Gd là gì trong mua bán

11/07/2022 07:00

Mua bán đất đứng tên hộ gia đình phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Hình thức mua bán này rất dễ phát sinh ra tranh chấp vì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người đồng sở hữu. Vậy làm thế nào để việc mua bán diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề trên cho bạn đọc.

Mua bán đất đứng tên hộ gia đình phải đảm bảo được quyền và lợi ích của các thành viên

Mục Lục

  • Đất đứng tên hộ gia đình là gì?
  • Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình
  • Khi thực hiện việc chuyển nhượng đất phải có sự đồng ý của những ai?
  • Trình tự, thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình
    • Thành phần hồ sơ
    • Thủ tục được thực hiện như sau:

Đất đứng tên hộ gia đình là gì?

Đất đứng tên hộ gia đình được hiểu là việc ghi nhận những thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [sổ đỏ]. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

>> Xem thêm: Tư Vấn Thủ Tục Tranh Chấp Đất Nhờ Đứng Tên Hộ

>>> Xem thêm: Các chính sách pháp luật về nhà đất từ tháng 09 năm 2021 

Khi thực hiện các quyền chuyển giao, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế,… đều được xác định là đồng chủ sở hữu, có quyền và lợi ích tương đương nhau.

Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình

  • Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Nếu là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

[Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015]

Khi thực hiện việc chuyển nhượng đất phải có sự đồng ý của những ai?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật

  • Khi thực hiện thủ tục sang tên đất đứng tên hộ gia đình cho cá nhân cần có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ.
  • Việc xác định ai là người thuộc quyền sở hữu chung trên được căn cứ vào sổ hộ khẩu. Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đất được cấp giấy và vợ hoặc chồng của những người đó [đã đăng ký kết hôn] đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng.
  • Khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng,văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Ngoài ra người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất

==>>CLICK TẢI MẪU GIẤY ỦY QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trình tự, thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình

Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai là thủ tục bắt buộc

Đất thổ cư là loại đất thường được sử dụng trong giao dịch chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình. Mảnh đất đó thông thường do bố mẹ đứng tên và để lại thừa kế cho các con, cháu của mình.

Thành phần hồ sơ

  • Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất [theo mẫu] ;
  • Hợp đồng mua bán [chuyển nhượng quyền sử dụng đất];
  • Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại;
  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục được thực hiện như sau:

  1. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  2. Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường [ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.]
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.

Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đòi hỏi có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra tranh chấp kéo dài.

Luật Long Phan đã cung cấp những thông tin cần thiết về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình, có cầu tư vấn pháp lý luật đất đai, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thủ Tục Khởi Kiện Đòi Lại Nhà Đất Đã Bán Do Bên Mua Không Thanh Toán
  • Thủ Tục Ngăn Chặn Tẩu Tán Nhà Đất Do Đang Có Tranh Chấp
  • Thủ Tục Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.

Chủ Đề