Định lượng creatinin máu là gì

Cơ thể sản xuất creatinine với tốc độ ổn định và có thể kiểm tra nồng độ này bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.

Do bệnh thận mãn tính có rất ít dấu hiệu rõ ràng, vì vậy việc theo dõi nồng độ creatinine là rất quan trọng. Đo nồng độ creatinine là một phương pháp đơn giản để xác định độ lọc cầu thận [GFR], là một chỉ số về chức năng tổng thể của thận.

Trước khi xét nghiệm cần chuẩn bị gì?

Trước khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể hỏi các vấn đề liên quan như:

  • Chế độ ăn;
  • Hoạt động thể chất;
  • Các chất bổ sung;
  • Các loại thuốc đang sử dụng hiện tại.

Nên thảo luận về các vấn đề sức khỏe nào và tiền sử gia đình mắc bệnh thận nếu có. Không cần phải nhịn ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm máu.

Kết quả thấp hay cao nghĩa là gì?

Thận có chức năng giữ mức creatinine trong máu ở mức bình thường.

Phạm vi tham chiếu điển hình cho creatinine huyết thanh là 60 đến 110 micromole trên lít [μmol/L] [0,7 đến 1,2 miligam trên decilit [mg/dL]] đối với nam giới và 45 đến 90 μmol/L [0,5 đến 1,0 mg/dL] đối với phụ nữ.

Nguyên nhân cho mức độ creatinine cao

Một số nguyên nhân gây ra mức creatinine cao là:

Bệnh thận mãn tính

Khi thận bị tổn thương gây khó khăn trong việc loại bỏ creatinine khỏi máu và khiến nồng độ chất này tăng lên. Kết quả của xét nghiệm creatinine máu có thể dùng để tính GFR, đây là một chỉ số cụ thể hơn có thể giúp đánh giá bệnh thận mãn tính.

GFR từ 60 trở lên là bình thường, GFR dưới 60 có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Mức độ từ 15 trở xuống có thể được xem là suy thận.

Tắc nghẽn ống thận

Sự tắc nghẽn trong dòng chảy của nước tiểu, chẳng hạn như phì đại tiền liệt tuyến hoặc sỏi thận có thể gây tắc nghẽn ống thận. Sự tắc nghẽn này có thể làm suy giảm khả năng hoạt động bình thường của thận gây tăng mức creatinine.

Mất nước

Mất nước nghiêm trọng là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận, điều này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ creatinin.

Tăng hấp thụ protein

Thức ăn có thể có tác động đáng kể đến mức creatinine. Ví dụ, protein và thịt nấu chín có chứa creatinine, vì vậy ăn nhiều hơn lượng thịt chứa lượng protein mà cơ thể cần thiết hay bổ sung quá mức lượng protein có thể gây ra tình trạng tăng mức creatinine.

Thử tìm hiểu: Protein – Bao nhiêu là nhiều?

Vận động cường độ cao

Creatine có trong cơ bắp và giúp chúng tạo ra năng lượng. Tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng nồng độ creatinine bằng cách tăng sự phá hủy cơ.

Tác dụng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chẹn H2 có thể làm tăng tạm thời mức creatinine huyết thanh đo được.

Nguyên nhân cho mức thấp

Mức creatinine có thể thấp hơn bình thường vì những lý do sau:

Khối lượng cơ thấp

Bởi vì sự phân hủy cơ tạo ra creatinin, khối lượng cơ thấp có thể dẫn đến mức creatinin thấp.

Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc phải tình trạng này hơn khi khối lượng cơ giảm dần theo tuổi tác. Suy dinh dưỡng cũng có thể gây ra khối lượng cơ thấp và mức creatinine thấp.

Các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như bệnh nhược cơ hoặc chứng loạn dưỡng cơ, có thể dẫn đến mức creatinine thấp.

Thai kỳ

Mang thai làm tăng lưu lượng máu đến thận dẫn đến tăng sản xuất nước tiểu và đào thải creatinine nhanh hơn, dẫn đến lượng creatinine thấp hơn.

Giảm cân không khoa học

Giảm cân quá mức hay không khoa học có thể dẫn đến giảm khối lượng cơ, dẫn đến lượng creatinin thấp.

Có thể bạn muốn tìn hiểu: Sụt cân mất kiểm soát

Tóm tắt

Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh nồng độ creatinin trong máu. Tốt nhất nên giữ mức dung nạp protein trong phạm vi khuyến nghị cho độ tuổi và phù hợp với mức độ hoạt động.

Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị. Nếu mức độ creatinine trong máu ở mức độ cao trong thời gian dài có nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu. Việc điều trị sớm mức creatinin cao là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh thận nặng hơn.

Tìm hiểu: Cách tính chỉ số eGFR [độ lọc cầu thận]

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Là một bộ phận quan trọng của cơ thể, thận như một “nhà máy” có nhiệm vụ loại bỏ chất thải độc hại và dịch thừa từ máu. 

Để đánh giá chính xác chức năng của cơ quan này, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm Ure máu Ure là một hợp chất được sản xuất bởi quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Hay nói cách khác, đây chính là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.  Xét nghiệm Ure máu bản chất là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ Ure Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận, nếu chỉ số này rơi vào khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l thì được coi là bình thường.  Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với chức năng thận càng kém, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thế thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém.

Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đến các trường hợp khiến Ure tăng cao như:

  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có quá nhiều protein.
  • Người bị suy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,...
  • Người bị ngộ độc thủy ngân.
  • Các trường hợp tăng dị hóa protein: Suy dinh dưỡng, bỏng, sốt,...
  • Nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hóa,...

Ngược lại, nếu chỉ số Ure máu thấp hơn so với mức trung bình thì có thể người bệnh đang mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan, viêm gan mạn tính hoặc cấp tính, phụ nữ có thai, hội chứng thận hư giảm hấp thụ, người mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp,…
Xét nghiệm Creatinin máu Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa Creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Creatin có nguồn gốc nội sinh chủ yếu từ gan, thận, tụy được tổng hợp từ Arginin và Methionin. Creatin có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp. Chỉ số Creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị Creatinin bình thường đối với nam giới là 0,6 – 1,2 mg/dl và nữ giới là 0,5 – 1,1 mg/dl. Khi nồng độ Creatinin tăng cao, có nghĩa đang có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân do khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc Creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. 

Creatinin máu sẽ tăng cao trong các trường hợp:

- Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp.

- Suy thận do nguồn gốc tại thận:

  • Tổn thương cầu thận: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận.
  • Tổn thương ống thận: Viêm thận - bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid Uric máu, nhiễm độc thận.

- Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung,…
Creatinin máu giảm trong các trường hợp:

  • Hòa loãng máu.
  • Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp.
  • Có thai.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
  • Một số bệnh cơ gây teo mô cơ.

Creatinin niệu tăng cao trong các trường hợp:

  • Gắng sức thể lực.
  • To đầu chi, chứng khổng lồ [Acromegaly].
  • Đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng.
  • Suy giáp thường.

Xét nghiệm chỉ số Ure và Creatinin trong máu sẽ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của thận. Đây cũng là cơ sở đáng tin cậy để xác định người bệnh có bị suy thận hay không.

-------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Video liên quan

Chủ Đề