Điện thoại làm con người xa cách

Trong ngày sinh nhật của một người có biệt danh Meow, khoảng 200 bạn bè trên Facebook đã nhắn tin, viết thông điệp chúc mừng. Anh cũng nhận được hàng tá lời khen về bức ảnh "tự sướng" đăng lên Instagram. Mọi thứ khiến anh có vẻ bận rộn nhưng có một nỗi đau không được nhắc tới. Đó là nỗi cô đơn. 

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng các kết nối ảo lại có khuynh hướng khuếch đại sự cô đơn. "Công nghệ và Internet mang đến cho con người kiến thức và kết nối tốt hơn nhưng việc dành nhiều thời gian, năng lượng cho vô số 'kết nối ảo' có thể khiến các mối quan hệ ngoài đời thực ít được quan tâm", tiến sĩ tâm lý học Elias Aboujaoude thuộc Đại học Stanford, nhận xét về sự giao thoa giữa tâm lý và công nghệ.

Người dùng Internet có thể dễ dàng kết nối với thế giới bằng một cú click chuột nhưng cũng tạo ra những khoảng trống khó có thể lấp đầy. Ảnh: Angela Lang.

Nỗi cô đơn luôn hiện diện trong mỗi người, tồn tại rất lâu trước khi con người có thể đếm được số tài khoản đang theo dõi mình hoặc lượt "like" trên mạng xã hội. Tuy nhiên, công nghệ không thể gánh hết trách nhiệm về sự cô đơn. Tính khí, sức khoẻ tinh thần, các sự kiện, chuyến đi xuyên quốc gia, thay đổi công việc, ly dị và sự mất mát đóng vai trò không hề nhỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, con người còn cô đơn hơn vì phần lớn thời gian họ dành cho các mối tương tác ảo trên Internet. Khả năng vô tận của các tương tác trên Internet cũng làm giảm sức chịu đựng sự đơn độc, làm tăng kỳ vọng về số lượng, tốc độ và tần suất kết nối của người dùng mạng xã hội.

"Nếu muốn thành công, chúng ta cần mạng lưới liên lạc khổng lồ", Susan Matt, Giáo sư chuyên ngành lịch sử tại Đại học Weber State ở Mỹ, nói. Những kỳ vọng này khiến trải nghiệm ở một mình trở nên khó khăn hơn. Thế hệ cũ khó mà hình dung rằng mỗi người hiện có trung bình 339 bạn trên Facebook.

Nghiên cứu của Matt cũng chỉ ra, con người trước kỷ nguyên mạng xã hội không phải đối mặt với những bức ảnh, bài đăng về một kỳ nghỉ trong mơ nào đó mà họ vô tình thấy trên Instagram. Họ không cảm thấy đố kỵ, chán nản khi so sánh với "phiên bản hào nhoáng" của người khác.

"Mạng xã hội với lượng tin tức khổng lồ có thể làm con người thấy lo lắng. Họ sợ bị bỏ lại. Khi thấy bức ảnh bạn bè đang trong một buổi tiệc, họ bắt đầu cảm thấy mình bị bỏ rơi và không còn được kết nối với cộng đồng", Matt chia sẻ.

Covid-19 chứng minh công nghệ có thể kết nối mọi người theo nhiều cách đặc biệt. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Công nghệ gây mất tập trung, mạng xã hội chiếm hầu hết thời gian, tinh thần và làm mọi người quên đi sự thiếu hụt các mối quan hệ ngoài đời thực. Điều này sau đó lại dẫn đến cảm giác cô đơn, buồn chán, tàn phá tinh thần của người dùng thế hệ Internet.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo về mối liên kết giữa hội chứng cô đơn với các bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí và hệ thống miễn dịch yếu. Những yếu tố này dự báo một kết quả bi quan về cái chết sớm.

Nhiều người cho rằng, cảm xúc con người bị chi phối bởi công nghệ như những lượt like trên Facebook, Instagram, Twitter nhưng không phải. Từ khi nhiếp ảnh phát triển, ảnh chân dung vượt ra khỏi lãnh địa của giới nhà giàu thì nhu cầu thể hiện bản thân của mọi người đã bắt đầu. Tiếp đến là công nghệ giúp lấp đầy sự im lặng bằng một nút vặn khi radio ra đời vào những năm 1920. Còn bây giờ là kỷ nguyên của YouTube, Netflix... khi mỗi người đều có thể giữ khư khư chiếc smartphone trên tay với kho ứng dụng khổng lồ mà không cần quan tâm đến sự hiển diện của những người xung quanh. 

Công nghệ góp phần không nhỏ vào việc tạo ra các thiết bị, ứng dụng và dịch vụ mà người dùng không thể thoát ra. Họ thậm chí không có nhu cầu phòng thủ với chúng. Đó là lỗi của cả con người chứ không riêng công nghệ. Các công ty xây dựng nền tảng, thiết bị với mục đích lôi kéo thêm càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, người dùng vẫn có quyền lựa chọn đặt smartphone xuống hoặc không.

Kim Cương [theo Cnet]

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

LTS: Những năm trở lại đây, mạng xã hội trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người đặc biệt là giới trẻ.  Trong phạm vi bài viết này, Ths.Trịnh Thị Hiền [công tác tại Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh] đưa ra những tác động của mạng xã hội vào lối sống và văn hóa của mọi người ra sao.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết.

 

Theo thống kê từ trang mạng này thì từ 2010 đến nay Việt Nam liên tục đứng top 20 nước có tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng Facebook lớn nhất thế giới, chiếm 71% người sử dụng internet và mỗi cá nhân trung bình bỏ 1 giờ/ ngày để truy cập vào trang mạng xã hội này. 

Không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong cuộc sống, nó giúp con người có những điều kiện giao lưu, kết nối, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.  Với nguồn thông tin phong phú mạng xã hội giúp mọi người trao đổi chia sẻ thông tin nhanh chóng vượt qua trở ngại về không gian và thời gian.  Tuy nhiên, bên cạnh đó mạng xã hội cũng đang gây ra không ít phiền toái đặc biệt là với giới trẻ khi lạm dụng nó thậm chí đắm chìm trong nó.

Nhìn từ xã hội

Vân – một người bạn cùng Đại học với tôi đã tâm sự: “Cách đây hơn một năm khi tham gia họp lớp với các bạn cùng thời học phổ thông, Vân trở thành người lạc lõng trong câu chuyện của các bạn về chủ đề Facebook.  Mọi người ngồi với nhau trong một căn phòng họp lớp nhưng mắt ai cũng dán vào điện thoại, smarphone, Ipad…họ đăng lên những hình ảnh mới chụp, chia sẻ, giao tiếp với nhau bằng like, comment, chat trên mạng. 

Vân thấy lạ vì buổi họp lớp không còn ấm áp như trước đây với những câu chuyện hỏi thăm về gia đình, con cái và công việc của nhau nữa…

Mạng xã hội đang làm con người cách xa nhau hơn [Ảnh: tuoitre.vn]

Giờ đây, chúng ta cũng không còn xa lạ gì với những cảnh tượng thường thấy ở các bến xe buýt, nhà ga, sân bay hay bất cứ nơi công cộng nào, mọi người tập trung rất đông nhưng chẳng ai nói chuyện với ai, mọi người đều chăm chú vào chiếc điện thoại của mình và tay bấm liên tục; hay cả ở những nơi long trọng hơn như các cuộc họp, hội nghị cũng không khó để bắt gặp những cảnh tượng này.

Đến gia đình

Xây dựng nền tảng gia đình dựa trên sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Trò chuyện, giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp mỗi thành viên hiểu nhau hơn và chia sẻ với nhau được nhiều hơn.  Tuy nhiên, ngày nay chúng ta cũng không lạ gì cảnh suốt ngày đi làm về bố một chiếc iphone, mẹ một chiếc Ipad, rồi con cái cũng có những dụng cụ riêng để sử dụng internet.  Tình trạng mọi người đang sống ảo hay đang cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình đang là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống được gọi là thế giới phẳng hiện nay. 

Cần sử dụng Facebook đúng cách và đúng mục đích:

Trước những ẩn họa mà Facebook gây ra, không ít ý kiến phản ứng dữ dội và yêu cầu “đóng cửa” Facebook.  Theo tôi, để Facebook tiếp tục phát huy được ưu điểm vượt trội của nó, trước hết, những thành viên của cộng đồng này nhất thiết phải xây dựng cho mình một thái độ ứng xử đẹp và sử dụng nó với mục đích nghiêm túc. 

Giao tiếp lịch thiệp, nhã nhặn, tôn trọng người khác là những nguyên tắc cao nhất cần phải đảm bảo.

Ngoài ra, tiết chế và kiểm soát có hiệu quả thời gian sử dụng cũng là một việc làm cần thiết, đặc biệt là với đông đảo giới trẻ, khi mà thực tế hiện tại cho thấy tầng lớp này đang quá tùy tiện và lãng phí quá nhiều thời gian. Thay vì mải mê với thế giới ảo, hãy mở lòng với cuộc đời thực. Lúc rảnh rỗi, quan tâm tới gia đình, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện…  Chúng ta sẽ dần nhận thấy rằng, thế giới bên ngoài rộng lớn, sinh động và tuyệt vời hơn gấp nhiều lần thế giới trước màn hình máy tính.

Bản lĩnh đích thực của con người được rèn giũa giữa cuộc đời họ đang sống, những bài học, kinh nghiệm xương máu được rút ra từ sự cọ xát thực tế mang lại, chứ đâu đo đếm bởi những cuộc rong chơi trên thế giới ảo.

Ths.Trịnh Thị Hiền

Video liên quan

Chủ Đề