Dùng phương pháp nào để chế biến thức ăn giàu tinh bột

Những câu hỏi liên quan

Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: .....

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: .....

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:.....

Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi – Câu 2 trang 106 SGK Công Nghệ 7 . Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ?

Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ? 

Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

– Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

– Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

Quảng cáo

– Hấp, nấu [dùng nhiệt]: đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

– Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

– Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí. 

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 104 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

    Trả lời:

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

    [trang 106 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Trả lời:

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    – Mục đích chế biến thức ăn:

    + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

    + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

    + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

    + Loại trừ chất độc hại.

    + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

    – Mục đích của dự trữ thức ăn:

    + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

    + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

    + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

    Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    – Cắt ngắn:

    – Nghiền nhỏ.

    – Xử lí nhiệt.

    – Ủ men.

    – Hỗn hợp.

    – Đường hóa tinh bột.

    – Kiềm hóa rơm rạ.

    Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

    Lời giải:

    Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

    – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… [Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang]

    – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. [Ủ xanh rau].

    Cách chế biến thức ăn tinh bột cho gia súc bổ sung dinh dưỡng

    Nhiều người cho rằng, các loại gia súc như trâu, bò chỉ ăn thức ăn thô xanh, điều này hoàn toàn không đúng. Để gia súc phát triển tốt, ngoài thức ăn thô xanh, chúng cần được bổ sung các chất bột đường, đạm, chất béo... có trong tinh bột. Tuy nhiên, bạn cũng không được bổ sung quá nhiều thức ăn tinh để tránh làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của gia súc, khiến chúng bị bệnh, chết. Vậy cách chế biến thức ăn tinh bột cho gia súc ra sao và cho chúng ăn như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Chăn nuôi gia súc chỉ bằng thức ăn thô xanh là chưa đủ

    Những nguyên liệu và lưu ý trong cách chế biến thức ăn tinh bột cho gia súc

    Các loại thức ăn tinh của vật nuôi bao gồm: các loại hạt ngũ cốc, ngô, đậu, lúa mì, lúa gạo, sắn, các loại bột và khô dầu đậu tương, lạc, bột thịt... Đây cũng là những nguyên liệu có thể dùng để chế biến thức ăn tinh cho gia súc.

    Nếu gia súc đươc cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết, đặc biệt là gia súc cao sản hoặc gia súc đang trong thời gian lấy sữa, chúng sẽ càng khỏe mạnh và cho năng suất tốt hơn. 

    Bổ sung thêm tinh bột một cách thích hợp vào khẩu phần ăn của gia súc giúp chúng đủ chất

    Tuy nhiên, do thức ăn tinh không phải khẩu phần ăn cơ sở của gia súc [gia súc chủ yếu ăn thức ăn thô xanh], nên nếu bạn cho chúng ăn quá lượng tinh bột cần thiết, không những gây tốn kém và còn gây hại cho con vật. Quá nhiều thức ăn tinh sẽ khiến chúng bị rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về chân móng, thậm chí chúng có thể chết ngay sau khi ăn vài giờ.

    Bởi vậy, khi cho gia súc ăn tinh bột cần phải tính toán thời gian và lượng thức ăn một cách kỹ lưỡng. Thông thường, người ta chỉ cần bổ sung thêm tinh bột trong khẩu phần ăn của gia súc khi chúng thiếu chất đường bột, gia súc non, gia súc đang trong thời kỳ vỗ béo hay khi chúng đang trong thời gian cho sữa.

    Khi cho gia súc ăn thêm thức ăn tinh bột, cần cho ăn ít một và rải đều trong ngày [tối thiếu phải 3 lần/ngày]. Mỗi kilogram thức ăn tinh hỗn hợp có thể khiến gia súc sản xuất từ 2 – 2,5 kg sữa, cao hơn so với chỉ cung cấp thức ăn thô xanh. Tuy nhiên, cần ghi nhớ tuyệt đối không cung cấp quá nhiều thức ăn tinh cho gia súc mỗi ngày và trong suốt vòng đời của chúng.

    Cách chế biến thức ăn tinh bột cho gia súc

    Người ta thường cho gia súc ăn thức ăn tinh bằng các nguyên liệu như ngô, sắn khô, khô dầu...  đã được nghiền bột sau đó tùy thuộc vào nhu cầu của vật nuôi để thêm thức ăn tinh, trộn đều cùng khẩu phần ăn thô xanh với tỉ lệ thích hợp.

    Cách 1: Trộn với thức ăn thô xanh và cho vật nuôi ăn ngay

    Trong cách này, bạn băm nhỏ các thức ăn thô xanh và cho thêm một chút bột cám trộn đều lên, cho gia súc ăn ngay. Đây là cách chế biến đơn giản nhất cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, với cách thức này, hiệu quả hấp thụ chất tinh bột của gia súc chưa đạt mức tốt nhất.

    Cách 2: Đường hóa [đối với các nguyên liệu thức ăn hạt]

    • Đầu tiên, cho nguyên liệu đã nghiền thành bột vào nồi hoặc thùng sắt lớn.
    • Tiếp theo, cho nước nóng từ 80 – 100 độ C vào theo tỉ lệ cứ 1 Kg thức ăn cho thêm 2 – 2,5 lít nước nóng, quấy đều, giữ nhiệt độ từ 55 – 60 độ C [lưu ý: nếu để nhiệt độ quá thấp, thức ăn sẽ bị chua]
    • Toàn bộ quá trình đường hóa có thể mất từ 5 – 6 giờ, sau đó để nguội và cho gia súc ăn ngay. Thức ăn đường hóa để quá lâu có thẻ bị thối, mốc không tốt cho gia súc.

    Cách 3: Nấu chín hay hấp chín

    Việc nấu chín thức ăn nhằm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gia súc, đồng thời giúp khử các chất độc hại, có khả năng ức chế enzim  tiêu hóa trong thức ăn như: chất ức chế men tripsin [kháng tripsin] có trong đỗ tương, lạc, và các hạt họ đậu khác; HCN có trong sắn; chất gossipol có trong hạt bông...

    Một số loại thức ăn như đỗ tương sau khi nấu chín giúp nâng cao tỉ lệ tiêu hóa protein lên đến 88%, cao hơn so với khi cho gia súc ăn sống.

    Với các chia sẻ về cách chế biến thức ăn tinh bột cho gia súc trên, cùng những lưu ý khi chế biến cũng như khi cho gia súc ăn loại thức ăn này, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích cho việc chăn nuôi gia súc của mình. 


    Video liên quan

    Chủ Đề