Giãn cách chỉ thị 10 là gì

Trước khi TP.HCM bước vào giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ [15 ngày, từ 0 giờ ngày 9.7], thì TP.HCM đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND TP.HCM, ban hành ngày 19.6.2021.

Nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Chỉ thị 16 và Chỉ thị 10 không có sự khác biệt. Hơn nữa, một số biện pháp tại Chỉ thị 10 còn “mạnh tay” hơn Chỉ thị 16. Vậy tại sao TP.HCM “chuyển mình” qua áp dụng Chỉ thị 16 thay vì Chỉ thị 10.

Những khác biệt cơ bản giữa Chỉ thị 16 và Chỉ thị 10 khi TP.HCM áp dụng chống dịch Covid-19

Thực tế, Chỉ thị 10 là một chỉ đặc thù của TP.HCM được ban hành và chỉ có giá trị áp dụng tại TP.HCM. Chỉ thị 10 nêu rõ, TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tăng cường thêm một số biện pháp, cụ thể:

+ Dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát; chợ truyền thống nếu vi phạm phòng chống dịch thì ngưng hoạt động.

+ Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế.

+ Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

+ Yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

+ Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng: xe buýt, xe khách theo tuyến cố định liên tỉnh và xe trung chuyển, xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ, xe taxi [trừ các phương tiện được Sở GTVT công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết]. Như vậy, xe 2 bánh chở hành khách, xe ôm truyền thống vẫn được hoạt động.

+ Dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp cần thiết phải tổ chức các cuộc họp, sự kiện, đảm bảo không tập trung quá 10 người trong một phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.

So với Chỉ thị 10, Chỉ thị 16 quy định địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc:

+ Gia đình cách ly với gia đình; Thôn bản cách ly với thôn bản; Xã cách ly với xã; Huyện cách ly với huyện; Tỉnh cách ly với tỉnh; Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn; Đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

+ Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch.

+ Người dân thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

+ Dừng vận chuyển hành khách công cộng, bao gồm cả xe 2 bánh có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe 2 bánh truyền thống [xe ôm], chỉ có dịch vụ giao hàng còn hoạt động.

+ Dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

+ Chỉ thị 16 cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết, như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở. Đồng thời, tăng cường tổ chức họp trực tuyến.

6 điểm cần lưu ý khi TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phòng Covid-19

Tin liên quan

Dưới dây là những nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 10 mà người dân, các  cơ quan, tổ chức cần tiếp tục thực hiện:

- Tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, chợ từ phát tiếp tục dừng hoạt động.

- Không tụ tập trên 03 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng; tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cá nhân, tổ chức. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để tập trung quá 03 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

- Mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

- Toàn thể người dân tự giác chấp hành các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, tự bảo vệ bản thân và gia đình.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu để phục vụ người dân Thành phố và nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp được tiếp tục hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người lao động tối thiểu 1,5 mét, mang khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn, đảm bảo không gian thông thoáng. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị, cơ sở mình, đảm bảo sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên địa bàn; tạm dừng hoạt động đối với các chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

- Các cơ quan, đơn vị nhà nước đảm bảo yêu cầu về giãn cách trong quy trình làm việc; các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, chỉ đến trụ sở giải quyết các công việc thật sự cần thiết và tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.

- Dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp cần thiết phải tổ chức các cuộc họp, sự kiện, đảm bảo không tập trung quá 10 người trong một phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.

- Các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Số lượng người làm việc cụ thể tại công sở do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định và không quá 1/2 tổng số người lao động để đảm bảo duy trì các nhiệm vụ của đơn vị và chỉ đạo của Thành phố; riêng lực lượng vũ trang và ngành y tế Thành phố đảm bảo 100% quân số.

- Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng [đường bộ, đường thủy nội địa], hạn chế tối đa việc di chuyển của người dân theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Các trường hợp vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất vẫn hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị 10 của UBND TP Hồ Chí Minh

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Cập nhật: 16:48 - 29/06/2021 | Lần xem: 1095615

Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh là những chỉ đạo về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như việc tập trung đông người, khoảng cách an toàn tối thiểu, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, vận tải… Hãy cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố nhìn lại sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh được thể hiện ở những nội dung dưới đây nhé.

⇨ Bấm vào đây để tải về ⇦

Trước tình thế hết sức căng thẳng của đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, chủng virus mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường, nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, bảo vệ hệ thống y tế ngày 22/7/2021, Thành ủy TP.HCM đã ban hành Chỉ thị 12, khẩn trương, quyết liệt với nhiều biện pháp siết chặt.

Chỉ thị số 12 là chỉ thị mới nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp của Chỉ thị số 16 được Ban thường vụ Thành uỷ TP.HCM ban hành trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến hết sức phức tạp.

Theo đó, Chỉ thị số 12 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16 đến ngày 1/8, thực hiện mục tiêu cấp bách, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, bảo vệ tốt hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm quy định giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, và chấp hành nghiêm quy định cách ly, phong tỏa.

Chỉ thị số 16 là văn bản thể hiện quyết liệt các biện pháp cách ly toàn xã hội, tăng cường hiện nghiêm nguyên tắc cách ly, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết. Đây là Chỉ thị đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu mà không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM ban hành nhằm tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, sâu rộng, thực hiện nghiêm túc phương châm: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch. [1]

Cụ thể, Chỉ thị số 12 tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội, nhất là việc đảm bảo khoảng cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định về cách ly phong tỏa theo nguyên tắc:

  • Trong khu phong tỏa, người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh;
  • Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi và chỉ khi: có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm tại các siêu thị/ chợ trong khu phong tỏa 2 lần/tuần [phiếu đi siêu thị/chợ do chính quyền địa phương cấp];
  • Đối với những khu vực có nguy cơ cao, người dân chỉ ở trong nhà và được chính quyền mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà;

Ở những khu vực có nguy cơ cao, người dân chỉ ở trong nhà và được chính quyền cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu tại chỗ

  • Trong khu cách ly, người đang thực hiện cách ly tuyệt đối không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc với người khác [trừ trường hợp cấp cứu y tế];
  • Đối với các hộ gia đình có ca F0, F1, thực hiện cách ly tại nhà theo hướng dẫn ngành y tế; không ra khỏi nhà trừ trường hợp cấp cứu y tế; lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ, cung cấp tại nhà;
  • Các khu hẻm nhỏ, đông người, thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.

Điểm mới của việc siết chặt các biện pháp phòng dịch lần này là việc thu hẹp các nhóm đối tượng trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Cụ thể:

  • Tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách;
  • Ngân hàng, chứng khoán đảm bảo hoạt động ở mức duy trì công sức để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết;
  • Siết chặt hoạt động của doanh nghiệp: Chỉ doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ thiết yếu như y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định;

Chỉ những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết yếu và đảm bảo các an toàn trong công tác phòng, chống dịch mới được phép hoạt động

  • Các doanh nghiệp khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện đảm bảo an toàn, tuân thủ nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”. Kiên quyết dừng ngay lập tức, xử phạt nghiêm trường hợp hoạt động không đảm bảo được các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch;
  • Đối với chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, đảm bảo không gian mở, có màng ngăn giữa người mua và người bán, niêm yết giá, khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách. Chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, giảm quy mô xuống còn 30%. Các hộ kinh doanh hoạt động ngày chẵn, ngày lẻ, giảm tối đa lượng người tương tác;
  • Cơ quan nhà nước cho công nhân viên chức làm việc cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan;
  • Các chốt, trạm kiểm soát Covid-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố chỉ giải quyết cho: xe công vụ, xe của cơ quan nhà  nước, lực lượng vũ trang, các loại phương tiện, hàng hóa có mã QR code, xe đưa công nhân về quê.

Tính đến ngày 24/7/2021, Việt Nam đã nhập khẩu và phân phối 4 loại vắc xin phòng Covid-19 là: AstraZeneca [Vương quốc Anh], Pfizer [Mỹ], Moderna [Mỹ] và Vero Cell [của Sinopharm, Trung Quốc]

Theo thông tin từ Bộ Y tế, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Ngoài vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế cũng đã đàm phán để có thêm vắc xin Covid-19 của Moderna [5 triệu liều], của Pfizer [31 triệu liều] và 20 triệu liều vắc xin Sputnik V.

Trong đó, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ mang về 30 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong hợp đồng mạo hiểm đã ký vào tháng 11/2020 và chuyển giao phi lợi nhuận cho Chính phủ bằng đúng giá mua lại của AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, bảo quản… lên đến hàng trăm tỷ đồng sẽ do VNVC tự chi trả. Cho đến nay, VNVC đã mang về hơn 3,1 triệu liều vắc xin trong hợp đồng đã ký, tương đương với khoảng 37% tổng lượng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong nước.

Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca là loại vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng,  cung cấp với số lượng lớn cho Việt Nam, nhằm hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 22 tháng 07 năm 2021, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm hơn 4.1 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, góp phần bảo vệ các lực lượng tuyến đầu và các nhóm ưu tiên.

Sắp tới, hàng chục triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca sẽ tiếp tục được VNVC mang về Việt Nam theo Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều giữa VNVC và AstraZeneca. Không dừng lại ở đó, VNVC sẽ tiếp tục cố gắng để tìm kiếm những nguồn vắc xin chất lượng cao tiếp theo để mang về cho người dân cả nước.

Tính đến nay, VNVC đã mang về Việt Nam 3,1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca

Với sự nỗ lực nhanh chóng triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các thành phố lớn Việt Nam cùng Chỉ thị 12 của tpHCM vừa ban hành hy vọng sẽ hạn chế được tối đa tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và sự an toàn của người dân, để người dân sớm quay lại cuộc sống bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề