Điều gì sẽ xảy ra nếu bóng dài quá đầy nước tiểu mà không được thải ra?

Hàng ngày, chúng ta có thói quen nhịn tiểu, đặc biệt là ở giới văn phòng. Nếu thỉnh thoảng nín tiểu thì có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu thói quen này lặp lại thường xuyên lại có thể gây ra những tác hại lâu dài, thậm chí gây bí tiểu và tổn hại thận.

Tiểu tiện rất quan trọng với quá trình bài tiết của cơ thể. Thận lọc lượng nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu sau đó được chứa ở bàng quang. Thông thường, nước tiểu trong bàng quang đạt 250 - 800 ml sẽ gây kích thích và muốn đi tiểu. Nhịn tiểu là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng nhịn tiểu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu nhịn tiểu thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài, bàng quang có thể sẽ bị kéo căng để có thể trữ được nhiều nước tiểu hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu nhịn tiểu kéo dài?

Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các y tá vì tính chất công việc nên thường xuyên nhịn tiểu. Kết quả là bàng quang họ có khả năng trữ nước tiểu gần gấp đôi người bình thường.

Khi nhịn tiểu thường xuyên, không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh chúng bị rò rỉ ra ngoài.

Nếu nhịn tiểu nhiều và việc này diễn ra thường xuyên trong nhiều năm, thì cơ thể có thể sẽ không còn khả năng kiểm soát được các cơ vòng bên ngoài bàng quang. Kết quả khiến nước tiểu thường xuyên bị rò rỉ. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang hay thận rất cao. Việc liên tục nhịn tiểu sẽ khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Về lâu dài, hành động này có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già.

Ngoài ra, việc giữ một lượng lớn nước tiểu trong bàng quang quá lâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn có hại trong nước tiểu, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.

Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận và suy thận sau một thời gian.

Đặc biệt, nhịn tiểu nhiều không chỉ làm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm, phải đi tiểu nhiều hơn mà còn gây chứng bí tiểu. Bí tiểu gây cảm giác khó chịu. Người bệnh muốn đi tiểu nhưng lại rất khó tiểu. Thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá nhiều có thể chảy ngược lại vào thận, dẫn đến suy thận và tử vong.

Vì vậy, để giữ cho chức năng thận được khỏe mạnh, bài tiết tốt, chúng ta cần uống nhiều nước, không nên nhịn tiểu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo chức năng thận của bạn có vấn đề, đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

Các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Lọc Thận luôn tích cực trong công tác khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về thận.

Hiện, Bệnh viện Quốc tế City có cung cấp nhiều Gói dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát và các chuyên khoa. Chi tiết tham khảo thêm tại đây!

GÓI KIỂM TRA SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY

Mọi thắc mắc về các gói dịch vụ của Bệnh viện Quốc tế City, Quý khách vui lòng liên hệ hotline [028] 6280 3333, máy nhánh: 8424 hoặc 8402 để được tư vấn.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: [8428] 6280 3333 [Bấm phím 0] để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

facebook: //www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Fanpage Dịch vụ City Plus - Hội chẩn lại kết quả bệnh án: //www.facebook.com/CityPlusHoiChanLaiKetQuaBenhAn/

Tiểu không tự chủ hoặc tiểu són là tình trạng mất hoạt động tự chủ của việc tiểu tiện; một số chuyên gia cho rằng nó chỉ tồn tại khi một bệnh nhân nghĩ rằng đó là một vấn đề. Rối loạn này được ghi nhận và báo cáo không đầy đủ. Nhiều bệnh nhân không báo cáo vấn đề với bác sĩ của họ, và nhiều bác sĩ không hỏi cụ thể về chứng són tiểu. Nhiều bệnh nhân không báo vấn đề với bác sĩ của họ, và nhiều bác sĩ không hỏi về tiểu không tự chủ của bệnh nhân Chứng mất kiểm soát có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi và phụ nữ, ảnh hưởng đến khoảng 30% phụ nữ lớn tuổi và 15% đàn ông lớn tuổi.

Tiểu són làm giảm chất lượng cuộc sống vì gây xấu hổ, kỳ thị, cô lập, và trầm cảm. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi mất tính độc lập vì sự tiểu không kiềm chế được là gánh nặng cho người chăm sóc. Ở bệnh nhân nằm liệt giường, nước tiểu gây kích ứng và làm thấm ướt da, góp phần với áp lực lên xương cùng cụt gây loét tì đè. Người cao tuổi với triệu chứng tiểu gấp có nguy cơ bị ngã và gãy xương.

[Xem thêm Tiểu không tự chủ ở trẻ em Tiểu không tự chủ ở trẻ em Tiểu không tự chủ được định nghĩa là đi tiểu không kiểm soát được ≥ 2 lần/tháng xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm; tiểu không tự chủ có thể không liên tục hoặc liên tục. Các thuật ngữ được sửa... đọc thêm và Tổng quan về tiểu tiện Tổng quan về tiểu tiện Rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng đến tích trữ hoặc tống xuất nước tiểu bởi vì cả hai đều được kiểm soát bởi cùng cơ chế thần kinh và cơ chế hoạt động của hệ tiết niệu. Kết quả là tiểu không tự chủ... đọc thêm .]

Các loại

Tiểu không tự chủ có thể biểu hiện tiểu nhỏ giọt gần như liên tục hoặc tiểu ngắt quãng có hoặc không ý thức được sự cần phải đi tiểu. Một số bệnh nhân có tình trạng tiểu rất gấp [không thể nhịn được] mà không có hoặc rất ít dấu hiệu cảnh báo và có thể không thể nhịn tiểu cho đến khi đi được tới nhà vệ sinh. Sự tiểu không tự chủ có thể xảy ra hoặc nặng hơn khi thực hiện các động tác làm tăng áp lực trong ổ bụng. Sự rò rỉ sau khi đi tiểu rất phổ biến và có thể là một biến thể bình thường ở nam giới. Việc nhận định trên lâm sàng đôi khi hữu ích, nhưng nguyên nhân thường chồng chéo và điều trị là giống nhau.

Tiểu gấp không tự chủ là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được [thể tích nước tiểu từ trung bình đến nhiều] xảy ra ngay khi có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, không thể nhịn được. Tiểu đêm và tiểu dầm về đêm là phổ biến. Tiểu không kiểm soát là loại tiểu không kiểm soát phổ biến nhất ở người lớn tuổi nhưng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Tình trạng thường nặng hơn do dùng lợi tiểu và bị trầm trọng hơn do không có khả năng nhanh chóng đi đến nhà vệ sinh. Ở phụ nữ, viêm teo âm đạo, thông thường do tuổi già, góp phần làm mỏng đi và kích thích niệu đạo và tiểu gấp.

Tiểu không tự chủ dưới áp lực là sự rò rỉ nước tiểu do áp lực trong ổ bụng tăng đột ngột [ví dụ, ho, hắt hơi, cười, uốn hoặc nâng]. Thể tích rò rỉ thường từ thấp đến trung bình. Đây là loại phổ biến thứ hai của tiểu không tự chủ ở phụ nữ, chủ yếu là do các biến chứng của sinh đẻ và sự phát triển của viêm niệu đạo teo. Nam giới có thể gặp tiểu không tự chủ dưới áp lực sau khi làm các thủ thuật như cắt tiền liệt tuyến toàn bộ. Tiểu không tự chủ dưới áp lực thường nghiêm trọng hơn ở người béo phì vì áp lực từ các thành phần trong ổ bụng đè trên đầu bàng quang.

Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy là tình trạng nước tiểu bị rỉ ra từ một bàng quang đầy quá mức. Thể tích nước tiểu rò rỉ thường nhỏ, nhưng rò rỉ có thể là liên tục, dẫn đến tổng lượng nước tiểu rỉ ra là lớn. Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy là loại phổ biến thứ hai trong số các loại tiểu không tự chủ ở nam giới.

Tiểu không tự chủ chức năng là sự thoát nước tiểu ra ngoài do suy giảm nhận thức hoặc thể chất [ví dụ do chứng sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ là sự suy giảm của nhận thức mạn tính, toàn bộ, thường không thể đảo ngược. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để xác định các nguyên... đọc thêm hay đột quỵ Tổng quan về Đột quỵ Đột quỵ là một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Đột quỵ có thể là Thiếu máu cục bộ [80%], điển hình là do... đọc thêm

] hoặc các rào cản về môi trường gây trở ngại cho việc kiểm soát việc tiểu tiện. Ví dụ, bệnh nhân có thể không nhận ra nhu cầu cần đi tiểu, không biết nhà vệ sinh ở đâu, hoặc không thể đi bộ đến nhà vệ sinh ở xa. Các đường dẫn truyền thần kinh và đường niệu cần để duy trì sự tự chủ có thể là bình thường.

Tiểu không tự chủ thể phối hợp là bất kỳ sự kết hợp của các loại trên. Các kết hợp phổ biến nhất là tiểu gấp không tự chủ với tiểu không tự chủ dưới áp lực và tiểu gấp không tự chủ hoặc tiểu không tự chủ dưới áp lực với tiểu không tự chủ chức năng.

Căn nguyên

Rối loạn có xu hướng khác nhau giữa các nhóm tuổi. Với người già, dung tích bàng quang giảm, khả năng nhịn tiểu giảm, sự co thắt bàng quang không theo ý muốn [hoạt động quá mức cơ trơn bàng quang] xảy ra thường xuyên hơn, và co bóp bàng quang bị suy giảm. Do đó, việc trì hoãn đi tiểu trở nên khó khăn hơn và có xu hướng tiểu không hết. Thể tích nước tiểu tồn dư sau đi tiểu tăng, có thể là 100 mL [bình thường 50 mL. Biến thể này có thể tương tự như bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới hoặc tiểu không tự chủ dưới tác động của stress ở phụ nữ.

Thuật ngữ bàng quang tăng hoạt đôi khi được sử dụng để mô tả tiểu gấp [có hoặc không có tiểu không tự chủ] mà thường đi kèm với tiểu nhiều lần Tiểu dắt Tiểu dắt là tình trạng người bệnh cần phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hoặc vào ban đêm [tiểu đêm], hoặc cả hai, nhưng lượng nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường. Thường đi kèm... đọc thêm và tiểu đêm.

Cơ trơn bàng quang giảm hoạt gây bí tiểu và tiểu không tự chủ do bàng quang đầy ở khoảng 5% bệnh nhân tiểu không tự chủ. Nó có thể do tổn thương tủy sống Chấn thương cột sống Chấn thương cột sống có thể gây thương tích đến tủy sống, đốt sống, hoặc cả hai. Thỉnh thoảng, tổn thương dây thần kinh kèm theo. Giải phẫu các cột của cột sống được xem xét ở nơi khác. Tổn... đọc thêm

hoặc rễ thần kinh chi phối bàng quang [ví dụ, chèn ép tuỷ, khối u, hoặc phẫu thuật], bởi các bệnh thần kinh ngoại biên hoặc thận kinh tự động, hoặc các rối loạn thần kinh khác.[xem bảng Nguyên nhân rối loạn thần kinh tự chủ Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thực sự
]. Thuốc kháng cholinergic và opioid làm giảm đáng kể sự co bóp của cơ trơn bàng quang; những loại thuốc này tạm thời là những nguyên nhân phổ biến Cơ trơn có thể trở nên không hoạt động ở những người nam giới bị tắc nghẽn đường ra mạn tính vì cơ trơn bàng quang bị thay thế bởi tổ chức xơ và mô liên kết, làm cho bàng quang không thể rỗng được ngay cả khi tắc nghẽn đã được giải quyết. Ở phụ nữ, sự giảm hoạt của cơ trơn bàng quang thường vô căn. Ít trường hợp cơ trơn bàng quang yếu trầm trọng phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Sự yếu như vậy không gây tiểu không tự chủ nhưng có thể làm phức tạp điều trị nếu các nguyên nhân khác của tiểu không tự chủ cùng tồn tại.

Mất đồng vận cơ trơn bàng quang cơ thắt [mất sự phối hợp giữa co thắt bàng quang và giãn cơ thắt niệu đạo ngoài] có thể gây tắc nghẽn đường ra, hậu quả là nước tiểu trào ra không kiểm soát được. Chứng rối loạn đồng vận thường do tổn thương tủy sống làm gián đoạn đường đi tới trung tâm tiểu tiện ở cầu não, nơi điều hợp sự giãn cơ thắt và sự co bàng quang. Thay vì giãn khi bàng quang co lại, cơ vòng co lại, làm tắc nghẽn đường ra của bàng quang. Chứng rối loạn đồng vận gây ra các bè xơ bàng quang nặng, túi thừa, sự biến dạng hình "cây thông giáng sinh" của bàng quang, ứ nước thận, và suy thận.

Suy chức năng [ví dụ như suy giảm nhận thức, giảm khả năng vận động, giảm sự khéo tay, các rối loạn phối hợp, thiếu động lực], đặc biệt ở người cao tuổi, có thể góp phần dẫn đến tiểu không tự chủ thực sự nhưng hiếm khi là nguyên nhân gây ra nó.

Đánh giá

Hầu hết bệnh nhân đều có sự xấu hổ khi đề cập đến tiểu không tự chủ, không tự nói ra thông tin đó, mặc dù họ có thể đề cập đến các triệu chứng liên quan [ví dụ: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu ngập ngừng]. Vì vậy tất cả người lớn nên được kiểm tra với một câu hỏi như "Bạn có bao giờ bị rò rỉ nước tiểu?".

Các bác sĩ lâm sàng không nên cho rằng tiểu không tự chủ là tình trạng không thể đảo ngược chỉ vì tính chất kéo dài của nó. Đồng thời, cần loại trừ bí tiểu bí tiểu Bí tiểu là tình trạng bàng quang sót nước tiểu sau khi tiểu xong. Bí tiểu có thể là Cấp tính Mạn tính Nguyên nhân bao gồm giảm co bóp bàng quang, tắc nghẽn đường ra bàng quang, mất đồng vận... đọc thêm trước khi bắt đầu điều trị tăng hoạt cơ trơn bàng quang.

Ngọc trai & Cạm bẫy

  • Hầu hết bệnh nhân đều xấu hổ khi đề cập đến tiểu không tự chủ, vì vậy hãy hỏi tất cả người lớn về sự tiểu không kiểm soát được.

Bệnh sử

Bệnh sử tập trung vào khoảng thời gian và hình thức đi tiểu, chức năng ruột, sử dụng thuốc, và tiền sử sản khoa và phẫu thuật vùng chậu. Một cuốn nhật ký đi tiểu có thể cung cấp các đầu mối để tìm các nguyên nhân. Từ 48 đến 72 giờ, bệnh nhân hoặc người chăm sóc ghi lại thể tích và thời gian của mỗi lần đi tiểu và mỗi khi tiểu không tự chủ liên quan đến các hoạt động kèm theo [đặc biệt là ăn uống, và sử dụng thuốc] và trong khi ngủ. Lượng nước tiểu rỉ ra có thể được ước tính theo giọt, mức ít, vừa hoặc nhiều; hoặc bằng test thử miếng dán [đo trọng lượng nước tiểu được hấp thụ bởi miếng dán hoặc miếng đệm cho trường hợp tiểu không tự chủ được đo trong khoảng thời gian 24 giờ].

Nếu thể tích của hầu hết các lần đi tiểu ban đêm nhỏ hơn nhiều so với sức chứa bàng quang chức năng [được định nghĩa như là thể tích lớn nhất được tiểu ghi trong nhật ký], nguyên nhân là một vấn đề liên quan đến giấc ngủ [bệnh nhân đi tiểu vì họ đang thức] hoặc bất thường ở bàng quang [bệnh nhân không bị rối loạn chức năng bàng quang hoặc vấn đề liên quan đến giấc ngủ thức dậy chỉ để đi tiểu khi bàng quang đầy].

Trong số nam giới có triệu chứng tắc nghẽn [tiểu ngập ngừng, dòng tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, cảm giác tiểu không hết], khoảng 1/3 có bàng quang tăng hoạt mà không có sự tắc nghẽn.

Tiểu gấp hoặc són tiểu đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước hoặc không do tăng áp lực trong ổ bụng [thường được gọi là tiểu không tự chủ phản xạ hoặc tiểu không tự chủ vô thức] đa số là để ám chỉ bàng quang tăng hoạt.

Khám thực thể

Trọng tâm là thăm khám thần kinh, vùng chậu, và thăm trực tràng.

Khám thần kinh bao gồm việc đánh giá tình trạng tinh thần, dáng đi, và chức năng các chi dưới và kiểm tra dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên hoặc thần kinh tự động, bao gồm hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế là sự suy giảm huyết áp tư thế quá mức khi đứng dậy. Định nghĩa đồng thuận là giảm > 20 mm Hg tâm thu, 10 mm Hg tâm trương, hoặc cả hai. Các triệu chứng ngất, hoa mắt chóng... đọc thêm . Cổ và chi trên cần được kiểm tra các dấu hiệu của thoái hoá cột sống cổ hoặc hẹp ống sống. Cột sống nên được kiểm tra để tìm bằng chứng các phẫu thuật trước đó và tìm các dị tật, chỗ lồi lõm, hoặc các túm lông gợi ý khuyết tật ống thần kinh.

Chi phối thần kinh cho cơ thắt niệu đạo ngoài, cơ này chia sẻ rễ thần kinh cùng với cơ thắt vòng hậu môn, có thể được kiểm tra bằng cách đánh giá:

  • Cảm giác đáy chậu

  • Sự co cơ vòng hậu môn [S2 đến S4]

  • Phản xạ hậu môn [S4 đến S5], đó là sự co lại của cơ vòng hậu môn được kích hoạt bằng cách kích thích nhẹ da quanh hậu môn

  • Phản xạ hành hang [S2 đến S4], đó là sự co lại của cơ vòng hậu môn gây ra bằng cách bóp mạnh quy đầu dương vật hoặc kích thích lực lên âm vật

Tuy nhiên, sự vắng mặt của những phản xạ này không nhất thiết là bệnh lý.

Khám vùng chậu ở nữ giới có thể xác định viêm teo âm đạo và viêm niệu đạo Viêm niệu đạo Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Triệu chứng có thể không có hoặc bao gồm: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt... đọc thêm , tăng động niệu đạo và yếu vùng đáy chậu có hoặc không có chứng sa cơ quan vùng chậu. Niêm mạc âm đạo mỏng, màu nhạt và mất nếp nhăn niêm mạc cho thấy viêm teo âm đạo. Tăng động niệu đạo có thể quan sát được trong khi bệnh nhân ho khi thành sau âm đạo được cố định bằng mỏ vịt. Sa bàng quang, sa ruột, trực tràng, hoặc tử cung gợi ý yếu vùng đáy chậu Tổng quan về sa cơ quan vùng chậu Sa cơ quan vùng chậu là kết quả từ tình trạng lỏng lẻo [tương tự như thoát vị] ở các dây chằng, cân và cơ nâng đỡ các tạng vùng chậu [sàn chậu] - xem hình Sa cơ quan vùng chậu]. Sự phổ biến... đọc thêm

. Khi thành đối diện được cố định bằng mỏ vịt, sự phồng lên của thành trước cho thấy sa bàng quang, và phình to của thành sau cho thấy sa trực tràng hoặc sa ruột. Sự suy yếu của đáy chậu không gợi ý nguyên nhân, trừ khi có sa bàng quang lớn.

Khám trực tràng có thể xác định được u phân Nút phân Táo bón là khó khăn hoặc giảm tần suất đại tiện, phân cứng, hoặc cảm giác tống phân không hết. [Xem thêm Táo bón ở trẻ em.] Không có chức năng cơ thể nào có nhiều biến đổi và chịu ảnh hưởng... đọc thêm , khối ở trực tràng, và ở nam giới, các nốt tuyến tiền liệt hoặc khối u. Kích thước tuyến tiền liệt nên được ghi nhận nhưng ít có mối tương quan với tình trạng tắc nghẽn đường ra của bàng quang. Sờ trên xương mu và gõ để phát hiện bàng quang căng điều này thường ít có giá trị, ngoại trừ các trường hợp bí tiểu cấp tính. bí tiểu Bí tiểu là tình trạng bàng quang sót nước tiểu sau khi tiểu xong. Bí tiểu có thể là Cấp tính Mạn tính Nguyên nhân bao gồm giảm co bóp bàng quang, tắc nghẽn đường ra bàng quang, mất đồng vận... đọc thêm

Nghiệm pháp đi tiểu khi gắng sức có thể được thực hiện trên bàn kiểm tra nếu nghi ngờ tiểu không tự chủ khi gắng sức; phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu > 90%. Bàng quang phải đầy; bệnh nhân ngồi thẳng lưng hoặc ngồi gần thẳng với chân dạng ra, thả lỏng vùng đáy chậu và ho mạnh một lần:

  • Sự rò rỉ nước tiểu xảy ra ngay lập tức và kết thúc đồng thời với ho khẳng định tiểu không tự chủ dưới áp lực.

  • Sự rò rỉ nước tiểu chậm chút hoặc rò rỉ liên tục gợi ý cơ bàng quang tăng hoạt được kích hoạt bởi ho.

Nếu ho kích hoạt tiểu không tự chủ, hoạt động ho có thể được lặp lại trong khi người khám đặt 1 hoặc 2 ngón tay vào trong âm đạo để nâng niệu đạo [Marshall-Bonney test]; sự tiểu không tự chủ cải thiện bởi hành động này có thể đáp ứng với phẫu thuật.

  • Kết quả có thể là dương tính giả nếu bệnh nhân có sự thôi thúc đi tiểu gấp trong quá trình thử nghiệm.

  • Kết quả có thể là âm tính giả nếu bệnh nhân không thư giãn, bàng quang không đầy, ho không mạnh, hoặc có hiện tượng sa bàng quang lớn [ở phụ nữ]. Ở phụ nữ có sa bàng quang lớn, test thử cần được lặp lại với bệnh nhân nằm ngửa và giảm hiện tượng sa bàng quang, nếu có thể

Xét nghiệm

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu

  • Urea [BUN], creatinin huyết thanh

  • Thể tích nước tiểu tồn dư

  • Đôi khi xét nghiệm đo niệu động học

Tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu, đo BUN và creatinine huyết thanh là bắt buộc. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm glucose huyết thanh và canxi [với albumin để ước tính lượng canxi tự do] nếu nhật ký đi tiểu gợi ý đa niệu Đa niệu Đa niệu là lượng nước tiểu > 3 L/ngày; đa niệu phải được phân biệt với tiểu dắt, đó là nhu cầu đi tiểu rất nhiều lần trong ngày hoặc ban đêm nhưng thể tích nước tiểu bình thường hoặc ít hơn... đọc thêm , đo điện giải đồ, và vitamin B12 nếu các kết quả lâm sàng gợi ý một bệnh thần kinh.

Thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu cần được xác định bằng cách đặt ống thông tiểu hoặc siêu âm [ưu tiên]. Thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu cộng thể tích nước tiểu đã đi ra ngoài ước lượng dung tích bàng quang và giúp đánh giá sự nhận cảm của bàng quang. Một thể tích 100 mL có thể gợi ý bàng quang giảm hoạt hoặc tắc nghẽn đường ra.

Đo niệu động học được chỉ định khi đánh giá lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm thích hợp không cho chẩn đoán xác định hoặc khi sự bất thường phải được xác định chính xác trước khi phẫu thuật.

Đo áp lực bàng quang có thể giúp chẩn đoán tiểu gấp không tự chủ, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu không rõ. Nước vô trùng được đưa vào bàng quang mỗi 50 ml bằng cách sử dụng một xi lanh 50 ml và một ống thông cỡ từ 12 đến 14-F cho đến khi bệnh nhân cảm giác buồn đi tiểu gấp hoặc có những cơn co thắt bàng quang, phát hiện sự thay đổi lượng dịch trong xi lanh. Nếu

Chủ Đề