Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Cập nhật: 11/02/2022 10:02 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim dưới đây sẽ giúp bạn có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Theo đó cần phải được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với biện pháp chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim để phục hồi sức khỏe.

1.1. Nhận định tình hình người bệnh

Theo dõi tình hình sức của của người bệnh giúp người nhà bệnh nhân và bác sĩ sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời. Đây là công việc rất quan trọng khi để chăm sóc kịp thời tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra. 

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim an toàn

Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu cơ tim thì cần phải nắm rõ tình trạng bệnh: có bị đau tức ngực hay khó thở không? Có bị tăng - giảm huyết áp khi đau không?

Khi người bệnh bị đau tức ngực cần tìm hiểu thêm: khi xuất hiện cơn đau có phải dùng thuốc điều trị không hay nghỉ ngơi là hết. Những loại thuốc trước và đang sử dụng là gì?

Người bệnh có hay bị chóng mặt, buồn nôn và đổ mồ hôi hay không? Yếu tố cân nặng, tuổi tác, biểu cảm và cảm xúc cần được quan tâm để có biện pháp phòng tránh.

Với những biểu hiện trên thì bệnh nhân sẽ có thể nắm bắt và tự biết cách chăm sóc cho người bệnh khi không có người thân bên cạnh. Với ý thức tự giác cũng là yếu tố giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.

1.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Với những thông tin nắm được qua việc hỏi thăm và nhận định tình hình chẩn đoán điều dưỡng ở người bệnh bao gồm:

Đau tức ngực do nhồi máu cơ tim

Thiếu máu khiến bệnh nhân toát mồ hôi, da xanh tái và cảm giác sợ sệt.

Buồn nôn hoặc nôn do đau.

Nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim có choáng.

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Ngoài những thông tin trên trên thì Điều dưỡng viên đúc kết dữ liệu để xác định được nhu cầu cần thiết cho người bệnh từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim cụ thể. Cần phải xem xét đến những yếu tố như vấn đề ưu tiên, thể trạng và vấn đề ưu tiên trước và sau:

2.1. Mục tiêu cần đạt được:

giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hết đau tức ngực,

Cải thiện tình trạng khó thở để trở lên bình thường

Cải thiện tâm trạng, bớt lo lắng

Tăng cường hoạt động thể lực và hạn chế đau tức ngực

Tôn trọng và tuân theo chương trình tự chăm sóc bệnh nhân.

2.2. Những vấn đề chăm sóc cơ bản

Tạo không gian nghỉ ngơi tuyệt đối cho bệnh nhân, nằm ở tư thế đầu cao.

Luôn trấn an để người bệnh an tâm.

Giải thích thông tin cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh tật.

Nên dùng loại thực phẩm dễ ăn, lỏng đồng thời cần phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

2.3. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ

Để người bệnh được thở oxy.

Người bệnh được uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.

Làm các xét nghiệm cơ bản.

2.4. Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh

Theo dõi cơn đau bệnh nhân. 

Thực hiện một số xét nghiệm và dấu hiệu sinh tồn bao gồm: siêu âm, điện tim, men tim.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Theo dõi biến chứng sức khỏe.

2.5. Giáo dục sức khoẻ 

Khi chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim thì cần phải xác định được những nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi gây bệnh. Từ đó, phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim, nắm được cách phòng và theo dõi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho bệnh nhân

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bệnh nhồi máu cơ tim có tiến triển khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Hoặc là do vùng nhồi máu cơ tim quá rộng. Người bệnh cần phải có không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát, bao gồm:

  • Cử động nhẹ các ngón tay, chân và cẳng tay trong ngày đầu tiên.
  • Ngày thứ 2, người bệnh có thể ngồi dậy 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
  • Ngày thứ 3 và thứ 4, người bệnh được đi lại vài bước trong phòng.
  • Ngày thứ 5 và thứ 6 có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng.
  • Ngày thứ 7 và thứ 8, bệnh nhân có thể tự đi bộ ra đến hành lang.
  • Ngày thứ 9 trở đi, người bệnh có thể đi lại xa hơn, tuy nhiên vẫn chưa được làm việc.
  • Sau điều trị từ 2 đến 3 tháng, người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường tuy nhiên cần phải tránh những công việc nặng hay tiếp xúc động mạnh [tối thiểu phải nghỉ ngơi yên tĩnh trong thời gian 4 tuần].
  • Nên trấn an, động viên bệnh nhân điều trị an tâm và hiệu quả.
  • Người bệnh cần phải được giữ ấm cơ thể.
  • Bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể, thức ăn lỏng và dễ tiêu.
  • Tránh các yếu tố kích thích cho người bệnh.
  • Thực hiện các y lệnh
  • Thuốc dùng: thực hiện theo y lệnh của bác sĩ khi dùng thuốc cho bệnh nhân bao gồm: việc dùng thuốc, uống thuốc thực hiện đầy đủ và chính xác. 
  • Thực hiện các xét nghiệm: các men tim và điện tim.

Theo dõi tình trạng của bệnh nhân

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn mạch, nhịp thở, nhiệt, huyết áp.
  • Tình trạng cơn đau bệnh nhân
  • Số lượng nước tiểu dùng trong ngày.
  • Thực hiện xét nghiệm, men tim, điện tim. 
  • Việc sử dụng thuốc và những biến chứng do thuốc gây ra.
  • Tình trạng vận động ở người bệnh.

3. Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc

3.1. Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập để hồi phục sức khỏe sau nhồi máu cơ tim:

  • Khi nằm trong viện, bệnh nhân hãy luyện tập nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn vành.
  • Càng ngày có thể tăng dần về thời gian và mức độ tập luyện, tốt nhất là tập đi bộ hoặc đạp xe.
  • Sau bữa ăn 2 tiếng mới được tập luyện
  • Tự theo dõi mạch trong khi luyện tập, trường hợp mạch tăng quá nhiều thì phải ngừng tập.

3.2. Hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống:

  • Đầu tiên bạn phải loại bỏ những hoạt động gây đau tức ngực bao gồm lạnh, cảm xúc đột ngột, gắng sức, ăn quá no…
  • Khuyến khích người bệnh ngủ nghỉ đầy đủ mỗi ngày, ăn bữa nhỏ, chậm rãi và nghỉ ngơi thỏa đáng sau bữa ăn, tránh chất kích thích.
  • Hạn chế đến mức tối đa đồng thời loại bỏ những yếu tố nguy cơ bao gồm:
  • Kiểm soát tốt huyết áp
  • Điều chỉnh đường máu, lipid máu
  • Bỏ thuốc lá

3.3. Hướng dẫn người bệnh cách đối phó với cơn đau ngực:

  • Khi xuất hiện cơn đau tức ngực thì cần phải dùng ngay thuốc Nitroglycerin ngậm một viên dưới lưỡi.
  • Đồng thời báo cho bác sĩ nếu xuất hiện những biểu hiện như: xuất hiện tình trạng khó thở, mạch nhanh hoặc chậm, xuất hiện cơn đau ngực không mất sau khi ngậm thuốc…

4. Học Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Điều dưỡng viên là người thực hiện công tác chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Để có đầy đủ kiến thức và chuyên môn tốt, thì bạn phải hoàn thành khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trở lên với thời gian đào tạo 3 năm.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là địa chỉ tin cậy để bạn gửi gắm tương lai, hiện nay trường đào tạo 4 ngành học chính là:

  • Cao đẳng Điều Dưỡng
  • Cao đẳng Dược
  • Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng
  • Trung cấp Y sỹ Y học cổ truyền

Nếu bạn yêu thích ngành Điều dưỡng thì hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi về Văn phòng tuyển sinh của trường hoặc đăng ký thông tin online TẠI ĐÂY.

Những chia sẻ về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu yêu thích ngành Điều dưỡng thì đừng bỏ lỡ cơ hội nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Nhồi máu cơ tim ngày càng có xu hướng gia tăng và là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm nên cần phải có chế độ chăm sóc tốt cho bệnh. Chế độ chăm sóc người bị nhồi máu cơ tim quyết định phần nào đến quá trình điều trị bệnh. Chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn và thuận lợi hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

* Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời và chăm sóc tốt giúp tăng tỷ lệ sống và phục hồi nhanh cho người bệnh nhồi máu cơ tim. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người nhà bệnh nhân cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra.

+ Nhận định tình hình:

Việc nhận định tình hình giúp bác sĩ và người nhà bệnh nhân sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh để có thể xử trí kịp thời các tình huống. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Khi chăm sóc người bệnh, chúng ta cần chú ý các vấn đề như: người bệnh có cảm thấy đau ở ngực không, có khó thở hay tăng – giảm huyết áp khi bị đau không.

Trường hợp người bệnh đau, cần tìm hiểu thêm người bệnh có thường xuyên bị đau không? Mỗi khi cơn đau xuất hiện, người bệnh phải dùng thuốc điều trị hay chỉ cần nằm nghỉ ngơi là hết? Nếu dùng thuốc thì đã dùng những loại thuốc nào và loại thuốc sử dụng gần đây nhất là thuốc gì?

Ngoài ra, cần nắm được người bệnh có thường xuyên bị đổ mồ hôi hay chóng mặt, buồn nôn không. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác, thể trọng của người bệnh và biểu cảm, cảm xúc cũng cần được quan tâm để có cách phòng tránh tốt nhất những tác nhân gây ảnh hưởng.

Từ những biểu hiện trên, người bệnh có thể nắm bắt và tự tìm cách chăm sóc cho bản thân mình khi không có người thân bên cạnh. Ý thức tự giác của người bệnh cũng góp phần giảm thiểu những nguy cơ từ bệnh nhồi máu cơ tim.

+ Chuẩn đoán điều dưỡng

Dựa  trên  các  dữ  liệu  thu  được  qua  hỏi  bệnh  và  nhận  định  tình  hình  các  chẩn  đoán điều dưỡng ở bn NMCT gồm: 

- Đau ngực do tổn thương cơ tim thiếu máu.

- Giảm lượng máu cấp cho tổ chức do giảm khả năng co bóp cơ tim.

- Giảm trao đổi khí do ứ máu ở phổi

- Nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp, vỡ tim …

+ Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế  hoạch chăm sóc phải xem xét đến:  Toàn trạng bệnh nhân, vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau.

Các mục tiêu cần đạt được là:

- Người bệnh nhanh chóng hết đau ngực.

- Người bệnh cải thiện được lượng máu từ tim tới các cơ quan tổ chức.

- Người bệnh hết khó thở, thở bình thường.

- Người bệnh tăng dần được hoạt động thể lực mà không bị đau ngực.

- Người bệnh hết lo lắng.

- Người bệnh tôn trọng và tuân theo chương trình tự chăm sóc.

+ Thực hiện chăm sóc

1.Làm mất cơn đau ngực:

- Hạn chế vận động giảm tiêu thụ oxy cơ tim. Tốt nhất là cho người bệnh nằm nghỉ trong tư thế nửa ngồi.

- Thực hiện y lệnh Morphin Sulfat Chú ý theo dõi tần số thở vì thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp.

- Nếu thầy thuốc cho các thuốc làm giãn động mạch vành để tăng cung cấp oxy cho cơ tim. 

- Thực hiện y lệnh thở oxy để làm giàu oxy cho máu động mạch góp phần làm giảm đau ngực.

2. Cải thiện lượng máu từ tim tới các cơ quan tổ chức:

- Nghỉ ngơi  nhằm làm giảm tần số tim và do đó cải thiện lưu lượng tim.

- Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch để làm giảm sức cản ngoại biên như: các thuốc Nitrat, thuốc ức chế men chuyển.

- Theo dõi các dấu hiệu của cải thiện lượng máu từ  tim tới tổ chức:

   + Tần số tim trở về bình thường.

   + Hết hoặc không có loạn nhịp.

   + HA tâm thu tăng đạt mức bình thường.

   + Lượng nước tiểu 

   + Người bệnh hết đau ngực.

   + Đỡ mệt nhọc.

3. Cải thiện trao đổi khí ở phổi:

- Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi.

- Cho người bệnh thở oxy theo y lệnh.

- Khi đã hết đau ngực hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và thường xuyên thay đổi tư thế để cải thiện thông khí phổi.

- Theo dõi các dấu hiệu của cải thiện hô hấp: Hết rối loạn kiểu thở, hết khó thở, tần số thở dần trở về bình thường, hết ran ẩm ở phổi.

4. Tăng dần hoạt động thể lực:

- Lúc đầu khi đau ngực khuyên người bệnh bất động giảm tiêu thụ oxy cơ tim.

- Hoạt động tăng dần lên:

+ Cử động tay chân  trong khi nằm.

+ Ngồi dậy trên giường ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.

+ Tham gia các hoạt động tự chăm sóc mỗi ngày một nhiều dần lên.

- Theo dõi các đáp ứng của người bệnh với các hoạt động đó:

+ Mạch có tăng nhanh quá không?

+ Có xuất hiện loạn nhịp không?

+ Có khó thở không?

+ Có đau ngực không?

+ Có vã mồ hôi không?

5. Giảm lo lắng cho người bệnh:

- Giữ cho bệnh phòng thật yên tĩnh để tránh các kích thích đối với người bệnh.

- Tránh mọi sang chấn tinh thần, tránh mọi căng thẳng cho người bệnh.

- Khuyến khích người bệnh giãi bày những lo lắng trên cơ sở đó giải thích để làm yên lòng họ.

- Thực hiện y lệnh thuốc an thần.

6. Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc:

Gồm 2 nội dung chính :

- Hướng dẫn người bệnh cách luyện tập để hồi phục sau NMCT:

+ Luyện tập sớm ngay khi còn nằm trong bệnh viện và luyện tập kéo dài với mục đích cải thiện tuần hoàn vành.

+ Luyện tập với sự tăng dần về thời gian và mức độ. Tốt nhất là tập đi bộ, tập đạp xe đạp, lực kế.

+ Phải tự theo dõi mạch trong khi luyện tập. Nếu thấy mạch tăng quá nhiều so với bình thường phải ngừng luyện tập.

- Hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống cho phù hợp với bệnh:

+ Kiềm chế trọng lượng.    

+ Kiểm soát HA.

+ Điều chỉnh đường máu.

+ Bỏ thuốc lá.

+ Điều chỉnh lipid máu.

Người bệnh cần đạt được các mục tiêu sau:

- Hết đau ngực và cơn đau không tái diễn.

- Cải thiện được lượng máu từ tim tới các cơ quan tổ chức.

- Hết khó thở.

- Tăng dần được hoạt động mà không mệt và đau ngực.

- Hết lo lắng.

- Biết tự chăm sóc sau khi ra viện.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Dược sĩ tư vấn 24/24. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Nhồi máu cơ tim

Thành phần: Trong 1 viên có chứa: Serrapeptase 1000000 HTU/g [enzym thủy phân protein phân lập chiết xuất từ vi khuẩn ruột không gây bệnh Serratia E15] 2mg, Bromelain [2400GDU/g] [enzym tiêu protein và fibrin chiết xuất  từ quả dứa] 50mg, Papain 2000 USP/mg [enzym tiêu protein và fibrin chiết xuất từ đu đủ] 105mg, Cranberry Fruit/Juice PE 12:1 [Chiết xuất từ quả nam việt quất] 200mg, Coenzyme Q 10 20mg, Rutin Complex 95% - Phức hợp 95% Rutin - Chiết xuất từ cam, chanh, bưởi  60mg, Horse Chestnut Seed Ext.20% [Standardized to 20% Aescin] - Chiết xuất dạng cao hạt dẻ ngựa [chuẩn hóa đến 20% Aescin]  2mg,  White Willow Bark Ext. [Standardized to 15% Salicin]  - Chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng  [chuẩn hóa đến 15% Salicin] 100mg, Nattokinase 20000 FU/g [Chiết xuất từ  đậu nành lên men] 12,5mg

Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>>  TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến

Video liên quan

Chủ Đề