Giảm thiểu rủi ro quốc hữu hóa doanh nghiệp năm 2024

[KTSG Online] – Sự phụ thuộc quá mức vào thương mại với Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến “mô hình kinh doanh của Đức gặp nguy hiểm”, Ngân hàng trung ương Đức [Bundesbank] nhận định.

  • Các hãng xe toàn cầu âm thầm cắt giảm sản xuất phụ tùng ở Trung Quốc
  • Đức công bố chiến lược giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
    Các công ty Đức đang phụ thuộc lớn vào nguyên liệu và linh kiện thiết yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Aljazeera

Trong báo cáo hàng tháng phát hành hôm 18-9, Bundesbank cho biết, 29% các công ty Đức nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện thiết yếu từ Trung Quốc, khiến hoạt động của họ gặp thiệt hại “đáng kể” nếu tuyến thương mại này bị gián đoạn nếu căng thẳng địa chính trị gia tăng.

“Rủi ro đối với phát triển kinh tế đến từ sự phụ thuộc mạnh mẽ một chiều vào các sản phẩm quan trọng từ nước ngoài. Điều này đã bộc lộ vài năm qua. Chúng ta vẫn cần phải giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các sản phẩm cốt yếu rất khó thay thế”, báo cáo của Bundesbank có đoạn.

Cảnh báo của Bundesbank được đưa ra khi Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi châu Âu giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc điều tra của Liên minh châu Âu [EU] về trợ cấp xe điện của Bắc Kinh.

“Nếu bạn bị ràng buộc vào bên ngoái quá chặt, điều đó có thể gây nguy hiểm cho chính bạn”, Baerbock nói với Bloomberg trong cuộc phỏng vấn hôm 18-9.

Nhận xét của bà tái khẳng định chiến lược mới với Trung Quốc mà Berlin thông qua vào tháng 7, trong đó, yêu cầu doanh nghiệp Đức giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh và cảnh báo chính phủ sẽ không chịu trách nhiệm nếu họ trở thành ‘nạn nhân’ của những rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng.

Thương mại chững lại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Berlin, là một trong những lý do khiến nền kinh tế Đức trì trệ trong 9 tháng qua. Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] dự đoán Đức sẽ là nền kinh tế lớn hoạt động kém nhất trong năm nay, với mức tăng trưởng dự kiến suy giảm 0,3%.

Trong một cuộc phỏng vấn cuối tuầnqua với tờ Welt am Sonntag , Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, sự trì trệ của Đức là do “sự yếu kém của một số thị trường xuất khẩu của chúng ta, đặc biệt là Trung Quốc”.

Thủ tướng Scholz cho biết chính phủ của ông đang nỗ lực giảm bớt gánh nặng chi phí cho các công ty bằng cách nhanh chóng phát triển năng lượng gió và mặt trời. Nhưng ông thừa nhận, thủ tục hành chính rườm rà đang làm chậm nỗ lực mở rộng năng lượng tái tạo.

Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với ô tô và máy móc của Đức. Nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 3% giá trị gia tăng của Đức, trong khi nhập khẩu của Đức từ Trung Quốc lại lớn hơn nhiều.

Vì vậy, Bundesbank cho rằn, nếu bị cắt đứt thương mại với Trung Quốc, chuỗi cung ứng và sản xuất ở Đức sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Theo Bundesbank, Trung Quốc là điểm đến đầu tư trực tiếp lớn thứ ba của các công ty Đức, chỉ sau Mỹ và Luxembourg. Trung Quốc chiếm 6% tổng vốn đầu tư trực tiếp của các công ty Đức trong năm 2022. Tỷ lệ này đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010. Và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn hơn trong đầu tư trực tiếp của Đức một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như 29% trong sản xuất ô tô.

“Trước tình trạng căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và những rủi ro liên quan, các công ty và nhà chính trị cần phải suy nghĩ lại về cấu trúc phát triển của chuỗi cung ứng và xu hướng mở rộng hơn nữa đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc”, Bundesbank khuyến nghị.

Báo cáo của Bundesbank cho thấ, các công ty Đức phụ thuộc vào hàng nhập khẩu quan trọng từ Trung Quốc đã tạo ra 25% tổng doanh số bán hàng trong lĩnh vực sản xuất của nước này hồi năm ngoái.

Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa trung gian của Đức, như pin và linh kiện điện, thiết bị xử lý dữ liệu và viễn thông cũng như hàng điện tử tiêu dùng. Trung Quốc cũng thống trị nguồn cung vật liệu cho pin xe điện trên toàn cầu, như lithium và cobalt.

Theo cuộc khảo sát gần đây của Bundesbank, khoảng 40% các công ty công nghiệp của Đức thuộc vào hàng nhập khẩu quan trọng từ Trung Quốc đã cắt giảm rủi ro. 16% khác đang xem xét hành động như vậy, nhưng có 40% công ty phụ thuộc vào Trung Quốc đã “không có hành động nào” .

Bundesbank kêu gọi chính phủ tìm kiếm thêm các hiệp định thương mại tự do để đa dạng hóa nguồn cung khỏi Trung Quốc, cải thiện sự hội nhập của dân nhập cư vào thị trường lao động đồng thời thúc đẩy thủ tục hành chính.

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp xuất khẩu đã phải đối diện với nguy cơ bị lừa gạt, chịu thiệt hại về tài sản, hàng hóa khi chủ quan và thiếu hiểu biết về đối tác của mình trong các giao dịch xuyên biên giới. Vậy, doanh nghiệp Việt cần phải lưu ý điều gì khi lựa chọn và giao kết với các đối tác nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa? Những phân tích, chia sẻ của Ths. Nguyễn Đức Kiên - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam [VIAC] đưa ra trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

PV: Thưa ông, thực tế cho thấy đã có không ít doanh nghiệp chịu rủi ro khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Theo ông, có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, thưa ông?

Ths. Nguyễn Đức Kiên:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc Việt Nam tích cực đẩy mạnh tham gia vào các hiệp định thương mại tự do [FTA] thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho các doanh nghiệp. Song “sân chơi” càng lớn thì rủi ro đi kèm càng nhiều. Vụ việc 76 containers hạt điều của 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Italia hồi tháng 3/2022 hay vụ việc doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng 5 containers điều khi xuất khẩu sang Algeria từ đầu năm 2023 là những ví dụ điển hình. Theo quan điểm của tôi, có hai yếu tố chính doanh nghiệp cần nắm vững để tránh rủi ro khi giao kết cùng các đối tác nước ngoài trên “sân chơi” thương mại quốc tế. Đó chính là “người chơi” và “luật chơi”.

Thứ nhất, người xưa đã có câu: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong kinh doanh, chỉ khi hiểu được chính mình muốn gì và nắm bắt đầy đủ thông tin của đối tác, doanh nghiệp mới có thể đưa ra những quyết định kinh doanh khôn ngoan mang lại lợi nhuận lớn hoặc ít nhất là giảm thiểu thiệt hại và rủi ro. Tuy nhiên, thực tế, có không ít doanh nghiệp vẫn quá tin tưởng vào những công ty trung gian môi giới và bỏ qua khâu kiểm tra đối tác mà không biết rõ khả năng tài chính hay năng lực pháp lý của đối tác đó. Vụ việc doanh nghiệp Việt có nguy cơ mất trắng lô hàng hơn nửa triệu đô xuất sang Dubai mà báo chí đang đưa tin hôm 26/7 cũng xuất phát từ việc doanh nghiệp Việt gặp công ty Bab Al Rehab Foodstuff Trading LLC - doanh nghiệp bị nghi là lừa đảo tại hội chợ thực phẩm quốc tế tại Dubai chứ không thực sự biết rõ công ty này. Sự thiếu cảnh giác này có thể gây ra những rủi ro về cả tài chính lẫn pháp lý cho doanh nghiệp.

Thứ hai, rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào yếu tố lợi nhuận mà ít quan tâm đến yếu tố pháp lý, không nắm rõ “luật chơi” trong giao thương quốc tế như lựa chọn phương thức thanh toán nào, LC hay nhờ thu DP, điều khoản giao hàng là gì, FOB hay CIF, theo Incoterm nào, pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật nước nhập khẩu hàng hóa, thiết chế giải quyết tranh chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp phát sinh. Đây cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp có thể gặp rủi ro và khó khăn trong quá trình xuất khẩu và giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra.

PV: Thưa ông, vậy chúng ta có những dấu hiệu nào để nhận biết đối tác quốc tế có hành vi lừa đảo không ạ?

Ths. Nguyễn Đức Kiên:

Có một số dấu hiệu có thể nhận biết đối tác quốc tế của doanh nghiệp có hành vi lừa đảo, gian lận thương mại. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể dựa vào quá trình liên lạc và trao đổi giữa các bên. Nếu sự trao đổi có biểu hiện bất thường hay bị gián đoạn đột ngột trong một thời gian dài hoặc quá trình đàm phán giá cả diễn ra chóng vánh và quá thuận lợi thì doanh nghiệp phải hết sức cẩn thận. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý nếu đối tác chỉ liên lạc qua internet, qua email và các văn bản mà không muốn gặp trực tiếp, đặc biệt là các đối tác mới hoặc đối tác mà doanh nghiệp không thực sự biết rõ hoặc được giới thiệu qua môi giới.

Ngoài ra, một dấu hiệu khác có thể nhận biết đối tác của mình có vấn đề là khi khách hàng cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ ba, tại ngân hàng nhỏ, tên chủ tài khoản không phải công ty đứng tên hợp đồng; hay đề nghị thanh toán bằng các hình thức có tính rủi ro cao, đề nghị chuyển trước một phần hoặc toàn bộ chứng từ với lý do để xin giấy phép nhập khẩu.

PV: Thưa ông, vậy qua một số vụ việc doanh nghiệp bị lừa đảo khi hoặc gặp rủi ro khi giao thương với các đối tác nước ngoài trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp có thể rút ra kinh nghiệm gì, thưa ông?

Ths. Nguyễn Đức Kiên:

Bài học đầu tiên chính là cần biết rõ, tìm hiểu rõ về “người chơi” mà tôi đã nói ở trên hoặc chỉ giao dịch với đối tác truyền thống, tin cậy. Các doanh nghiệp nên tìm kiếm đối tác qua các kênh uy tín. Trường hợp giao dịch qua môi giới thì không nên dựa hoàn toàn vào trung gian môi giới mà nên yêu cầu được liên hệ hoặc gặp gỡ trực tiếp với người mua. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng khâu xác minh đối tác, kể cả trong những trường hợp đã có một vài lần giao kết hợp đồng thành công thì vẫn cần phải duy trì và liên tục cập nhật sự xác minh đó. Việc xác minh này có thể thông qua nhiều kênh khác nhau như tra cứu mã số DUNS của đối tác trên danh bạ mã số DUNS toàn cầu tại website //www.dunsregistered.com/ hay thu thập thông tin từ các Cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại các nước sở tại, các doanh nghiệp đi trước, các hiệp hội ngành hàng,... Đây là một số kênh hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất để hạn chế các rủi ro khi tranh chấp, cũng như tìm kiếm kinh nghiệm về những điều nên làm, những điều cần tránh, những địa điểm hay chủ thể cần cẩn trọng khi giao kết hợp đồng.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần chú trọng việc soạn thảo kỹ lưỡng hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế vì hợp đồng được coi là “luật chơi” giữa các bên. Trong hợp đồng nên có điều khoản quy định rõ về luật áp dụng, điều kiện điều khoản giao hàng, cơ chế giải quyết tranh chấp, phương thức thanh toán, thời điểm chuyển chứng từ gốc, thời điểm chuyển quyền sở hữu lô hàng, các quy định liên quan đến bồi thường,... Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các nguyên tắc, thông lệ thương mại quốc tế như Incoterm, vai trò, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng để chủ động xử lý khi xảy ra các tranh chấp pháp lý. Để làm được điều này, ngoài việc tham khảo ý kiến của các luật sư, chuyên gia pháp lý, các doanh nghiệp nên tự xây dựng đội ngũ làm công tác ngoại thương và phát triển thị trường có kỹ năng nghiệp vụ tốt về thương mại quốc tế, pháp lý, ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên yêu cầu đối tác lựa chọn áp dụng phương thức thanh toán phổ biến và an toàn như L/C không hủy ngang có xác nhận tại các ngân hàng quốc tế uy tín; hạn chế cho phép trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Qua đó, có thể đảm bảo tính an toàn và hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch, thanh toán.

Xin cảm ơn ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO [ALO Media] phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ Đề