Giác có nghĩa là gì

tam giác, tứ giác Cái sừng, cái sừng của các giống thú. Như tê giác [犀角] sừng con tên ngưu. Cái xương trán. Người nào có tướng lạ gọi là long chuẩn nhật giác [龍準日角] nghĩa là xương trán gồ lên như hình chữ nhật vậy. Trái đào, con trai con gái bé để hai trái đào gọi là giác. Vì thế gọi lúc trẻ con là tổng giác [總角]. Tiếng giác, một tiếng trong năm tiếng : cung, thương, giác, chủy, vũ [宮商角徵羽]. Cái tù và. Nguyễn Trãi [阮廌] : Giác thanh vạn lí khê sơn nguyệt [角聲萬里溪山月] [Hạ tiệp [賀捷]] Tiếng tù và vang muôn dặm dưới trăng nơi núi khe. Ganh. Phàm so sánh nhau để phân được thua đều gọi là giác. Như giác lực [角力] vật nhau, đấu sức, giác khẩu [角口] cãi nhau. Giác sắc [角色] cũng như ta nói cước sắc [腳色]. Tục gọi con hát [nhà nghề] có tiếng là giác sắc. Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là kỉ giác [椅角]. Góc. Như tam giác hình [三角形] hình ba góc. Một hào gọi là nhất giác [一角]. Một kiện công văn cũng gọi là nhất giác [一角]. Sao Giác [角], một ngôi sao trong nhị thập bát tú. Cái đồ đựng rượu. $ Có khi đọc là chữ giốc.

Học giả An Chi: Liên quan đến ý bạn hỏi, Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học [Vietlex] do Hoàng Phê chủ biên giảng: "giác" là một động từ có nghĩa là "làm cho máu tụ lại một chỗ cho đỡ đau, bằng cách úp sát vào đó một dụng cụ hình chén thắt miệng [bầu giác] hoặc hình ống [ống giác] đã được đốt lửa hoặc nén hơi bên trong [một phương pháp chữa bệnh dân gian]". Cái mà từ điển Vietlex gọi là "phương pháp chữa bệnh dân gian" này, tiếng Anh gọi là "cupping therapy" [hoặc "cupping glass treatment"], tiếng Pháp là "traitement par ventouses", còn tiếng Tàu hiện đại là "[bạt] hỏa quán liệu pháp" [[拔]火罐療法].

Trong tiếng Việt, từ, ngữ của phương pháp chữa bệnh dân gian nói trên đã là cơ sở cho việc tạo ra thuật ngữ thực vật học "giác mút", dùng để chỉ dạng rễ của cây ký sinh đâm sâu vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng từ cây này. Giác mút, tiếng Anh và tiếng Pháp là "haustorium" [tiếng Pháp cũng dùng "haustorie"], còn Tàu thì gọi là "hấp khí" [吸器]. Danh ngữ "giác mút" đã được dùng để đối dịch "haustorium/haustorie" trong Từ điển thực vật học Pháp Việt do Lê Khả Kế chủ biên [Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1978] hoặc Dictionnaire français-vietnamien, cũng do Lê Khả Kế chủ biên [Agence de Coopération Culturelle et Technique, 1981].

Nếu chỉ bằng vào những cứ liệu trên đây thì ta sẽ không thấy "giác" trong "ống giác", "giác hơi" có liên quan gì đến chữ "giác", có nghĩa là sừng, trong "tê giác" cả. Nhưng nếu tìm cho kỹ thì ta sẽ thấy là có đấy. Trong báo cáo khoa học "De l'utilisation des ventouses [Về việc sử dụng ống giác]" [Formation TUINA EMTC-2006-2008, déposé le 30-05-08], Dominique Schueller cho biết:

"Ống giác đã được dùng từ thời xa xăm, hầu như khắp nơi trên thế giới. Những chiếc [ống giác] đầu tiên có vẻ như đã được chế tác từ sừng của thú vật được khoét rỗng, bên trong người ta đốt lửa để có thể tạo ra chân không và từ đó gây ra một sức hút". [tr.7].

Bà cho biết phương pháp trị liệu đó không những đã được thực hiện ở những nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp, Tàu, Ấn Độ, mà còn tại nhiều nơi khác ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latinh từ thời xa xưa. Cá nhân chúng tôi đã từng thấy người Trại, tức người Sán Dìu, ở Tam Đảo [Vĩnh Phúc], dùng sừng trâu, nói cho thật chính xác là dùng cái chót sừng, khoét rỗng để làm ống giác. Tới đây thì ta đã thấy sự có mặt của cái vật gọi là sừng trong thao tác "giác". Sừng, tiếng Hán [đọc theo âm Hán Việt] là "giác", mà mặt chữ là [角]. "Bắt rễ" từ đây, ta sẽ gặp danh ngữ "hấp giác" [吸角], có nghĩa là "ống giác", là một lối nói trong y học cổ truyền của Tàu như đã được khẳng định tại //bulo.hujiang.com/question/380483/: "Trung y lý đích bạt hỏa quán" [中医里的拔火罐], nghĩa là "ống giác trong [lối nói của] Trung y".

Ngày nay, Tàu chỉ chơi lối nói mô-đẹc [nói trên] nên đã xếp xó hai chữ/tiếng "hấp giác" [吸角], chứ Nhật thì vẫn còn giữ và đọc theo Kan-on là "kyukaku", mà chỉ cần gõ vào thanh tìm kiếm trên mạng thì ta đã có thể thấy ngay ở trang //www.shutterstock.com/s/kyukaku/search.html hơn 50 bức ảnh về thao tác giác hơi. Thế là Tàu thì đã xếp xó cái chữ [角] mà âm Bắc Kinh là "jiǎo" [theo pinyin] với cái nghĩa là một thứ y cụ chứ ta và Nhật thì vẫn còn xài: Nhật với âm "kaku" [trong "kyukaku"] còn ta thì với âm "giác". Có điều là ta đã chuyển từ loại của "giác" từ danh từ thành động từ [như từ điển Vietlex đã giảng], rồi lại dùng động từ này làm định ngữ hạn định cho "bầu" và "ống" trong hai danh ngữ "bầu giác" và "ống giác". Nhưng dù có chuyển từ loại hay không thì "giác" trong "ống giác", "giác hơi" cũng cứ là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [角], mà âm Hán Việt hiện hành chính là … "giác" trong "hấp giác" [吸角].

Thế là cái sừng, nói cho chính xác là cái chót sừng, của một số loài động vật, đã từng được dùng làm ống giác. Nhưng nó còn có một công dụng thú vị khác nữa là làm vật đựng thức uống, dĩ nhiên là cũng từ thời xa xưa. Chẳng thế mà tiếng Việt lai có từ "cốc", được từ điển Vietlex giảng là "đồ dùng để uống nước, uống rượu, v.v... thường làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, có thành cao, lòng sâu và không có quai". "Cốc" là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [角], mà âm Hán Việt hiện hành là "giác". Với âm Bắc Kinh "jué" [theo pinyin], nghĩa thứ 7 của chữ "giác" [角] trong Hán ngữ đại tự điển [Thành Đô, 1993] là "cổ đại tửu khí […]", tức "đồ đựng rượu thời xưa […]". Tại nghĩa này, quyển từ điển đã dẫn "Bộ [角]" trong Thuyết văn thông huấn định thanh của Chu Tuấn Thanh đời Thanh như sau: "Nghi cổ tửu khí chi thủy, dĩ giác vi chi, cố [觚], [觶], [觴], [觥], đẳng tự đa tùng [角]", nghĩa là "ngờ [rằng] đồ đựng rượu sơ khai thời xưa làm bằng sừng, do đó [mà] các chữ "cô", "chi", "thương", "quanh", v.v., thường thuộc bộ "giác" [角]". Chí lý! Ở đây cần phải nói rõ rằng với nghĩa đang bàn thì âm Bắc Kinh của chữ [角] là "jué" còn với nghĩa "sừng" thì âm Bắc Kinh của nó lại là "jiǎo" nhưng âm Hán Việt của nó thì lại không phân hóa thành hai. Đó vẫn chỉ là "cổ nhạc thiết" [古岳切], tức là "các" [rồi về sau mới bị đọc thành "giác"]. Vậy "các" thì liên quan gì về ngữ âm với "cốc" trong '"cốc nước", "cốc bia", v.v...? Xin thưa là có vì hai vận AC và ÔC có một mối quan hệ lịch sử lâu đời: các chữ "ác"

[握], [渥], chẳng hạn, cũng có âm "ốc" và hài thanh bằng chữ "ốc" [屋]; đặc biệt, chữ "giốc" trong danh ngữ "thế ỷ giốc" chính là chữ "giác" [角] mà ta đang nói đến. Vậy thì chẳng có gì lạ nếu việc dùng sừng [giác < các] làm đồ đựng thức uống đã gián tiếp sản sinh ra từ "cốc" trong tiếng Việt.

Rồi việc trâu, bò dùng sừng để húc đã đem đến cho chữ "giác" [角] cái nghĩa "húc", rồi nghĩa rộng là đánh nhau, tranh nhau. Nghĩa này đã đưa đến cho tiếng Việt động từ "cốc" mà từ điển Vietlex giảng là "gõ vào đầu bằng một đầu ngón tay gập lại".

Cái nghĩa "sừng" của chữ 'giác"

[角] còn đem đến cho tiếng Việt một danh từ là "gạc" mà từ điển của Vietlex giảng là "sừng già phân nhánh của hươu, nai". Mối quan hệ ngữ âm "GI ↔ G[H]" giữa "giác" và "gạc" thì không còn là chuyện lạ trong lĩnh vực từ nguyên học về các từ Việt gốc Hán: - "giá" [嫁] là gả chồng ↔ "gả" trong "cưới gả";

- cũng chữ"giá" [嫁] này nhưng với nghĩa "trút, trao cho người khác" ↔ "gá" trong "gá nợ", "gá nghĩa";

- "giải" [蟹] là cua ↔ "ghẹ" là một giống cua;

- "giam" [監] là nhốt kẻ có tội ↔ "găm" là "giữ lại không chịu đưa ra vì một mục đích nhất định [như trong "găm giữ"];

- "giám" [監] là trông coi, xem xét ↔ "gắm" trong "gửi gắm", mà về từ nguyên, cũng là điệp thức của "ký giám" [寄監], có nghĩa gốc là "

[bắt rồi] giao cho nhà ngục tạm giam";

- "giáp" [夾] là kép, trái với "đơn" ↔ "ghép" trong "gán ghép";

- "giới" [疥] là ghẻ ↔ "ghẻ" trong "ghẻ chốc"; v.v...

Còn với nghĩa hình học của nó trong "đa giác", "tam giác", "tứ giác", v.v... thì "giác" [角] có một điệp thức là "góc" trong "góc cạnh". Rồi với cái nghĩa là một phần mười của một đồng, tức một hào, thì chữ "giác" còn đem đến cho tiếng Việt danh từ "cắc", một thời rất thông dụng trong Nam. "Nam cắc, Bắc hào". Biết rằng "giác" vốn là "các", ta sẽ dễ dàng thấy rằng từ "các" đến "cắc", chỉ có một bước nhỏ từ "a dài" sang "a ngắn" mà thôi.

Đạo Phật nói giác ngộ là thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết.

Giác ngộ là một từ Hán-Việt có nghĩa là: tỉnh ra mà hiểu rõ. Giác có nghĩa là: tỉnh dậy, cũng như trong câu thơ “Giác lai vạn sự tổng thành hư” [Tỉnh ra vạn sự cũng là không] của Nguyễn Trãi. Giác ngộ tiếng Pháp là éveil, hay illumination; tiếng Anh là awakening, hay enlightenment; bao hàm ý nghĩa: bừng tỉnh và chói lòa ánh sáng. Tiếng Pali và Sanskrit là: bodhi [phiên âm là bồ-đề]. Bodhi cũng như Buddha phát xuất từ tiếng gốc bud, là: hiểu biết.

Giác ngộ, bodhi là nhờ ở trí tuệ [hay trí huệ] Bát nhã, là sự hiểu biết không phải chỉ bằng trí thức, lý luận, mà bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Do đó, giác ngộ cũng còn gọi là tuệ giác.

Chúng ta tu Phật không gì khác hơn là trở về cái chân thật của chính mình.

Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ

Tuy nhiên, giác ngộ theo thế gian là bỏ tật xấu tập hạnh tốt. Giác ngộ đó chưa phải nghĩa giác ngộ của đạo Phật. Đạo Phật nói giác ngộ là thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết. 

Giác ngộ có nghĩa là trở thành một vị Phật, đỉnh cao của tiềm năng và sự phát triển của con người, và đó là mục tiêu cứu cánh trong đạo Phật. 

Giác ngộ có đồng nghĩa với giải thoát hay không?

Một nhầm lẫn thông thường là sự lẫn lộn giác ngộ với giải thoát, tức là tưởng lầm rằng một khi đã giác ngộ rồi thì tự nhiên sẽ được giải thoát.

Thật ra, khái niệm giải thoát đã có trước Đức Phật, và rất phổ  biến trong văn hóa cuối Veda và Upanishad tại Ấn Độ. Theo truyền thống này, giải thoát là thoát ra khỏi vòng tái sinh luân hồi. Trong khi trong đạo Phật, giải thoát chủ yếu là giải thoát khỏi sự khổ đau do phiền não, lậu hoặc.

Khi đạt đến chân thật viên mãn rồi có những diệu dụng phi thường, tức là chơn không mà diệu hữu, do công năng chuyển thức thành trí.

Thế nào là một bậc giác ngộ?

Giáo lý của Đức Phật gồm có: Tứ thánh đế là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ; Tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và khổ; và Duyên khởi là sự tương quan, tương duyên, tương hữu giữa mọi sự vật.

Đó là những sự thật mà Ngài đã giác ngộ ra và giảng dạy. Phải hiểu rõ những sự thật này thì người ta mới theo đó mà tu tập, theo con đường chánh tám nẻo, thuộc vào ba môn tu học là: giới, định, tuệ. Phải hiểu biết rồi mới thực hành được. Như vậy, phải giác ngộ rồi mới giải thoát được.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

Video liên quan

Chủ Đề