Giá kén tằm tại lâm đồng hôm nay

Kiểm tra chất lượng kén tằm tại Silk House, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Theo Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, từ đầu năm 2021 đến nay, các nhà máy ươm tơ, dệt lụa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bắt đầu khôi phục sản xuất sau thời gian hoạt động khó khăn bởi tác động của dịch Covid-19. Nhu cầu kén tằm tăng đã kéo giá kén từ 80.000 đồng/kg lên 165.000 đồng/kg và có thời điểm đạt mức 180.000 đồng/kg.Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra [khoảng 210.000 đồng/kg]. Mặc dù chưa đạt được mức giá như trước nhưng sự tăng trở lại của giá kén đã giúp nghề trồng dâu, nuôi tằm tại Lâm Đồng hồi sinh bởi giá kén đạt từ 120.000 đồng/kg trở lên là người trồng dâu, nuôi tằm sẽ có lãi.

Lâm Đồng là địa phương sản xuất tơ lụa lớn nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 15.000 hộ đang canh tác gần 9.000 ha dâu, 120 cơ sở nuôi tằm tập trung, 170 cơ sở thu mua kén tằm và hơn 30 cơ sở, nhà máy ươm tơ, dệt lụa.

Tin, ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG

Thời gian gần đây, nhiều người dân tại các huyện Lâm Hà, Di Linh, Cát Tiên rất phấn khởi khi có thu nhập khá cao từ kén tằm. Hiện, giá kén tằm dao động từ 170.000 - 230.000 đồng/kg, là mức giá cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 tái bùng phát.

Thu nhập cao nhờ giá kén tằm tăng mạnh

Chị Klong K'Bình [xã Mê Linh, huyện Lâm Hà] cho biết, giá kén tằm tại địa phương tăng liên tục từ tháng 3 đến nay. Người dân rất phấn khởi và mong muốn có dâu để nuôi tằm liên tục, tạo ra thu nhập cao, bù lại những lúc giá kén xuống thấp.

Chị K'Bình chia sẻ: "Hiện nay, giá giống tằm con vào khoảng 1,1 triệu đồng/hộp. Mức giá tằm giống như vậy là khá tốt đối với người dân, cộng với năng suất dâu đảm bảo, không bị dịch bệnh nên người dân thu hoạch được lượng kén chất lượng. Vì vậy, chỉ sau khoảng 15 ngày nuôi, chúng tôi đã có thu nhập khá cao".

Nghề nuôi tằm tuy thu hoạch trong thời gian ngắn nhưng kỹ thuật nuôi cũng như chăm sóc tằm cần rất tỉ mỉ. Ảnh: V.L

Lâm Đồng hiện có 60 tổ hợp tác, tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm và 5 làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm tập trung tại một số địa phương như: Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Trong khi đó, chị Ngọc - một người dân nuôi tằm tại xã Gia Lâm [huyện Lâm Hà] cũng cho biết: Trung bình, 1 hộp tằm con nếu "đông quân", người nuôi đạt có thể thu được 60-65kg kén sau 15 ngày chăm sóc. Tuy nhiên, trung bình người dân nuôi chỉ đạt từ 50-55kg kén. 

Như vậy, với mức giá hiện tại, người nuôi tằm có thu nhập hơn 10 triệu đồng/hộp tằm giống/15 ngày. Nếu có dâu để nuôi tằm gối đầu, mức thu nhập trên sẽ tăng cao hơn nữa.

Tuy vậy, để nuôi được tằm cho trọng lượng kén như trên, người dân Lâm Đồng cũng có những bí quyết riêng. Tằm là loại vật nuôi rất sạch sẽ, vì vậy nhà nuôi tằm, lá dâu cần phải rất sạch sẽ. Nếu dâu dính thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học là lứa tằm đó coi như hỏng hoàn toàn. Khi tằm ăn phải loại dâu trên sẽ chết và bị "bủng".

Phát triển ổn định nghề trồng dâu nuôi tằm

Người dân huyện Lâm Hà phấn khởi thu hoạch kén tằm khi giá bán lên cao. Ảnh: V.L

Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 9.400ha diện tích trồng dâu, chiếm khoảng 80% diện tích dâu cả nước. Sản lượng lá dâu đạt 195.000 tấn/năm, sản lượng kén khoảng 13.105 tấn/năm.

Theo ngành nông nghiệp Lâm Đồng, để nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh duy trì phát triển ổn định, người nông dân cần đầu tư chăm sóc cây dâu để tăng năng suất lá dâu, cung cấp đủ nguồn nguyên liệu lá dâu cho sản xuất dâu tằm. 

Bên cạnh đó, chuyển đổi diện tích cây dâu kém hiệu quả sang trồng các giống dâu mới năng suất, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh. Đồng thời, tăng cường liên kết với các đơn vị thu mua kén, cơ sở ươm giống tằm nhằm ổn định đầu ra sản phẩm kén tằm.

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, anh Phạm Đức Tuyền [thôn Đồng Lạc 4, xã Đinh Lạc, Di Linh] cho biết, sau mỗi lần thu hoạch kén, cần vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ sạch sẽ. Sau khi nhập tằm giống về nuôi phải cho ra nong [khoảng 3 - 4 nong/hộp tằm giống]. Như đã nói, tằm là vật nuôi rất sạch sẽ nên trước khi cho tằm giống vào nong cần khử trùng, chùi rửa sạch sẽ, đây cũng là cách phòng bệnh cho tằm.

Vì là tằm giống nên những ngày đầu, người nuôi tằm cần thái dâu thành lát nhỏ để tằm ăn. Mỗi ngày, người nuôi phải cho tằm ăn khoảng 4 lần. Bên cạnh đó, phòng nuôi tằm cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, có mành che cửa để tránh ruồi, nhặng, côn trùng bay vào đốt gây chết tằm.

Khi tằm sang tuổi 4 được 2 ngày thì chuyển từ nong lên khay tằm. Lúc này, tằm được rải đều lên khay với mật độ vừa phải. Để tiết kiệm diện tích, người nuôi làm nhiều khay với độ cao khác nhau, đồng thời thiết kế có bánh trượt ra vào để cho tằm ăn thuận tiện hơn. Khi tằm chín đều thì bắt bỏ lên né gỗ một con, khoảng 3 ngày sau đem kén ra phơi cho lên độ óng đẹp rồi đưa vào khuôn dập và thu hoạch kén. Như vậy, một chu kỳ nuôi tằm lấy kén kéo dài từ 15 - 16 ngày.

Ông Phạm Phi Long - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho biết, giá kén hiện nay tại địa phương ở mức cao. Trong đó, giá kén ở các vùng nuôi tại khu vực phía Nam của Lâm Đồng như Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai hiện đạt 180.000-190.000 đồng/kg, có thời điểm còn lên tới 230.000 đồng/kg. 

Với mức giá như hiện nay thì người trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh thu lãi khoảng 100.000 - 120.000 đồng/kg kén [giá thành sản xuất khoảng 80.000 - 90.000 đồng/kg kén].

"Do sản lượng kén giảm nhiều, trong khi nhu cầu tiêu thụ tơ thế giới tăng cao [thị trường xuất khẩu bùng nổ, tơ lụa Việt Nam được các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Trung Quốc ưa chuộng], dẫn đến giá kén tăng. Việc sản lượng kén giảm có thể là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ sản phẩm kén tằm gặp khó khăn, giá kén giảm trong một thời gian dài nên người dân không đầu tư chăm sóc cây dâu…" - ông Phạm Phi Long thông tin.

Cập nhật lúc 09:44, Thứ Tư, 04/05/2022 [GMT+7]

[LĐ online] - Những ngày gần đây, giá kén tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bất ngờ giảm mạnh từ 40.000 - 50.000 đồng/kg và hiện dao động ở mức từ 160.000 - 175.000 đồng/kg kén so với thời điểm cách đây chỉ nửa tháng. Điều này đã khiến cho người nuôi tằm không tránh khỏi tâm trạng lo lắng về một đợt giá kén tằm lao dốc mạnh giống như thời điểm cách đây 2 năm. 

Theo khuyến cáo, người dân không nên lo lắng trước việc giá kén tằm giảm mà cần tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như năng suất kén tằm

Thực tế khảo sát tại một số địa phương có nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển như huyện Cát Tiên, Ðạ Tẻh, Lâm Hà, TP Bảo Lộc, người nuôi tằm vẫn đang rất hồ hởi khi việc chăn nuôi rất có lãi, hoạt động chăn nuôi tằm vẫn diễn ra bình thường. 

Ông Trần Quang Trừng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên cho biết: Theo khảo sát tại thời điểm cách đây 1 tuần, giá kén tằm trên địa bàn huyện Cát Tiên đang ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì giá kén đã giảm xuống ở mức 160.000 đồng/kg. Nhìn chung, với mức giá kén tằm như hiện nay, người chăn nuôi vẫn rất có lãi. 

Hiện, toàn huyện Cát Tiên có gần 300 ha trồng dâu với khoảng hơn 800 hộ dân chăn nuôi tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã mang lại nguồn thu nhập rất ổn định cho người dân địa phương trong những năm qua. Do đó,  chủ trương của huyện Cát Tiên là khuyến khích các hộ chuyển đổi những loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp có thu nhập thấp và nhiều rủi ro như cây điều, cây mía đường… sang trồng dâu tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp. 

Trong khi đó, ghi nhận tại huyện Đạ Tẻh, mặc dù giá kén tằm có sự biến động tương đối mạnh, nhưng hoạt động chăn nuôi, thu mua kén tằm vẫn diễn ra sôi động. Ông Phạm Xuân Tiện - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Tẻh cho biết: Hiện nay, giá kén tằm tại địa phương đang ở mức 160.000 - 165.000 đồng/kg. Đây là mức giá phù hợp với thị trường, giúp người chăn nuôi có lãi lớn. Giá kén tằm giảm từ 40.000 - 50.000 đồng/kg vào thời điểm này chỉ là sự điều chỉnh của thị trường. 

Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Đạ Tẻh có 1.700 ha trồng dâu với trên 3.000 hộ dân tham gia nuôi tằm, sản lượng kén hàng năm ước đạt 2.200 tấn. Đối với sự điều chỉnh của thị trường về giá kén tằm hiện nay, ông Tiện cho rằng người chăn nuôi không nên hoang mang, lo lắng. Thay vào đó, người chăn nuôi cần tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như năng suất kén tằm như: Tập trung nâng cao chất lượng, sản lượng vườn dâu thông qua việc tái canh, chọn các giống mới đưa vào sản xuất; lựa chọn các giống tằm có chất lượng tốt; cải thiện các kỹ thuật chăn nuôi thông qua việc xây dựng chuồng trại, chú ý hệ thống làm mát phù hợp với các huyện xứ nóng như Đạ Tẻh, nâng cao chất lượng né tằm…

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 4/2022, toàn tỉnh có 9.400 ha trồng dâu, sản lượng lá dâu đạt 195.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt khoảng 13.105 tấn/năm, sản lượng tơ đạt 1.500 tấn/năm với khoảng 15.000 hộ trồng dâu, nuôi tằm. Thời gian qua, giá kén tằm trong tỉnh liên tục tăng và có lúc thiết lập đỉnh ở mức giá 230.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục, chưa từng có từ trước tới nay. 

Ông Nguyễn Đình Chiến - Giám đốc Công ty TNHH Tơ lụa Minh Quân tại huyện Đạ Tẻh cho rằng: Khi giá kén tằm đã thiết lập đỉnh về giá thì việc giá kén quay đầu giảm là chuyện hết sức bình thường, phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường trong nước và thế giới. Nhất là khi sau khi Ấn Độ - quốc gia sản xuất tơ nguyên liệu hàng đầu trên thế giới đã dần ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước sau thời gian dài ứng phó với đại dịch Covid-19. 

Với mức giá kén tằm như hiện nay, bà con nông dân vẫn rất khấn khởi. Thậm chí, nếu giá kén tằm quay về mức bình ổn từ 130.000 - 150.000 đồng/kg thì người chăn nuôi vẫn sống khỏe, nhất là khi thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới đã hanh thông, khác xa với thời điểm đóng băng như đợt dịch Covid-19 mới bùng phát cách đây 2 năm. 

HOÀNG SA

,

Video liên quan

Chủ Đề