Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Trong cuốn The Anatomy of fascism vừa ra mắt cuối tháng Năm 2004 ở Anh, tác giả Robert O Paxton đã cảnh báo rằng chủ nghĩa phát-xít có thể hồi sinh nếu điều kiện xã hội cho phép.

Theo Paxton những đặc tính khủng khiếp của chủ nghĩa phát-xít như bài Do Thái, tôn thờ lãnh tụ, tôn thờ chủng tộc ‘thượng đẳng’ chỉ là biểu hiện bên ngoài.

Còn bản chất của chủ nghĩa phát-xít, theo Paxton chính là nỗi sợ trước sự suy yếu của tính cộng đồng, của các giá trị như gia đình, dân tộc và chủng tộc, được vận động và thúc đẩy như một làn sóng thống nhất toàn bộ xã hội.

Nỗi sợ rộng khắp ở Ý và Đức trong thập niên 1930 đã giúp các nhân vật cực đoan như Benito Mussolini và Adolf Hitler lên nắm quyền.

Lòng ham muốn của dân chúng muốn có lãnh tụ mạnh và các biện pháp đơn giản, nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề xã hội, kể cả bằng cách giải tán các đảng chính trị dân chủ đã giúp cho phong trào Nazi của Hitler giành được sự ủng hộ trong xã hội Đức.

Không phải ngẫu nhiên Nazi là chữ viết tắt của phong trào và đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa (gọi tắt là Quốc Xã). Chữ phát-xít có xuất xứ từ fascismo trong tiếng Ý có nghĩa là chủ nghĩa hành động.

Nó đề cao tinh thần dân tộc có tính bài ngoại và nhấn mạnh đến các biện pháp mang tính xã hội của một nhà nước tập trung quyền lực, kế hoạch hóa và giải quyết nạn thất nghiệp bằng biện pháp phi thị trường.

Về mặt tổ chức, cũng giống như các dạng chế độ độc tài toàn trị khác, nhà nước phát-xít hoạt động dựa ba trụ cột chính. Đó là bộ máy tuyên truyền và kiểm soát văn hóa tư tưởng, hệ thống công an, mật vụ và lý thuyết đề cao lãnh tụ.

Không gian và chủng tộc

Về mặt đối ngoại, phong trào phát-xít ở Đức chủ trương dùng vũ lực để tạo không gian sinh tồn cho dân tộc Đức. Chúng coi vùng đất của các dân tộc ở Đông Âu như Balan, Ukraina và Nga là nơi cần chiếm đóng để người Đức khai thác và xây dựng đế chế huy hoàng nhất trong lịch sử.

Người dân ở những nơi đó hoặc phải được đưa vào phục vụ cho dự án đó, hoặc bị tiêu diệt nếu chống lại.

Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Leni Riefenstahl là nữ đạo diễn nổi tiếng với các bộ phim phục vụ chế độ Hitler

Một đặc tính của phong trào phát-xít là thích những giải pháp mạnh và triệt để. Hitler muốn giải quyết tận gốc rễ ‘vấn đề Do Thái’ ở châu Âu. Những lò thiêu người khổng lồ được xây dựng để giết hàng triệu người Do Thái và Di Gan bị phát xít Đức coi là hạ đẳng.

Nhưng 'thuyết' phân biệt chủng tộc không phải là sản phẩm riêng của phong trào phát-xít. Ý tưởng coi châu Âu và văn hóa của người Âu là cao quý hơn các văn hóa khác đã có từ lâu tại lục địa này.

Ngay từ thời kỳ đi chinh phục thuộc địa các thế lực chính trị và tôn giáo Âu-Mỹ đã tin rằng họ mang đến các vùng xa xôi một nền văn minh để khai hóa cho dân bản xứ chưa biết đến khoa học, văn hóa và Thượng Đế. Chế độ nô lệ áp dụng ở châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới đã mặc nhiên coi một số chủng tộc là thấp kém và phải được dạy dỗ, thậm chí bằng biện pháp cưỡng bức nếu cần.

Đẩy vấn đề chủng tộc đi xa hơn nữa, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số nhà khoa học Đức tìm cách chứng minh rằng ngay trong chủng da trắng cũng có giống 'thượng đẳng' hơn các giống khác.

Theo thuyết đó, chủng Arian mắt xanh tóc vàng phải được làm chủ nhân loại (master race) và nhà nước cần có các chương trình eugenic để cải tạo và bảo vệ nòi giống này.

Ở Đức có các chương trình giết người tàn tật và khuyến khích những cặp vợ chồng mắt xanh tóc vàng đẻ con nhiều. Phụ nữ giống Bắc Âu như ở Na Uy được chọn để sinh con với sỹ quan Đức trong dự án tăng số lượng trẻ em chủng Arian.

Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Hitler đã cho giết 6 triệu người Do Thái châu Âu

Điều nghịch lý là chính Adolf Hitler, kẻ say sưa thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc này lại là hình ảnh ngược lại của một người Arian được bộ máy tuyên truyền phát-xít ca ngợi. Bản thân Hitler sinh ở Áo, người nhỏ, tóc đen.

Bài học cho tương lai

Ngày nay cả thế giới tưởng như đã học được bài học sau khi phong trào phát-xít ở châu Âu và Nhật Bản hoàn toàn sụp đổ từ hơn nửa thế kỷ về trước.

Nhưng Robert O Paxton cảnh báo rằng kể cả bây giờ, ‘phương thuốc phát-xít’ vẫn có khả năng thu hút nhiều người, nhất là trong nước có nền dân chủ bị khủng hoảng, các đảng phái không được sự tín nhiệm của cử tri và xã hội có những trào lưu không muốn dung thứ sự dị biệt về tôn giáo hay dân tộc.

Thực tế cho thấy trong mấy chục năm sau Thế Chiến II, ở nhiều nước khác trên thế giới vẫn liên tục diễn ra các tội ác do các chính quyền và lực lượng quân sự gây ra với nạn nhân là số đông người dân.

Khi các chính trị gia muốn dùng bạo lực nhân danh một lý thuyết hay ý thức hệ để giải quyết nhanh những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa hay sắc tộc thì họ dễ rơi vào cái bẫy gây tội ác.

Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít

Năm 1995, quân Serbia đã thảm sát 7500 người Hồi Giáo ở Srebrenica trong chiến dịch thanh lọc sắc tộc

Nếu như thời Hitler chủng tộc được coi là một tiêu chuẩn để quyết định mạng sống hay tương lai của con người thì lý lịch hay trình độ học vấn đã là tiêu chuẩn để loại trừ con người ra khỏi xã hội thời kỳ diệt chủng của chế độ Polpot ở Campuchia.

Tôn giáo hay sự tham gia một tổ chức xã hội, chính trị cũng là tiêu chuẩn để phân biệt con người ở nhiều xã hội.

Mọi sự phân biệt và thanh lọc dựa trên 'niềm tin' rằng một nhóm người vì lý do sắc tộc, lịch sử hay gì khác là nhóm ưu tú hơn số còn lại trong xã hội và vì thế được hưởng quyền lợi chính trị, kinh tế trên hết đều dễ đưa đến những giải pháp nguy hiểm.

Vụ thảm sát Srebrenica ngay giữa châu Âu vào thập niên 90 là một bằng chứng cho thấy những bài học xấu trong lịch sử dễ được lặp lại.

Vì thế, nhân kỷ niệm ngày D-Day 06.06.1944, bài học về chủ nghĩa phát-xít vẫn còn nhiều tính thời sự.

Theo em hiểu thế nào là chủ nghĩa phát xít?

Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị cực hữu đặc trưng bởi sức mạnh độc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữa xã hội và kinh tế, nổi bật nhất là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20.

Chủ nghĩa phát xít xuất hiện khi nào?

Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng và chính trị xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đặc trưng bởi sự tôn trọng mạnh mẽ đối với quyền lực tuyệt đối của một nhóm cụ thể hoặc một cá nhân dẫn đầu, và quan niệm về ưu tiên và ưu ái dân tộc, chủng tộc, và quốc gia.

Có bao nhiêu nước theo chủ nghĩa phát xít?

Có 3 nước phát xít lớn trên thế giới đó là Đức Quốc xã, Phát xít Ý và Đế quốc Nhật Bản. Đây là 3 quốc gia đã hình thành khối Trục – phe chống lại lực lượng Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chủ nghĩa phát xít ra đời để lại hậu quả gì cho nhân loại?

Với bản chất hiếu chiến và tham vọng thống trị thế giới, chủ nghĩa phát xít đã ngông cuồng đến mức điên cuồng thực hiện các chính sách khủng bố, đàn áp dã man, tàn bạo đối với đối phương như những kẻ khát máu, gây ra sự mất mát, đổ máu và sự tàn phá thế giới nặng nề.