Đóng học phí Đại học Luật TP HCM

Ngày 2/8, Đại học Luật TP HCM công bố điểm sàn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT kèm thông báo về mức học phí áp dụng cho khóa 47 [tuyển sinh năm 2022] cùng lộ trình tăng học phí tới năm học 2025-2026.

Theo đó, sinh viên nhập học năm 2022-2023 các ngành Luật, Luật thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh [hệ đại trà] nộp học phí thấp nhất - 151 triệu đồng cho cả khóa học kéo dài bốn năm. Hệ đại trà của những ngành còn lại ở mức 179-204,7 triệu. Trong khi đó, ngành Luật [hệ chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh] có học phí cao nhất, 765,9 triệu cho cả khóa.

Học phí các hệ, ngành đào tạo cụ thể như sau:

TT

Khóa 47
[Khóa tuyển sinh năm 2022]

Năm học 2022-2023

Năm học
2023-2024

Năm học 2024-2025

Năm học 2025-2026

1.

Hệ đại trà ngành: Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh

31.250.000

35.250.000

39.750.000

44.750.000

2.

Hệ đại trà ngành Quản trị - Luật

37.080.000

41.830.000

47.170.000

53.100.000

3.

Hệ đại trà ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý

39.000.000

48.750.000

54.930.000

62.080.000

4.

Hệ chất lượng cao ngành: Luật, Quản trị kinh doanh

62.500.000

70.500.000

79.500.000

89.500.000

5.

Hệ chất lượng cao ngành Quản trị - Luật

74.160.000

83.660.000

94.340.000

106.200.000

6.

Hệ chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng tiếng Anh

165.000.000

181.500.000

199.700.000

219.700.000

So với khóa 46 [sinh viên nhập học năm 2021], học phí áp dụng với khóa nhập học năm nay ở các ngành đều tăng mạnh. Ngành Luật [hệ chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh] tăng cao nhất, từ 15-69,7 triệu đồng mỗi năm. Tính tổng toàn khóa kéo dài bốn năm, học phí chương trình này cao hơn tới gần 200 triệu.

Ngành Luật, Quản trị kinh doanh [hệ chất lượng cao] có học phí tăng cao thứ hai [17,5-44,5 triệu đồng mỗi năm].

Với hệ đại trà, ngành Anh văn pháp lý tăng 3-44 triệu một năm. Ngành Quản trị-Luật tăng 19-35,1 triệu. Ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh tăng 13,2-26,75 triệu.

Theo lý giải của trường, mức học phí áp dụng từ năm học tới được trường xây dựng theo khung mới, Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Năm ngoái, trường không tăng học phí so với năm 2020-2021 để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, sinh viên do ảnh hưởng của Covid-19, các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương.

Riêng với chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, PGS.TS Trần Hoàng Hải, Hiệu trưởng Đại học Luật TP HCM, cho biết học phí lên tới gần 766 triệu đồng cho khóa học bốn năm bởi chi phí cho các giảng viên, luật sư nước ngoài tới giảng dạy không rẻ. Chưa kể, học phí chương trình này bao gồm nhiều khoản khác như đưa sinh viên ra nước ngoài kiến tập, tổ chức lớp học ngoại khóa, trang bị cơ sở vật chất hiện đại trong lớp học.

"Theo tôi, đây không phải mức học phí cao", ông Hải nói và chia sẻ việc thu học phí như vậy nhằm đáp ứng mục tiêu của nhà trường là sử dụng lực lượng giảng viên giỏi, tổ chức lớp học theo tiêu chuẩn nước ngoài, từ đó đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng rất cao, tham gia tranh tụng ở đẳng cấp quốc tế.

Đại học Luật TP HCM là trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của người học được nhà trường xây dựng theo nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Mức học phí được đưa ra nhằm đảo bảo đủ nguồn lực, nhanh chóng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận nền giáo dục đại học của các nước phát triển trong khu vực.

So với một số trường đào tạo Luật có tiếng khác, học phí của Đại học Luật TP HCM ở mức cao.

Là một trong những trường top đầu đào tạo các ngành về Luật tại khu vực phía Nam, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM áp dụng mức học phí 50,9 triệu đồng cho năm học tới ở chương trình chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh, thấp hơn mức thu của Đại học Luật TP HCM 3,2 lần. Ở hệ đại trà, trường Kinh tế - Luật thu hơn 21,5 triệu đồng với tất cả ngành, vẫn thấp hơn trường Luật TP HCM 1,4-1,8 lần.

Đại học Luật Hà Nội - ngôi trường đào tạo Luật hàng đầu khu vực phía Bắc, dự kiến thu học phí các ngành hệ đại trà 20 triệu đồng cho năm học 2022-2023. So với trường Luật TP HCM, mức này thấp hơn 1,5-2 lần. Học phí hệ chất lượng cao cũng thấp hơn 1,25-1,5 lần.

Theo kế hoạch, từ năm học 2022-2023, các trường sẽ áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Tại khung này, mức trần học phí tất cả khối ngành của trường đại học tăng từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm 4/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiến nghị lùi áp dụng khung mới này thêm một năm. Khi đó, học phí năm học 2022-2023 của các đại học chưa đảm bảo chi thường xuyên được tăng nhưng không quá 15% so với mức thu của năm 2021-2022. Với đại học công lập tự chủ, tùy mức độ, học phí tối đa bằng 2-2,5 lần mức trần của trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Hệ số này được giữ nguyên theo Nghị định 81/2021.

Thu Hương

Thông tin với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Đào tạo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng tuyển sinh của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy năm 2022.

Theo đó, điểm nhận hồ sơ xét tuyển [điểm sàn] theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 vào các ngành dao động là từ 20 đến 24, tuỳ ngành và tổ hợp xét tuyển.

Điểm sàn cụ thể từng ngành như sau:

Mức điểm nhận hồ sơ nêu trên đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng chính sách - theo quy định của Quy chế tuyển sinh.

Thạc sĩ Lê Văn Hiển cũng lưu ý thí sinh phải ghi đúng, đầy đủ thông tin về mã ngành và tên ngành; mã phương thức và tên phương thức; mã tổ hợp và tên tổ hợp vào từng nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh [ảnh: L.P]

Năm 2022, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh đào tạo liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Anh văn pháp lý], trong đó đặc biệt tập trung vào chương trình đào tạo liên thông từ ngành Quản trị kinh doanh và ngành Ngôn ngữ Anh sang ngành Luật.

Theo đó, sau khi đã học xong năm thứ 2 của ngành thứ nhất [ngành Quản trị kinh doanh hoặc Ngôn ngữ Anh của trường], nếu đạt học lực từ loại khá trở lên, sinh viên sẽ được đăng ký học liên thông sang ngành luật. Sau thời gian từ 5 năm đến 5,5 năm [tính từ năm 2022], nếu sinh viên hoàn thành cả 2 chương trình đào tạo sẽ được trường xét tốt nghiệp và cấp 2 văn bằng cử nhân trình độ đại học hình thức chính quy [trong đó có bằng cử nhân ngành luật].

Đặc biệt, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin về học phí năm học 2022-2023 và lộ trình đến năm học 2025-2026.

Ngay trong năm 2022-2023 áp dụng cho khoá 47 [khoá tuyển sinh năm nay], mức học phí thấp nhất là 31.250.000 đồng/năm và mức cao nhất là 165.000.000 đồng/năm.

Thông tin học phí cụ thể như sau:

Lê Phương

Với vai trò là một trong hai Trường đại học trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước theo Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò tiên phong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và thực hiện hoạt động kiểm định bên ngoài. Vậy học phí Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2022 – 2023 là bao nhiêu?

Giới thiệu Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Luật TP. HCM là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường Đại học Luật TP. HCM là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học, sau đại học; là trung tâm nghiên cứu khoa học, trọng tâm là khoa học pháp lý, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

 Trường Đại học Luật TP. HCM là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, hiện đại; góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng trong khoa học, nhất là khoa học pháp lý; có quan hệ quốc tế rộng rãi; giữ vai trò nòng cốt, là chỗ dựa đáng tin cậy trong quan hệ với các cơ sở đào tạo khác, đặc biệt là các cơ sở đào tạo Luật ở các tỉnh phía Nam. 

Học phí Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh 2022 – 2023

Học phí Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây đều có sự thay đổi, cụ thể như sau:

* Học phí Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2019:

Học phí khóa 44 tăng nhẹ so với khóa trước:

– Lớp đại trà 17.500.000 đồng/ sinh viên/ năm.

– Lớp Anh văn pháp lý 35.000.000 đồng/ năm.

– Lớp chất lượng cao 43.750.000 đồng.

* Học phí Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2020:

Trường Đại học Luật TP.HCM năm học 2020 thu học phí là: 17.500.000 đồng/năm.

* Học phí Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2021:

Trường Đại học Luật TP.HCM năm học 2021 mức thu học phí là:

– Lớp đại trà: 18.000.000 đồng/ sinh viên/ năm.

– Lớp Anh văn pháp lý: 36.000.000 đồng/ sinh viên/ năm.

– Lớp chất lượng cao Quản trị Kinh doanh và ngành Luật: 45.000.000 đồng/ sinh viên/ năm.

– Lớp chất lượng cao ngành Quản trị – Luật: 49.500.000 đồng/ sinh viên/ năm.

– Học phí Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2022:

* Học phí Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm học 2022 như sau:

– Ngành Luật: 31.250.000 VNĐ/ sinh viên/ năm

– Ngành Quản trị – Luật: 37.080.000 VNĐ/ sinh viên/ năm

– Ngành Quản trị kinh doanh: 31.250.000 VNĐ/ sinh viên/ năm

– Ngành Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Anh văn pháp lý]: 39.000.000 VNĐ/ sinh viên/ năm

– Ngành Luật thương mại quốc tế: 31.250.000 VNĐ/ sinh viên/ năm

* Học phí Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2022 – 2023:

Dựa trên mức học phí các năm trước đó, năm 2023, dự kiến học phí các ngành sẽ nằm trong khoảng từ 34.000.000 đồng – 43.000.000 đồng/ năm. Mức thu này tăng 10% đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh đại học năm 2022

Trường dự kiến tuyển 2.100 chỉ tiêu với 5 chương trình đào tạo. Năm nay, trường cũng dự kiến giữ nguyên phương thức tuyển sinh như năm 2021 nhưng có một số thay đổi. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng

* Đối tượng xét tuyển thẳng:

– Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp năm 2022. Cụ thể như sau:

+ Môn Văn, Toán và tiếng Anh: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

+ Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế;

+ Môn Lý: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế;

+ Môn Hóa: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;

+ Môn Sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;

+ Môn Địa: đối với ngành Luật.

* Đối tượng ưu tiên xét tuyển thẳng:

– Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật;

– Thí sinh có kết quả thi SAT của Mỹ [Scholastic Assessment Test].

Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị, dự kiến đến ngày 30/6/2022.

– Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu;

– Thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2022 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”.

Thứ hai: Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông

– Chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu là 65%/tổng chỉ tiêu;

– Đối tượng: dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển;

– Phương thức này được thực hiện theo quy định và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là nội dung bài viết Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2022 – 2023:, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề