó khăn. Đây cũng là lý dolàm giảm bớt sức hấp dẫn của nhà trường đối với xã hội và người học, giảmnăng lực cạnh tranh của nhà trường đối với các trường khác.* Nguyên nhân của những hạn chế:- Điều kiện kinh phí nghiên cứu khoa học của nhà trường còn hạn chế,chưa tạo được môi trường nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ làmquen với thực hiện các đề tài khoa học cấp Trường.- Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻcòn hạn chế dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng được các điều kiện học tập ngắnhạn và nâng cao trình độ ở nước ngoài; tiếp cận những tài liệu nước ngoài.- Chưa định kỳ tiến hành đánh giá việc thực hiện các kế hoạch, đề ánphát triển của nhà trường đã đề ra để có những điều chỉnh phù hợp, tạo động lựcthúc đẩy các hoạt động phát triển đồng bộ.Phần thứ HaiCÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, BỐI CẢNHVÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁHÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020242.1. Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Trường Đại họcVăn hoá Hà Nội trong tình hình hiện nay:2.1.1. Yếu tố quốc tếXã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triểnnhanh chóng. Tri thức, thông tin đang trở thành nguồn lực phát triển chủ yếu củaxã hội. Trình độ phát triển của mỗi quốc gia tùy thuộc mức độ sở hữu và ứngdụng tri thức vào cuộc sống. Xã hội này có hai đặc điểm tiêu biểu:- Sự phát triển mạnh mẽ và những thành tựu kỳ diệu của công nghệthông tin và truyền thông đang mở ra viễn cảnh của một thế giới phi khoảngcách về không gian và thời gian. Nó cho phép hình thành một nền giáo dục mở,mọi lúc mọi nơi và tương thích với mọi điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu khácnhau của người học.- Xu hướng toàn cầu hóa đã hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trởthành vừa là thời cơ vừa là thách thức, nhất là đối với các quốc gia đang vàchậm phát triển. Nó vừa là cơ hội hợp tác vừa là quá trình đấu tranh gay gắt đểbảo vệ vị thế, quyền lợi quốc gia, và bản sắc văn hóa dân tộc. Chất lượng nguồnnhân lực trở thành yếu tố sống còn trong xu hướng toàn cầu hóa, đòi buộc nhữngcải tổ triệt để trong giáo dục và đào tạo hướng đến một nguồn nhân lực có trithức và công nghệ tiến tiến, năng động và đủ bản lĩnh trong quá trình hội nhậpquốc tế và toàn cầu hóa.2.1.2. Yếu tố trong nước- Sự quan tâm và đòi hỏi ngày một cao của toàn xã hội đến chất lượngđào tạo đại học.- Đào tạo đại học Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi cao nhất củaxã hội về nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này xuất phát từ một thực tế lànhững yếu kém, bất cập trong giáo dục đại học đang trực tiếp ảnh hưởng đến chấtlượng hoạt động thực tế của nguồn nhân lực. Nhiều cơ sở sử dụng nguồn nhân lựccó trình độ đại học nhưng đã phải tổ chức đào tạo lại với thời gian và kinh phí khálớn mới có thể trang bị được cho người lao động những kiến thức, kỹ năng nghiệpvụ thực tế, phù hợp với yêu cầu công việc. Điều này gây lãng phí về thời gian,tiền bạc, công sức của người học cũng như người sử dụng lao động. Quan trọng25

Video liên quan

Chủ Đề