Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN như thế nào

Quy định về doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế như thế nào? Các tài khoản kế toán  và quy định về sổ kế toán như thế nào? Nghiệp vụ kế toán thuế sẽ hướng dẫn bạn đọc vấn đề này trong bài viết sau

>>Xem thêm: Quy định về giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

1.Chứng từ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng các chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:

STT Tên chứng từ Ký hiệu
I Các chứng từ quy định tại Thông tư này
1 Phiếu thu tiền mặt Mẫu số 01-TT
2 Phiếu chi tiền mặt Mẫu số 02-TT
3 Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT
4 Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT
5 Biên bản giao nhận tài sản cố định Mẫu số 01-TSCĐ
6 Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động Mẫu số 01-LĐTL
II Các chứng từ quy định theo pháp luật khác
1 Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng
2 Giấy nộp thuế vào NSNN
3 Giấy báo Nợ của ngân hàng

 Biểu mẫu chứng từ kế toán, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Ngoài các chứng từ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.Tài khoản kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng danh mục tài khoản kế toán, nội dung, kết cấu, nguyên tắc kế toán, phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Hệ thống tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế

3.Sổ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây: hs code

STT Tên sổ kế toán Ký hiệu
I Sổ kế toán tổng hợp
1 Sổ Nhật ký sổ cái Mẫu số S01- DNSN
II Sổ kế toán chi tiết
1 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số S02-DNSN
2 Sổ tài sản cố định Mẫu số S03-DNSN
3 Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán Mẫu số S04-DNSN
4 Sổ chi tiết thanh toán các khoản nợ phải trả Mẫu số S05-DNSN
5 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế] Mẫu số S06a-DNSN
6 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp] Mẫu số S06b-DNSN
7 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S07-DNSN
8 Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ Mẫu số S08-DNSN
9 Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra Mẫu số S09-DNSN
10 Sổ tiền gửi ngân hàng Mẫu số S10-DNSN

Biểu mẫu sổ kế toán, nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 3 “Biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Ngoài các sổ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với NSNN.

>>Bài viết được quan tâm: Nên học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu

Tại dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] để hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ, Bộ Tài chính đề xuất cách tính thuế đơn giản. Theo đó, các DN này kê khai nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu, trong trường hợp không xác định thu nhập.

Doanh nghiệp siêu nhỏ kê khai nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu, trong trường hợp không xác định thu nhập. Ảnh: TL.

Việc đề xuất thực hiện phương pháp tính thuế đơn giản cho đối tượng DN siêu nhỏ, nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất quy định và áp dụng phương pháp tính thuế đối với DN siêu nhỏ [DN có doanh thu hàng năm không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người] được kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp không xác định được thu nhập. Trường hợp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập thì phải thực hiện tính thuế TNDN theo phương pháp xác định thu nhập.

Dự thảo nghị quyết quy định:

“Điều 3. Phương pháp tính thuế đối với DN siêu nhỏ.

1. DN siêu nhỏ phải thực hiện hạch toán doanh thu, chi phí và khai, nộp thuế theo phương pháp xác định thu nhập.

2. Trường hợp DN siêu nhỏ quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị quyết này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như sau:

a] Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,4%.

b] Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,2%.

c] Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp 4%.

d] Hoạt động khác: 0,8%.

3. Doanh thu làm căn cứ xác định đối tượng nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm [%] trên doanh thu quy định tại điều này là tổng doanh thu của năm trước liền kề và được áp dụng ổn định cho mỗi giai đoạn ba năm, kể từ năm áp dụng.

4. Các trường hợp nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm [%] trên doanh thu quy định tại điều này không phải kiểm tra quyết toán thuế khi giải thể, phá sản”./.

Minh Anh

Video liên quan

Chủ Đề