Eq thấp là gì

Khi chỉ số trí tuệ cảm xúc [EQ] lần đầu tiên đặt ra, nó được ví như mắt xích còn thiếu trong một phát hiện đặc biệt: những người có chỉ số IQ trung bình lại thực hiện công việc tốt hơn 70% so với những người có chỉ số IQ cao nhất. Sự bất thường này đã phá tan niềm tin rằng IQ là thứ duy nhất quyết định sự thành công.

Giờ đây, nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí tuệ xúc cảm là yếu tố phân biệt giữa những người xuất sắc và số đông còn lại. Sự liên kết này mạnh mẽ đến nỗi 90% số người thành công hàng đầu đều có EQ cao

Trí tuệ cảm xúc là một thứ tương đối trừu tượng với mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý hành vi, định hướng trong sự phức tạp của xã hội và đưa ra những quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.

Mặc dù EQ rất quan trọng, song bản chất vô hình của nó khiến bạn khó biết được chỉ số của mình và cần làm gì để cải thiện. Mặc dù có những bài test EQ đã được kiểm chứng khoa học, nhưng đa phần bạn sẽ phải trả tiền cho chúng. Do đó, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu để xác định những hành vi là dấu hiệu của chỉ số EQ thấp. Và dưới đây là những hành vi mà bạn sẽ muốn tránh.

1. Dễ bị stress

Khi bạn dồn nén cảm xúc của mình, chúng sẽ nhanh chóng biến thành căng thẳng, stress và lo âu. Những cảm xúc không được giải toả sẽ khiến tâm trí và cơ thể trở nên căng cứng.

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn quản lý stress dễ dàng hơn vì nó cho phép bạn phát hiện và giải quyết những tình huống khó khăn trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Những người không sử dụng các kỹ năng trí tuệ cảm xúc của mình sẽ dễ tìm đến những phương pháp khác kém hiệu quả hơn để quản lý tâm trạng. Họ sẽ dễ bị lo ấu, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, thậm chí cả ý tưởng tự tử gấp đôi so với những người khác.

2. Khó bảo vệ quyền lợi của mình

Những người có chỉ số EQ cao là những người rất biết cách cân bằng giữa lòng tốt, sự thông cảm và tử tế với khả năng bảo vệ quyền lợi của mình và thiết lập ranh giới. Sự kết hợp khéo léo này là điều lý tưởng trong việc giải quyết mâu thuẫn.

Với phần lớn mọi người khi gặp trở ngại, họ thường có hành vi tiêu cực hoặc gây hấn. Còn những người có trí thông minh cảm xúc vẫn giữ được sự cân bằng và bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tránh xa những phản ứng cảm xúc hồ đồ. Điều này cho phép họ vô hiệu hóa những khó khăn và những người “khó chịu” mà không tạo ra kẻ thù.

3. Hạn chế vốn từ để diễn tả cảm xúc bản thân

Ai cũng có cảm xúc, nhưng chỉ một số ít người có thể xác định chính xác những cảm xúc đó như chúng xảy ra. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 36% dân số làm được điều này, và đây là một vấn đề vì những cảm xúc không được gọi tên thường sẽ bị hiểu sai, dẫn đến những lựa chọn bất hợp lý và những hành động phản tác dụng.

Những người có chỉ số EQ cao là bậc thầy về cảm xúc của mình vì họ hiểu chúng và họ có thể sử dụng kho từ vựng lớn về cảm xúc để làm điều đó. Trong khi nhiều người chỉ có thể diễn tả cảm giác của mình là "tồi tệ", thì những người có trí tuệ cảm xúc có thể chỉ ra rằng họ đang cảm thấy "cáu kỉnh", "thất vọng", "chán nản" hay "lo lắng". Càng lựa chọn từ ngữ cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng biết chính xác mình đang cảm thấy như thế nào, điều gì gây ra nó, và nên làm gì đối với nó.

4. Định kiến và cố chấp

Những người có chỉ số EQ thấp rất nhanh có định kiến và sau đó họ thu thập những bằng chứng ủng hộ ý kiến ​​của mình và phớt lờ mọi bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Thông thường họ sẽ tranh cãi tới cùng để bảo vệ lý lẽ của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người lãnh đạo, vì các ý tưởng chưa được suy nghĩ thấu đáo của họ có thể trở thành chiến lược của cả nhóm.

Người có trí tuệ xúc cảm dành thời gian xem xét kỹ những lập luận của mình vì họ biết những phản ứng ban đầu thường bị cảm xúc chi phối. Họ để những ý tưởng của mình có thời gian phát triển, cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra và suy xét các lập luận phản bác có thể có. Sau đó họ truyền đạt ý tưởng của mình theo cách hiệu quả nhất, có tính đến nhu cầu và ý kiến ​​của người nghe.

5. Thù dai ghét lâu

Những cảm xúc tiêu cực đi kèm với sự hằn thù thực ra là một phản ứng stress. Chỉ nghĩ về một sự kiện nào đó cũng đưa cơ thể của bạn vào chế độ “chiến đấu hay bỏ chạy” - một cơ chế sinh tồn buộc bạn phải đứng lên và chiến đấu hoặc chạy thật nhanh khi đối mặt với mối đe dọa.

Khi một mối đe dọa sắp xảy ra, phản ứng này là thiết yếu cho sự sống còn của bạn, nhưng khi mối đe dọa đã lùi xa trong quá khứ, thì việc giữ lại kiểu stress này sẽ tàn phá trên cơ thể bạn và để lại những hậu quả xấu về sức khỏe qua thời gian.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Emory đã chỉ ra rằng stress lâu ngày góp phần làm tăng huyết áp và bệnh tim. Giữ sự hằn thù trong lòng có nghĩa là bạn đang tự ôm lấy stress, và những người thông minh về mặt cảm xúc luôn tránh điều này bằng mọi giá. Rũ bỏ sự hận thù không chỉ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn ngay lúc đó mà còn cải thiện sức khỏe của bạn.

6. Không học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ

Người có trí tuệ xúc cảm luôn giữ khoảng cách với những sai lầm của họ, nhưng không có nghĩa là họ sẽ quên chúng. Bằng cách giữ một khoảng cách an toàn với những sai lầm của mình, nhưng vẫn đủ để rút kinh nghiệm từ chúng, họ có thể thích nghi và điều chỉnh để thành công trong tương lai.

Dằn vặt quá nhiều về những sai lầm trong quá khứ khiến bạn lo lắng và xấu hổ, còn quên hẳn chúng đi lại dễ khiến bạn lặp lại chính những lỗi lầm của mình. Chìa khóa để cân bằng nằm ở khả năng của bạn biến thất bại thành những viên gạch lót đường cho thành công. Điều này tạo cho bạn thói quen tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.

7. Thường cảm thấy bị hiểu nhầm

Khi thiếu trí tuệ cảm xúc, bạn sẽ rất khó giao tiếp với những người khác. Bạn cảm thấy bị hiểu lầm vì bạn không đưa ra những thông điệp theo cách mà mọi người có thể hiểu được.

Kể cả khi đã tập luyện, người có trí tuệ cảm xúc biết rằng họ không luôn truyền đạt mọi ý tưởng một cách hoàn hảo. Họ nắm bắt được khi nào người khác không hiểu họ đang nói gì, điều chỉnh cách tiếp cận của họ và diễn đạt lại ý tưởng của họ theo một cách dễ hiểu hơn.

8. Không biết điều gì khiến mình bị “chạm nọc”

Mỗi người đều có những điều khiến họ dễ nổi giận - những tình huống hoặc những con người khiến họ bị “chạm nọc” và dễ dàng bùng nổ. Những người có EQ cao tìm hiểu rõ những yếu tố này và dùng nó để tránh những tình huống hoặc những con người trước khi điều tệ hại xảy ra.

9. Không biết cách tức giận

Trí tuệ cảm xúc không có nghĩa phải luôn tỏ ra dễ thương, mà là quản lý cảm xúc của bạn để đạt được kết quả tốt nhất. Đôi khi điều này đồng nghĩa với việc cho mọi người thấy bạn đang khó chịu, đang buồn chán hoặc thất vọng.

Luôn luôn che giấu cảm xúc dưới cái vỏ hạnh phúc và tích cực không phải là một cách tốt. Người thông minh về cảm xúc là người biết sử dụng những cảm xúc tiêu cực và tích cực một cách có chủ đích trong những tình huống thích hợp.

10. Đổ lỗi cho người khác về cảm xúc của mình

Cảm xúc đến từ bên trong mỗi người. Thật dễ dàng khi đổ lỗi những cảm xúc của bạn cho hành động của người khác, nhưng bạn mới là người phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của mình. Không ai có thể khiến bạn cảm thấy bất cứ điều gì mà bạn không muốn. Mọi suy nghĩ theo cách khác sẽ chỉ cản trở bạn.

11. Dễ “xù lông nhím”

Nếu hiểu rõ mình là ai, người khác sẽ khó có cơ hội nói hoặc làm điều gì đó khiến bạn ấm ức. Người có EQ cao sẽ rất tự tin và cởi mở, khiến họ mạnh mẽ hơn. Họ thậm chí có thể tự trào phúng về mình hoặc để cho người khác trêu chọc vì họ có thể phân biệt giữa sự hài hước và sự coi thường.

Không như IQ, EQ có thể dễ dàng thay đổi. Khi bạn đào tạo bộ não bằng cách thực hành những hành vi EQ mới, nó sẽ tạo thành những chu trình cần thiết để biến chúng thành thói quen. Khi bộ não củng cố việc sử dụng các hành vi mới này, những kết nối hỗ trợ các hành vi xấu cũ sẽ mất dần. Không bao lâu, bạn sẽ bắt đầu tự động đáp ứng với môi trường xung quanh bằng trí thông minh cảm xúc.

Cẩm Tú dịch - dantri.com.vn

Tác giả: Travis Bradberry, Ph.D.

Nguồn: //www.talentsmart.com/articles/11-Signs-That-You-Lack-Emotional-Intelligence-2147446699-p-1.html

Trong khoảng thời gian hồi phục hậu chia tay, chắc hẳn trong chúng ta sẽ có những suy nghĩ rối bời về nguyên nhân hai người không thể tiếp tục, chúng ta có xu hướng tự vấn bản thân ''Mình đã làm gì sai", "Mình đã cố gắng rất nhiều rồi sao người ta vẫn bỏ đi" rồi đủ thứ câu hỏi chẳng có lời giải khác. Mình thậm chí còn viết ra giấy, list hàng loạt các nguyên nhân, vò đầu vào phân tích rồi cuối cùng cũng rơi vào bế tắc. Chuyện cũng đã qua rồi, trải qua vài mối tình như vậy, rồi mình cũng trưởng thành hơn. Giờ nghĩ lại nguyên nhân chia tay của những mỗi tình đã cũ, chắc hẳn cũng hiểu ra nguyên nhân vấn đề là gì rồi. Luôn giữ cho mình cái tôi quá lớn, coi thường lời xin lỗi, không quan tâm đến cảm xúc đối phương, chỉ muốn giữ phần thắng thuộc về mình và vô vàn các thói quen xấu khác của mình. Nguyên nhân cũng nhiều và phức tạp, nhưng tất cả cũng liên quan đến nhau đôi chút. Túm lại bằng hai chữ cái: EQ

Chỉ số EQ mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng [trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm] hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc cũng là một nhánh nghiên cứu của ngành Tâm Lý Học. Mình thì không có học ngành đấy nên bài viết này chỉ chia sẻ cho mọi người ý kiến cá nhân của mình về EQ và những khó khăn và cách cải thiện cho các chàng trai EQ thấp thôi.

Mình biết đến EQ trong một cách không thể ngang trái hơn, một ngày bình thường như mọi ngày và người yêu hỏi mình một câu.

- Anh thấy em với người yêu cũ anh ai xinh hơn - Ừ anh nghĩ là mỗi người xinh một kiểu nên anh không so sánh được - *chán nản* haizz anh đúng là EQ âm mà

Mình thẫn thờ, ngồi search google "EQ là gì", à ra là trí tuệ cảm xúc. Vậy vì sao qua cuộc đối thoại trên ny mình lại bảo mình EQ thấp các bạn biết không?. Đó là biểu hiện phổ biến nhất của một người EQ thấp => KHÔNG HIỂU Ý CỦA NGƯỜI ĐỐI DIỆN. Mà ở trường hợp của mình là không hiểu ý người yêu là muốn được khen xinh hơn nyc.

Các bạn chắc cũng thấy, thực ra hầu hết con trai chúng ta đều không hiểu được những hàm ý của con gái đúng không. Trên đời không có gì khó hiểu bằng phụ nữ mà. Đúng là vậy, chỉ số EQ của những bạn nam tuổi đời còn trẻ thường khá thấp nhưng may mắn EQ sẽ tự tăng dần theo thời gian một cách vô ý dựa vào những trải nghiệm, vấp ngã trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu so sánh giữa hai giới với cùng độ tuổi thì chỉ số EQ của con gái thường cao hơn con trai vì bản năng của họ thiên về sống tình cảm, quan tâm đến cảm xúc của người khác. Từ đó chỉ số EQ cũng sẽ phát triển sớm hơn.

Chỉ số EQ còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống và quá trình trưởng thành của mỗi cá nhân. Riêng phần mình từ bé đã được gia đình khá nuông chiều, các năm học đầu đời mình khá ít giao tiếp với bạn bè, cũng ít tâm sự và trò chuyện với bố mẹ. Từ đó mình lớn lên với trí tuệ cảm xúc khá hạn hẹp nếu so sánh với các bạn đồng trang lứa.

Chắc nhiều bạn nam cũng đang hoặc đã từng có chỉ số EQ thấp. Vậy việc đó gây cho chúng ta những khó khăn gì trong cuộc sống? Well.... nói về khó khăn chắc nhiều vô kể. Trước đây tôi có câu chuyện thế này

-"Vậy à. Vậy anh chơi tiếp đi."

-"Em không giận anh vì không nhắn tin cho em à"

-"Không sao. Em đâu trẻ con đến nỗi không hiểu cho người khác như thế"

-"Ừa thế anh chơi tiếp đây"

Và sau đó là .... làm gì có sau đó nữa. Ăn quả dỗi to tướng vào mặt. Tôi lúc đó nghĩ người yêu mình trưởng thành thật các ông ạ. Nghĩ lại mới thấy ngu haizz.

Ở trường hợp trên, với một chàng trai có EQ cao. Họ sẽ hiểu ý của cô gái là cô ấy muốn được quan tâm nhắn tin với bạn trai, họ đặt mình vào suy nghĩ của đối phương, đồng cảm với cảm xúc của cô gái. Trong nhiều trường hợp, họ khéo léo ứng xử với những tình huống khó, chỉ cần để ý là nhìn ra được những ẩn ý đằng sau biểu hiện và lời nói của cô gái, từ đó tránh được những hậu quả không mong muốn. Thực tế cho thấy khi những người có EQ cao gặp phải những xung đột mâu thuẫn ở mức giới hạn. Họ vẫn cân bằng và quyết đoán bằng cách tránh xa những cảm xúc tiêu cực và dẫn dắt vấn đề theo hướng khả thi tốt nhất. Tuy vậy họ vẫn thường xuyên bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của mình trong một số trường hợp nếu thực sự cần thiết.

Ngoài những khó khăn trong chuyện tình cảm, việc có EQ thấp có thể gây ra không ít khó chịu cho những người xung quanh. Những người EQ thấp có xu hướng luôn đấu tranh đúng sai trong mọi việc, phản bác tất cả những gì người khác nói và không bao giờ nhượng bộ ai. Họ hiếm khi xin lỗi mà luôn vòng vo tìm cách giải thích và biện hộ cho cái sai của mình. Trong trường hợp xấu nhất họ vô thức trở nên bất lịch sự, không biết lắng nghe và tôn trọng người đối diện.

Ngược lại người EQ cao luôn rất khéo léo để cân bằng cảm xúc và lợi ích của mình cũng như những người xung quanh. Họ để ý đến cảm xúc của người khác, điều chỉnh lời nói và hành động của mình để phù hợp trong từng hoàn cảnh. Bên cạnh đó, những người có EQ cao luôn tự tin về khả năng giao tiếp của họ, cũng nhờ vậy mà họ thường có rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Nhưng họ cũng có khả năng nhận thức về các mối quan hệ để đầu tư thời gian và cảm xúc cho từng mối quan hệ một cách hợp lý .

Tuy cái xấu của người EQ thấp thì vô vàn, điểm mạnh của người EQ cao thì khỏi bàn cãi. Nhưng nếu bạn có EQ thấp thì đó cũng không phải lỗi của các bạn. Nhiều người có EQ thấp nhưng họ không muốn thay đổi. Vì ít nhiều đó là cá tính riêng của họ, sẽ có những người hiểu cho họ và chấp nhận cá tính đấy. Và cũng rất may mắn là EQ có thể tự tăng một cách vô thức theo thời gian. Nhưng không thể phủ nhận rất nhiều người trong chúng ta muốn được cải thiện chỉ số EQ của mình.

Vậy làm sao để có thể cải thiện EQ đây ?

- Khi trò chuyện với người đối diện thì nên quan sát biểu hiện cảm xúc của họ, kiểm soát ngôn ngữ và tận dụng kho từ vựng một cách hợp lý là một hành vi rất tốt để tránh mất lòng đối phương.

- Khi có cảm xúc không vừa lòng với người khác, hãy nói ra. Có một suy nghĩ mà người có EQ cao sở hữu đó là biết giới hạn sức chịu đựng của mình. Sẵn sàng thể hiện cảm xúc mãnh liệt khi thực sự cần thiết.

- Chú ý đến cách bạn đối xử với mọi người: Bạn có để họ bày tỏ quan điểm của mình và sẵn sàng chấp nhận điều đó kể cả khi bạn bất đồng quan điểm với họ? Bạn có làm những người xung quanh phiền hà bằng những thói quen vô thưởng vô phạt của bạn hằng ngày?.

- Đối diện với mọi việc bằng thái độ tích cực: Bạn có thể thấy rằng những người có thái độ lạc quan trong công việc chính là những người tạo động lực và truyền cảm hứng cho người khác. Đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống lẫn công việc bằng sự lạc quan có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình tự nhiên hơn.

- Tham khảo thêm những sách báo, phim ảnh có nhiều yếu tố cảm xúc trong đó. Việc này sẽ kích hoạt dây thần kinh cảm xúc trong người bạn. Mình chắc chắn coi vài bộ phim tình cảm sẽ giúp bạn rất nhiều trong chuyện hẹn hò đấy.

“IQ cao có thể mang lại cho bạn đôi chút lợi thế, song để thành công, bạn không thể thiếu xúc cảm.”

Hy vọng các bạn đã tìm được lời giải cho bài toán của mình. Chúc các bạn may mắn! Peace

7

Video liên quan

Chủ Đề