Đội ngũ giảng viên Đại học Luật Hà Nội

Giới thiệu

Giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke [Hoa Kỳ], có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.

Chức vụ

Chủ tịch hội đồng cố vấn

Chuyên môn

  • Luật doanh nghiệp
  • Luật kinh doanh thương mại
  • Luật sở hữu trí tuệ

Nơi công tác

  • Đại học Luật Hà Nội
  • Công ty Luật Quang Huy – Chi nhánh Hà Nội

Kinh nghiệm

Quá trình đào tạo

Đại học:

  • Hệ đào tạo: Chính quy
  • Nơi đào tạo: Đại học Luật Hà Nội
  • Ngành học: Luật kinh tế
  • Nước đào tạo: Việt Nam
  • Năm tốt nghiệp: 2013

Sau đại học:

  • Thạc sĩ: Luật
  • Nơi đào tạo: đại học Duke [Top #8 Đại học Mỹ theo US News]
  • Chuyên ngành: Luật
  • Nước đào tạo: Hoa Kỳ
  • Năm cấp bằng: 2015

Giải thưởng và ghi nhận

  • Giải 3 Nghiên cứu Khoa học Quốc gia năm 2012 với công trình “Pháp điển hóa hệ thống văn bản Pháp Luật Việt Nam, lộ trình và giải pháp”.

Sách, báo, công trình nghiên cứu

Các đề tài, đề án, nhiệm vụ khoa học đã tham gia

  • Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học 2012” cấp nhà nước, chuyên đề “Kinh nghiệm của Hoa kỳ về giáo dục đại học”, 2018-2019
  • Đề tài “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, cạnh tranh và quản lý nhân sự trong quá trình mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” cấp cơ sở, chuyên đề “Kinh nghiệm về xác định giá trị doanh nghiệp, cạnh tranh và quản lý nhân sự trong quá trình mua bán, sáp nhập các ngân hàng của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam“, 2019
  • Đề tài “Pháp luật về điều kiện kinh doanh” cấp cơ sở, chuyên đề “Điều kiện kinh doanh tại Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam“, 2018
  • Đề tài “Đổi mới mô hình quản trị Đại học Luật” cấp bộ, chuyên đề “Kinh nghiệm của Hoa kỳ về giáo dục đại học Luật“, 2020

Các bài báo khoa học đã công bố

  • “Thực trạng hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay“, Tạp chí Công thương 2020
  • “Hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến biểu tình và những vấn đề rút ra khi xây dựng khái niệm pháp lý về biểu tình“, Tạp chí Công thương 2020
  • “Một số mô hình tổ chức chính quyền địa Phương của các quốc gia có cấu trúc lãnh thổ liên bang trên thế giới“, Tạp chí Công thương 2020

Các chuyên đề hội thảo, toạ đàm khoa học đã tham gia

  • Chuyên đề “Thực trạng hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay“, Hội thảo “Hoạt động khởi nghiệp – những khía cạnh pháp lý“, Đoàn thành niên – trường đại học Luật Hà Nội, 2019
  • Chuyên đề “Mô hình quản trị công ty ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam“, Hội thảo “Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty và xu thế phát triển“, Khoa Pháp luật Kinh tế – trường đại học Luật Hà Nội, 2019
  • Chuyên đề “Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức – sự tương đồng, khác biệt và một số khuyến nghị cho Việt Nam“, Hội thảo “Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư – một số kinh nghiệm của Đức và Việt Nam“, trường đại học Luật Hà Nội, 2020
  • Chuyên đề “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam“, Hội thảo “Thực trạng Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và kiến nghị hoàn thiện“, Khoa Pháp luật Kinh tế – trường đại học Luật Hà Nội, 2020
  • Chuyên đề “Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong quá trình xét xử tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013 và thực tiễn thi hành theo Pháp luật tố tụng Việt Nam“, Hội thảo “Đánh giá 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013“, Khoa Khoa Hành chính nhà nước – trường đại học Luật Hà Nội, 2020




Ngôn ngữ

Tác giả bài viết

Với phương châm “Luật sư của mọi nhà”, Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!

Ngành Luật là một ngành đào tạo rất hot hiện nay. Vì vậy rất nhiều bạn học sinh trong việc chọn trường đều tỏ ra băn khoăn không biết chọn cơ sở đào tạo nào cho phù hợp. Vậy Học luật nên học trường đại học nào?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Học Luật nên học trường nào ở Hà Nội

– Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường Đại học công lập ở Việt Nam được thành lập vào năm 1979. Tên tiếng Anh là Hanoi Iaw University. Trường Đại học Luật Hà Nội là trường Đại học có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam. Trường đào tạo 3 ngành Luật: Luật thương mại quốc tế, Luật học, Luật Kinh tế, ngoài ra còn có ngành luật chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona, Hoa Kỳ.

Đại học Luật Hà Nội là trường đại học trọng điểm, đào tạo pháp luật và cán bộ về pháp luật ở Việt Nam. Là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt nhằm tạo ra đội ngũ luật gia có trình độ cao và đào tạo nhân tài luật học phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xây dựng nhà nước Việt Nam và hội nhập quốc tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường được đầu tư xây dựng hiện đại, tiên tiến với hệ thống hội trường, phòng học đa năng, cơ sở thực hành, thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và tư vấn pháp luật.

– Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Hiện tại, Khoa Luật là cơ sở đào tạo luật đứng thứ 2 ở miền Bắc nước ta sau Đại học Luật Hà Nội.

Các chương trình đào tạo được thực hiện bài bản, qui củ và luôn được rà soát định kỳ. Khoa Luật luôn chú trọng mở rộng, phát triển đối tác nhằm trao đổi học thuật, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác phục vụ mục tiêu hội nhập quốc tế, đưa chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa tiệm cận với các chuẩn mực của khu vực và thế giới.

Hiện nay, Khoa Luật quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đào tạo, nghiên cứu và hoạt động xã hội uy tín trên thế giới tạo điều kiện cho sinh viên được học tập trong môi trường quốc tế hội nhập với thế giới.

Ngoài ra khi được hỏi Học Luật nên học trường đại học nào? Các bạn có thể Tham khảo thêm một số trường sau: Học viện Tòa Án; Đại học Kiểm sát Việt Nam; Đại học Nội vụ Hà Nội; Đại học Công đoàn, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam…

Học Luật nên học trường nào ở TP HCM

– Đại học Luật TP.HCM [ULAW]

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1996. Hiện nay là cơ sở đào tạo Luật tốt nhất ở phía Nam. Từ năm học 2011-2012. Trường có 7 chuyên ngành đào tạo Đại học Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Quản trị – Luật và Anh văn pháp lý.

– Đại học Kinh tế – Luật [Đại học Quốc Gia TP.HCM] [UEL]

Trường Đại học Kinh tế Luật là cơ sở bậc đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trường có cơ sở đào tạo chất lượng cùng đội ngũ giảng viên có thâm niên trong việc đào tạo chuyên ngành Luật

Được thành lập vào năm 2000 trên cơ sở khoa kinh tế  trường Đại học quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 8 khoa trong đó có 2 khoa luật: Luật kinh tế và khoa Luật.

– Đại học Vinh

Khoa Luật trường Đại học Vinh được thành lập năm 2009 dựa theo Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo. Trường trực thuộc sự quản lý của Trường Đại học Vinh.

Là một khoa trẻ, nhưng trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển, Khoa Luật đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò, sứ mạng của mình. Hứa hẹn là môi trường đào tạo năng động, phù hợp với lứa tuổi học sinh ngày càng tiến bộ.

– Đại học Cần Thơ [CTU]

Có kinh nghiệm hơn 15 năm trong việc đào tạo chuyên ngành này. Khoa Luật Đại học Cần Thơ được thành lập vào năm 2000. Hiện nay, khoa Luật giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cử nhân Luật cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ đào tạo 4 ngành: Luật Học, Luật Thương Mại, Luật Tư Pháp và Luật Hành Chính.

Ngoài ra những trường sau đây cũng đào tạo chuyên ngành này: Đại học Kinh tế TP.HCM; Đại học Mở TP.HCM; Đại học Sài Gòn; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Cần Thơ; Đại học Quốc tế Hồng Bàng…

Muốn làm luật sư thì học trường nào

Theo quy định pháp luật Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức [sau đây gọi chung là khách hàng].

Để trở thành luật sư các bạn sẽ phải trải qua:

– 4 năm học đại học: Sau khi đậu vào các trường đào tạo Luật và trải qua 4 năm học tập, rèn luyện bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Luật.

– 1 năm học đào tạo nghề Luật sư: Sau khi được cấp bằng cử nhân Luật, bạn cần đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức, khóa đào tạo này kéo dài 12 tháng.

– 1 năm tập sự tại văn phòng Luật: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư, bạn sẽ phải tập sự tại văn phòng Luật ít nhất là 12 tháng để được học hỏi và rèn luyện thêm và các kỹ năng khác từ các Luật sư có kinh nghiệm

Khi kết thúc quãng thời gian này, về bản chất bạn hoàn toàn đã trở thành một Luật sư. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20, Luật Luật sư 2012:

“Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư

1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.”

Theo đó, bạn có quyền lựa chọn và xin gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư. Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có thẩm quyền cấp Thẻ luật sư cho những cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề luật sư khi muốn gia nhập một Đoàn luật sư nào đó.

Như vậy, phải mất ít nhất 6 năm để đi hết con đường đến với nghề Luật nói chung và Luật sư nói riêng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Học Luật nên học trường đại học nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Video liên quan

Chủ Đề