Đèn định vị ban ngày là gì

Hệ thống đèn là một bộ phận rất quan trọng của xe, bao gồm đèn pha, đèn tín hiệu và đèn hậu. Các loại xe phổ thông hiện nay còn sử dụng đèn định vị hoặc đèn chiếu sáng ban ngày để tăng thêm phần hoàn thiện cho ngoại hình của xe. Vậy sự khác biệt giữa 2 loại đèn này là gì?

Sự khác biệt giữa đèn định vị và đèn chạy ban ngày.

Đèn định vị

Đèn định vị [DRL- Daytime Running Lights] còn được ám chỉ về chiều rộng của chiếc xe [đối với ô tô], mục đích cho phép người qua đường đánh giá kích thước, nhận diện với các phương tiện giao thông khác khi xe không bật đèn pha và khi trời âm u. Đèn định vị thường được thiết kế tích hợp vào cụm đèn pha hoặc đặt riêng phía dưới đèn là chủ yếu.

Bạn đang xem: Đèn định vị ban ngày


Đèn định vị bố trí 2 bên góc của đèn pha đơn trung tâm. Đèn định vị của ZX-10R là một đèn duy nhất phía trên Ram Air.

Đèn định vị của SV650 là bóng nhỏ nằm dưới bóng đèn pha. ​Độ sáng của đèn định vị khá thấp, ban ngày hầu như không nhìn thấy. Nhưng vào ban đêm thì có thể nhìn thấy ở khoảng cách hạn chế, quan trọng hơn là độ sáng của đèn định vị không thể soi đường phía trước thay cho đèn pha.

Đèn định vị hoàn toàn không có tác dụng chiếu sáng.​ Ngoài ra, ở các hình thức thiết kế xe hiện nay. Hình dáng của đèn định vị cũng có thể trở thành một trong những đặc điểm của xe, làm nổi bật phong cách của xe.

Ở nhiều mẫu xe sử dụng đèn chạy ban ngày, đèn định vị dần mất đi tác dụng.

Đèn định vị đã trở thành một yếu tố thiết kế thể hiện đặc trưng riêng của các mẫu xe.

Đèn định vị hình ngũ giác đặc trưng ở NC750X.

Đèn định vị chữ V đặc trưng ở Kymco VJR. Đèn chạy ban ngày

Đèn chạy ban ngày [Daytime running lamp hay DRL] có cùng thiết kế với đèn pha chính. Nó ra đời vì ở nhiều quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng bật đèn vào ban ngày có thể làm cho xe nổi bật hơn, cải thiện tầm nhìn và giảm tai nạn, nên đã có quy định về đèn chiếu sáng ban ngày.

Xem thêm: Tổng Hợp 10 Món Ngon Từ Thịt Xay Hấp Dẫn Khó Cưỡng, Tổng Hợp 10 Món Ngon Từ Thịt Lợn Xay


Đèn chạy ban ngày trên XDiavel S. ​Các quy định tại một số quốc gia cũng yêu cầu rằng nếu ở một số mẫu xe không được thiết kế đèn chạy ban, người điều khiển phương tiện có thể thay thế bằng cách bật đèn pha sáng thông thường ở chế độ cos.

Đèn pha thông thường nhằm thay thế đèn chạy ban ngày. Sự khác biệt giữa đèn định vị và đèn chạy ban ngày

Mặc dù đèn chiếu sáng ban ngày [DRL] và đèn định vị đều có thể là đèn đơn hoặc đèn kép. Riêng đối với đèn chiếu sáng ban ngày phải được nhìn thấy rõ ban ngày, đồng thời không được gây chói mắt cho các phương tiện đang đi tới hoặc người qua đường theo tiêu chuẩn nhất định về độ sáng.

Ngược sáng nhưng đèn chạy ban ngày của XDiavel S vẫn được thấy rõ.

Mặc dù thiết kế đèn pha của phiên bản tiêu chuẩn XDiavel giống với phiên bản S nhưng đèn chạy ban ngày được thay thế bằng đèn định vị có độ sáng thấp hơn. ​Mặc dù cả 2 dạng đèn đều sử dụng chung là đèn LED. Nhưng đèn chạy ban ngày nếu không đủ đáp ứng tiêu chuẩn ánh sáng nhìn rõ ban ngày thì nó chỉ được xem là đèn định vị. Một điều nữa là độ sáng của đèn chiếu sáng ban ngày tuy cao hơn đèn định vị, nhưng đèn chạy ban ngày không thể tạo ra kiểu ánh sáng hiệu quả để chiếu sáng xuống đường khi đi đêm thay thế đèn pha. Người đi đối diện có thể thấy bạn, nhưng đèn chạy ban ngày của xe bạn không thể thấy người đối diện khi chạy ban đêm.

Mặc dù đèn chiếu sáng ban ngày rất sáng nhưng không thể chiếu sáng hiệu quả con đường phía trước vào ban đêm. ​Hi vọng những chia sẻ hôm nay sẽ giúp anh em phần nào hiểu được sự khác nhau giữa 2 loại đèn thông dụng trên các mẫu xe mới hiện nay. Mọi thiếu sót mong được bổ sung ở phần bình luận để hoàn thiện chủ đề hơn.

Đăng nhập:Vâng, Mật khẩu của tôi là: Duy trì trạng thái đăng nhậpChưa có tài khoản? Đăng ký tại đây.


Đèn chạy ban ngày [Daytime running lamp hay DRL] là một thiết bị chiếu sáng ở phía trước ô tô, thường được lắp đặt theo một cặp. Đèn này sẽ tự động bật lên khi xe di chuyển, phát ra ánh sáng trắng, vàng, hoặc hổ phách để giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận biết trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Tùy thuộc vào các quy định hiện hành và thiết bị xe mà người ta có thể lắp đặt riêng một bộ đèn chạy ban ngày, hay thay vào đó là dùng chùm đèn cốt chiếu sáng ở cự ly gần hoặc dùng đèn sương mù, hay cũng có thể mở đèn pha với cường độ thấp, hoặc liên tục bật tín hiệu đèn báo đổi hướng trước xe. Nếu so sánh với các cách dùng chế độ pha, cốt, đèn sương mù hay đèn báo đổi hướng thì đèn chạy ban ngày có chức năng tốt nhất vì nó được chế tạo chuyên biệt cho mục đích an toàn khi chạy ban ngày, giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu, giảm độ chói cho người chạy xe máy và các ứng dụng khác.

Đèn cốt khi đủ sáng và giảm sáng [để chạy ban ngày] trên một mẫu Volkswagen

Mức độ an toàn

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới từ những năm 1970 có xu hướng kết luận rằng đèn chạy ban ngày cải thiện mức độ an toàn. Một nghiên cứu năm 2008 của Cục an toàn giao thông xa lộ Mỹ đã phân tích tác động của đèn chạy ban ngày trong các tai nạn xe hơi xảy ra ở mặt trước và mặt bên và các va chạm giữa xe hơi với người đi bộ, người đi xe đạp và người đi xe máy. Kết quả phân tích cho thấy đèn chạy ban ngày, về mặt thống kê, không làm giảm tần số hoặc mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm, nhưng lại giảm tai nạn giữa xe tải nhẹ và xe van 5,7%. 

Đèn LED chạy ban ngày trên Audi A4

Ảnh hưởng của ánh sáng môi trường xung quanh

Ở các nước Bắc Âu, việc dùng đèn chạy ban ngày là bắt buộc. Vào mùa đông, ban ngày trời thường xuyên tối liên tục nhiều giờ liền, và lợi ích của bộ đèn mang lại rất lớn. Khi lượng ánh sáng của môi trường xung quanh bắt đầu giảm thì mức độ an toàn cũng giảm nên việc dùng đèn chạy ban ngày là rất cần. Các lợi ích an toàn mà đèn chạy ban ngày đem lại cho các quốc gia Bắc Âu là khoảng gấp ba lần so với những quốc gia có ánh sáng ban ngày tốt như Israel hay Mỹ.

Đèn chạy ban ngày trên chiếc BMW serie 3 [E92]

An toàn cho xe gắn máy

Nhiều quốc gia sử dụng đèn cốt cho xe gắn máy để chiếu sáng ban ngày đang lo ngại xe máy sẽ bị giảm mức độ nhận biết hệ thống đèn pha trên xe ô tô và các loại xe 4 bánh khác, vì điều đó có nghĩa là xe máy không còn là phương tiện duy nhất được bật đèn pha vào ban ngày. Một số các nhà nghiên cứu gợi ý rằng đèn chạy ban ngày màu hổ phách sẽ được dành riêng cho xe máy tại các quốc gia mà màu hổ phách chưa được sử dụng riêng biệt cho một phương tiện đèn giao thông nào.

Đèn pha đã giảm công suất hoạt động như đèn chạy ban ngày trên chiếc Lexus RX300

Tác động môi trường

Mức tiêu thụ điện năng của đèn chạy ban ngày là rất khác nhau tùy thuộc vào việc lắp đặt. Hệ thống đèn chạy ban ngày hiện nay tiêu thụ từ 8 watts [dành riêng cho hệ thống đèn LED] đến hơn 200 W [đèn pha, đèn parking, đèn đuôi...]. Các nhà quản lý quốc tế, chủ yếu là ở châu Âu, đang cố gắng cân bằng lợi ích an toàn do đèn chạy ban ngày mang lại và mức tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng. Bởi vì nguồn cung năng lượng cho các đèn này là động cơ, do đó phải đốt thêm nhiên liệu, đèn có công suất cao đồng nghĩa với việc tăng lượng khí thải CO2 sẽ ảnh hưởng đến đến việc tuân thủ Nghị định thư Kyoto về khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vì lý do đó mà người ta khuyến khích dùng đèn công suất thấp và đèn chạy ban ngày dựa trên hệ thống đèn pha sẽ không được cho phép khi đèn chạy ban ngày trở nên bắt buộc tại châu Âu vào đầu năm 2011. Đèn LED và đèn có điện năng thấp mà tuổi thọ và hiệu quả cao sẽ cung cấp đủ ánh sáng mà không làm tăng đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ hoặc lượng khí thải phát ra. Một hệ thống đèn chạy ban ngày 55 W có thể tiết kiệm được 6% nhiên liệu so với hệ thống 200 W. Trong năm 2006, Sở Giao thông vận tải Anh cũng nhận thấy sự giảm lượng khí thải và mức tiêu thụ nhiên liệu đáng kể khi so sánh một hệ thống 42 W với hệ thống có đèn pha 160 W. Mức tiêu thụ nhiên liệu đèn chạy ban ngày giảm không đáng kể khi dùng hệ thống đèn LED 8 đến 20 W hoặc đèn dây tóc có hiệu quả cao.

Đèn LED chạy ban ngày trên chiếc Audi A3

Theo Wiki

Video liên quan

Chủ Đề