Duyên hải Nam Trung Bộ có các dạng địa hình theo thứ tự tự tây sang đông là gì

Bởi Châu Sa Nguyễn Phương Văn

Giới thiệu về cuốn sách này

Là một trong 7 phân vùng phát triển nhất nước ta, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa vào những mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Những mặt thuận lợi đó là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu Điều kiện tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm những tỉnh nào?

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Có 1 thành phố: Thành phố Đà Nẵng và 2 quần đảo lớn của cả nước: Quần đảo Hoàng Sa [huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng] và Trường Sa [huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa].

Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở đâu?

Về vị trí địa lý: Phía bắc tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc tiếp giáp với Lào, phía Tây tiếp giáp với Tây Nguyên, phía Nam tiếp giáp với Đông Nam Bộ, phía Đông tiếp giáp với Biển Đông. Đây là một điều kiện quá thuận lợi giúp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thể giao lưu buôn bán với các khu vực và quốc gia lân cận, tạo điều kiện phát trển thông tin liên lạc góp phần phát triển kinh tế.

Điều kiện tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Thứ nhất: Điều kiện về địa hình

– Vì toàn bộ chiều dài của vùng đều tiếp giáp với biển, nên biển đóng vai trong lớn trong việc hình thành các đồng bằng ven biển ở khu vực này.

– Do các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần Duyên hải Nam Trung Bộ thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên các bán đảo, các vụng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.

– Ở nơi đây, địa hình được chia thành 3 dải lớn từ Đông sang Tây như sau:

+ Ven biển gồm các cồn cát.

+ Ở giữa là các vùng trũng.

+ Trong cùng được bồi tụ phù sa thành đồng đồng bằng.

Thứ hai: Điều kiện về đất đai

Đất đai ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được phân ra làm 2 loại đất chính:

– Chủ yếu là đất cát và pha cát ở đồng bằng ven biển, bởi vậy, đất ở đây bị kém màu mỡ và nghèo dinh dưỡng, làm cho nền nông nghiệp trồng trọt ở đây không phát triển mạnh mẽ bằng vùng Bắc Trung Bộ.

– Đất feralit ở đồi núi, rất thuận lợi cho việc trông cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

Thứ ba: Điều kiện về khí hậu

Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mang đặc điểm của khí hậu vùng Đông Trường Sơn: mùa hạ có gió Phơn Tây Nam khô nóng, ít mưa; về Thu – Đông mưa địa hình và ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam [nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn]. Tuy nhiên, ở phía Nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, đây được xem như là vùng hạn hán nhất ở nước ta [Ninh Thuận, Bình Thuận].

Thứ tư: Điều kiện về sông ngòi

Sông ngòi ở đây nhiều và khá dày đặc, tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình [trải dài và nhỏ hẹn] nên sông ở đây thường bị cắt xẻ và khá ngắn. Các dòng sông khi có lũ lên rất nhanh, ngược lại, vào mùa khô sông lại thường rất cạn. Vì vậy, việc xây dựng nên các hồ chứa nước là một biện pháp thủy lợi rất quan trọng và luôn được người dân chú trọng.

Thứ năm: Điều kiện về khoáng sản

Khoáng sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu [Quảng Nam]. Dầu khí đá được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ. Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.

Thứ sáu: Điều kiện về tài nguyên rừng

Diện tích rừng 1.77 triệu ha; độ che phủ 38.9%, nhưng có hơn 97% là rừng gồ, chỉ 2.4% là rừng tre nứa. Rừng ở đây khá nghèo nàn sinh vật.

Thứ bảy: Điều kiện về Biển Đông

– Tất cả các tỉnh đều giáp biển -> Tạo điều kiện để phát triển kinh tế biển vùng.

– Có nhiều vụng, vịnh, đầm phá, cửa sông -> Thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Có nhiều ngư trường lớn, bãi tôm, bãi cá: Ở đây có một trong bốn ngư trường lớn của Việt Nam: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu.

– Biển có nền nhiệt cao, ánh sáng đảm bảo giúp ngư dân đánh bắt quanh năm.

– Đây cũng là vùng có 2 quần đảo lớn nhất cả nước: Quần đảo Hoàng Sa [Đà Nẵng], quần đảo Trường Sa [Khánh Hòa].

– Có nhiều bãi biển đẹp: Non nước, Nha Trang, … thuận lợi để phát triển du lịch.

Trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa: Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế vùng?

Trả lời:

Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế vùng vì chính bản thân vai trò của nó:

– Giao thông vận tải là ngành đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Giao thông vận tải là khâu nối giữa các hoạt động sản xuất với sản xuất; sản xuất với tiêu dùng. Đồng thời, nó tham gia vào hầu hết các hoạt động sản xuất.

– Phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.

– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng miền núi.

– Tạo điều kiện thu hút đầu tư.

– Góp phần đẩy mạnh các mối giao lưu hợp tác kinh tế giữa các vùng miền, trong nước và ngoài nước.

– Góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về Điều kiện tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số câu hỏi liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Lý thuyết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-  Diện tích: 44,4 nghìn km2 [13,4% cả nước].

- Dân số: 9,3 triệu người, chiếm 9,6% dân số cả nước [năm 2020].

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi: 

Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh -> phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế.

- Vùng gò, đồi phía tây phát triển lâm nghiệp: Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý như trầm hương, sâm quy, kì nam và các loài chim thú quý.

- Vùng đất rừng chân núi thuận lợi cho chăn nuôi gia sức lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị [bông, vải, mía đường].

- Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến [yến sào] đem lại giá trị kinh tế cao.

- Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng => phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Khó khăn:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

- Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

- Rừng: đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

2. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoaị xâm và thiên tai.

+ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn [Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…]

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề