Vi dù lỗi vô ý vì quá tự tin năm 2024

Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [Khoản 2 Điều 10]. Còn lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được [Khoản 1 Điều 11].

Những trường hợp thường xảy ra nhầm lẫn trong phân biệt lỗi để định tội danh trong hoạt động tố tụng như tội Giết người [với lỗi cố ý gián tiếp] với tội Vô ý làm chết người; tội Giết người với tội Cố ý gây thương tích [trường hợp dẫn đến chết người]; tội Giết người với tội Cản trở giao thông đường bộ [hành vi rải đinh, đặt vật cản trên đường bộ dẫn đến hậu quả chết người], giữa việc định tội danh về xâm phạm sở hữu và tội giết người hay chỉ định tội về tội xâm phạm sở hữu với tình tiết định khung “làm chết người”?…

Điểm khác biệt lớn nhất và qua đó có thể phân biệt được nằm ở lý trí của người phạm tội thông qua việc trả lời câu hỏi người phạm tội “bỏ mặc, chấp nhận hậu quả nếu nó xảy ra” hay chỉ là “tin rằng hậu quả không xảy ra”. Chính bởi yếu tố quyết định để có thể nhận định lại nằm trong ý thức chủ quan nên cách phân biệt chính xác nhất không chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội trong quá trình tố tụng, vào các biểu hiện khách quan như vị trí bị tấn công trên cơ thể người bị hại, mức độ của hành vi tấn công… mà còn phải kiểm chứng thông qua các biểu hiện ra bên ngoài [biểu hiện tâm lý] của người phạm tội.

Dưới góc độ tâm lý, chúng ta có thể thấy diễn biến trong ý thức của người phạm tội trong suốt quá trình thực hiện tội phạm như sau:

.jpg]

Trường hợp 1: Vô ý vì quá tự tin

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, người phạm tội hình dung được cả hai khả năng, đó là [1] khả năng sẽ không xảy ra hậu quả và [2] khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở chỗ, thời điểm chính thức thực hiện hành vi, người phạm tội đã tự loại trừ khả năng xảy ra hậu quả [khả năng 2], và trong ý thức chủ quan lúc này chỉ còn lại khả năng sẽ không để lại hậu quả [khả năng 1], việc loại trừ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có thể về chủ quan do người phạm tội tin tưởng vào khả năng, kinh nghiệm của mình, cũng có thể do đánh giá các yếu tố khách quan như thời gian, địa điểm, thời tiết, thậm chí tin tưởng vào chính “xử sự” của nạn nhân… Chính bởi sự loại trừ này nên người đó mới quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm. Vì vậy, về biểu hiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì người phạm tội sẽ bị bất ngờ do nằm ngoài tính toán của mình.

Trường hợp 2: Cố ý gián tiếp

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, người phạm tội cũng hình dung được cả hai khả năng, đó là [1] khả năng sẽ không xảy ra hậu quả và [2] khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với vô ý vì quá tự tin ở chỗ, thời điểm chính thức thực hiện hành vi và kể cả sau đó, người phạm tội vẫn hình dung trong ý thức của mình cả hai khả năng đều có thể xảy ra và sẵn sàng chấp nhận cả hai khả năng nếu thực tế nó xảy ra. Do đó về biểu hiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì cũng đã nằm trong tính toán và người phạm tội hoàn toàn không bị bất ngờ.

Do vậy, việc phân biệt chính xác được hai loại lỗi này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là cơ sở để xác định tội danh đúng và qua đó đảm bảo việc quyết định hình phạt có căn cứ và đúng quy định của pháp luật./.

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. Một người được coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện chủ quan và khách quan để lựa chọn, thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Khoa học luật Hình sự cũng như thực tiễn xét xử từ trước đến nay vẫn thừa nhận có hai hình thức lỗi vô ý là vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin. Việc xác định được người phạm tội cố ý hay vô ý phạm tội là rất quan trọng trong việc định tội danh, xác định trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

Vô ý phạm tội trong pháp luật Hình sự thay đổi như thế nào:

Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 1985, theo đó: Vô ý phạm tội là phạm tôi trong những trường hợp sau đây: a] Người phạm tôi do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. b] Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra ...

Chủ Đề