Đeo tang đến trên áo bao lâu

Skip to content


Việc để tang ở nước ta chia ra đại tang và tiểu tang. Về tiểu tang có 4 bậc, đại tang chỉ có một bậc. Đại tang và tiểu tang gồm tất cả 5 bậc, gọi là ngũ phục.

1. Đại tang: để tang 3 năm
Thời gian để đại tang là 3 năm, nhưng trên thực tế, người ta chỉ để đại tang có 27 tháng.

Trong thơ bà Hồ Xuân Hương cũng đã nói tới điều này. Khi ông Phủ Vĩnh Tường mất, bà làm bài thơ để khóc ông ta trong đó có hai câu nói về việc để tang: “Hai bảy tháng trời là mấy chốc,

Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!”

Đại tang dành cho con để tang cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi, nàng dâu để tang cha mẹ chồng, vợ để tang chồng, cháu đích tôn thừa trọng [thay cha khi cha mất] để tang ông bà, và chắt thừa trọng [thay cha và ông khi cha và ông đều mất] để tang cụ ông cụ bà.

2. Tiểu tang
Theo tục lệ, tiểu tang có nhiều loại với tên khác nhau và thời gian để tiểu tang cũng khác nhau tùy theo thân sơ.

a. Cơ niên: để tang một năm
Để tang một năm dành cho cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng, và con gái [chưa đi lấy chồng]; chồng để tang cho vợ; con rể để tang cho cha mẹ vợ; anh em và chị em [chưa đi lấy chồng] kể cả anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau; em để tang cho chị dâu trưởng; cháu trai và cháu gái [chưa đi lấy chồng] để tang cho ông bà nội; cháu để tang cho chú bác ruột và cô ruột [chưa đi lấy chồng]; cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng.

b. Đại công: để tang 9 tháng
Để tang 9 tháng dành cho cha mẹ để tang con gái [đã đi lấy chồng] và con dâu thứ; chị em ruột [đã đi lấy chồng] để tang cho nhau; anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau; chị em con chú con bác ruột [chưa đi lấy chồng] để tang cho nhau.

c. Tiểu công: để tang 5 tháng
Để tang 5 tháng dành cho anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau; chị em con chú con bác ruột [đã đi lấy chồng] để tang cho nhau; con để tang cho dì ghẻ; cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím; cháu để tang cho bà cô [chưa đi lấy chồng], chú họ, bác họ, thím họ, cô họ [chưa đi lấy chồng], ông bà ngoại, cậu, và dì ruột; và chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.

d. Ti ma: để tang 3 tháng
Để tang 3 tháng dành cho cha mẹ để tang cho con rể; con cô con cậu và đôi con dì để tang cho nhau; cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ [chưa đi lấy chồng], bà cô [đã đi lấy chồng], và cụ cô [chưa đi lấy chồng]; chắt để tang cho cụ chú cụ bác; và chút để tang cho kỵ ông kỵ bà bên nội.

Chúng ta nhận thấy một điều nổi bật nhất trong việc để tang của người Việt là quan niệm “trọng nam khinh nữ,” chẳng hạn như thời gian vợ để tang chồng là 27 tháng, tức là đại tang. Còn chồng để tang vợ chỉ có một năm và được coi là tiểu tang mà thôi.

Một điều đặc biệt nữa là khi người con gái đã đi lấy chồng thì bị coi là ngoại tộc, đúng với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc” và “dâu là con rể là khách”. Người đàn bà, nếu đã đi lấy chồng, khi mất đi, được thân nhân để tang một thời hạn ngắn hơn là lúc chết mà chưa có chồng.

Việc để tang của ta đã thể hiện một nền văn minh lâu đời, có tôn ti trật tự, có phép tắc hẳn hoi, và thân sơ phân biệt rõ ràng. Việc để tang cần phải học hỏi và được giáo dục mới biết và thực hiện đúng theo phong tục được. Nhìn vào việc con cái để tang ông bà hay cha mẹ mà người ta biết được gia đình đó có giáo dục theo nếp Việt hay không.

Để tiện công ăn việc làm và lo cho đời sống hằng ngày, ngày nay đồ tang phục chỉ được mặc cho đến khi chôn cất thân nhân xong. Sau đó, người ta đeo một cái băng màu đen ở tay áo trái rộng độ 10 phân đối với đàn ông trong trường hợp đại tang, và đeo một miếng vải đen nhỏ bằng đầu ngón tay cái ở nẹp áo trước ngực hay ở trên mũ trong trường hợp tiểu tang. Còn đàn bà, người ta thường vấn khăn trắng hay cài miếng vải đen ở trước ngực phía trái khi mặc áo dài.

[Nguồn: //vhnthcm.edu.vn]

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline : [02973] 792 279 - 0931 884 545 hoặc cung cấp thông tin theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dự án Hoa viên Vĩnh Hằng.

GIỚI THIỆU VỀ KHĂN TANGNHỮNG AI PHẢI ĐEO KHĂN TANG?NGHI LỄ ĐEO KHĂN TANG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẤT CÓ LỢI ÍCH GÌ KHÔNG?

Thông thường khi trong gia đình có người thân mất đi thì anh chị em con cháu có quan hệ gần trong gia tộc đều buộc khăn trắng hoặc đội mũ tang trong suốt thời gian chịu tang. Vậy tục lệ phát và đeo khăn tang này có ý nghĩa gì? hãy cùng cotranh.vn tìm hiểu về chủ đề này nhé!

GIỚI THIỆU VỀ KHĂN TANG

Khăn tang là gì?

Khăn tang là một tấm vải hình khăn màu trắng, được sử dụng trong suốt quá trình để tang cho người thân trong gia đình mất đi.

Bạn đang xem: đeo băng tang đen trong bao lâu

Ý nghĩa của buộc khăn tang

Đeo khăn trắng khi có người thân mất đi là phong tục có từ rất lâu đời của người Việt chúng ta do ảnh hưởng bởi Trung Quốc ngày xưa, nhằm thể hiện sự biết ơn, sự thương tiếc, nhớ nhung và tưởng niệm tới người đã khuất…

Tùy vào cách đeo khăn tang mà người ta nhìn vào có thể biết được bạn với người đã khuất có quan hệ như thế nào như: Vợ để tang chồng, con cái để tang cha mẹ,...

Hình ảnh khăn tang

ĐEO KHĂN TANG TRONG BAO LÂU?

Không có quy định bắt buộc nào cho thời gian đeo khăn tang cả, tùy vào tâm của mỗi người mà họ sẽ lựa chọn thời gian tưởng niệm riêng cho mình, đeo khăn tang mà tâm không có ý tưởng nhớ thì tốt nhất không nên đeo.

Đới với phong tục ngày xưa thì con cái để tang cha mẹ 3 năm, trong thời gian này thì đeo khăn tang để nhắc nhở bản thân rằng cha mẹ mình vừa mới mất, không được cưới hỏi ăn mừng quá sớm,...

Tuy nhiên, ở thời hiện đại, họ xin thả khăn sớm hơn sau 1 tuần và thay vì buộc khăn họ chuyển qua đeo băng tang [miếng băng nhỏ hình vuông màu đen] ở trước ngực để thuận tiện hơn cho sinh hoạt. Và sau 1 năm có thể tiến hành cưới hỏi,... Thực tế, tháo khăn sau khi làm lễ xong được coi là xả khăn rồi, thế nhưng sau đó chúng ta vẫn đeo lại nhằm thể hiện tâm tưởng nhớ đối với người quá cố.

NHỮNG AI PHẢI ĐEO KHĂN TANG?

Đeo khăn tang chỉ đơn thuần là hình thức thể hiện tâm ý của mình đối với người đã khuất, thế nên, người thân thích trong dòng tộc, trong gia đình, thậm chí cả bạn bè thân thích đều có thể đeo khăn để thể hiện lòng thương xót, sự đau buồn, tiếc nuối của mình với người đã nằm xuống.

Người thân đeo khăn để tang cho người đã khuất

CHA MẸ CÓ PHẢI ĐEO KHĂN TANG CHO CON CÁI KHÔNG?

Theo như quan niệm của người xưa để lại, con cái ra đi trước cha mẹ để lại cho cha mẹ bao đau đớn, nhớ thương, tiếc nuối,... Con cái là từng khúc ruột của cha mẹ, mất đi đứa con mình mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng chăm sóc chẳng khác nào cha mẹ bị cắt đi khúc ruột của mình cả. Vậy nên, khi con cái chưa báo đáp cha mẹ, chưa trả hết được những công ơn đó mà đã rời bỏ cha mẹ ra đi mãi mãi thì khác nào tội bất hiếu.

Do vậy, cha mẹ thường sẽ không để tang con cái nên không phải đeo khăn, nhưng không đồng nghĩa với việc cha mẹ không thương xót con cái. Hơn ai hết, họ sẽ là người đau đớn nhất.

Xem thêm: Các Món Ăn Đơn Giản Cho Sinh Viên, Tổng Hợp Các Món Ngon Dễ Nấu Cho Sinh Viên

NGHI LỄ ĐEO KHĂN TANG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẤT CÓ LỢI ÍCH GÌ KHÔNG?

Xét về tâm ý thì việc đeo khăn tang có ý nghĩa rất quan trọng, thế nhưng, về lợi ích thì hoàn toàn nó không có lợi ích gì cho người đã khuất cả. Để giúp người đã khuất có phước đức thì việc người sống làm không phải chỉ đeo khăn tang mà là nên làm phước, sống có đức, đi cầu xin cho người đã khuất ở các đền miếu, chùa chiền, nhà thờ,... Ví dụ như:

Giúp đỡ người khó khăn, làm công ích và hồi phước đức đó cho người đã khuất, giúp người đã khuất kiếp sau được đầu thai vào gia đình có của ăn của để.

Phóng sinh - Giải nghiệp sát sinh cho người đã mất

Lập đàn cầu siêu cho người đã khuất

Đọc kinh, hướng Phật - Xin lợi lộc cho người đã khuất ở kiếp bên kia.

Ngày giỗ nên làm mâm chay và phước thiện để cúng người đã khuất. Tránh sát sinh làm thịt động vật để cúng giỗ vì như thế các loại động vật bị giết sẽ tìm người mất để báo thù.

Từ đó cho thấy, nếu bạn không làm phước, không tích đức thì kể cả bạn đeo khăn bao lâu đều không có ý nghĩa lợi ích nào cho người đã khuất cả..

Trang phục tang lễ sau khi được cải tiến

Kết luận

Tuy hiện nay tổ chức tang lễ hiện đại hơn, nghi thức để tang và trang phục tang lễ cũng được biến tấu nhiều hơn, nhưng vẫn giữ được tục đeo khăn tang và cách thức đeo đặc trưng của dân tộc.

Bài viết trên đây của traihommarrtino.vn với mong muốn đem lại cho mọi người hiểu hơn về nghi thức đeo khăn tang trong tang lễ, và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của phong tục đeo khăn này, không còn phải bỡ ngỡ khi gia đình có tin buồn, có tang tóc.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Cây Lộc Vừng Ra Hoa Theo Ý Muốn, Mùa Hoa Lộc Vừng

Cảm ơn các bạn độc giả luôn quan tâm và ủng hộ Trại Hòm Martino, hy vọng rằng chúng tôi sẽ luôn cung cấp được nhiều điều ý nghĩa tới các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề