Hải Phòng Ninh Bình bao nhiêu km

Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng [ký hiệu

Tháng 4/2017, 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình có cuộc họp và thống nhất cần thiết phải xây dựng tuyến đường cao tốc qua 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình với chiều dài khoảng trên 80km, giai đoạn 1 theo quy mô đường cấp II đồng bằng để kết nối với đường cao tốc qua Hải Phòng, Quảng Ninh. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án cao tốc nói trên là 12.500 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác là 1.500 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư là 3.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2017-2021, hoàn vốn trong khoảng 25 năm.[6]

Tháng 2/2018, Nam Định đề nghị Thủ tướng Chính phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình theo hình thức PPP. Tuyến cao tốc ven biển này sẽ bắt đầu tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và kết thúc tại xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với tổng chiều dài 79,4km, trong đó đoạn qua tỉnh Ninh Bình là 18km, Nam Định dài 28,7km vả đoạn qua Thái Bình dài 32,7km, tuyến đường được đầu tư theo quy mô đường cấp II đồng bằng, có định hướng cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h, bề rộng 26 m. Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư là 10.643 tỷ đồng, trong đó phần tham gia của Nhà nước là 6.659 tỷ đồng [ngân sách Trung ương 5.659 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1.000 tỷ đồng]; vốn của nhà đầu tư 3.984 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án từ 2017 – 2022. Để hoàn vốn cho Dự án, nhà đầu tư dự kiến thu phí hoàn vốn trong thời gian 23 năm.

Theo công văn 657/TTg-CN ngày 22/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT.

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ các công việc phục vụ đầu tư dự án, muộn nhất là cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ sẵn sàng khởi công dự án.

Tuyến cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng hình thành sẽ kết nối nhiều tỉnh, thành phố, tạo động lực phát triển khu vực phía Nam Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Trong buổi làm việc với các tỉnh, thành phố về triển khai Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng mới đây tại Thái Bình, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng, là hành lang kết nối từ các địa phương với sân bay, cảng biển, tạo động lực mới để phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, việc đầu tư Dự án là cần thiết, phù hợp với quy hoạch và cần được triển khai sớm.

Tuyến đường bộ cao tốc nêu trên đi qua Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, được đầu tư theo phương thức đối tác công - tư [PPP], hình thức hợp đồng BOT. Tuyến đường có chiều dài khoảng 80 km, trong đó 18 km đi qua Ninh Bình, khoảng 33 km qua Thái Bình, khoảng 29 km qua Nam Định và 9 km từ cầu vượt sông Thái Bình đến Quốc lộ 37 do TP. Hải Phòng đầu tư.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các cơ quan tham mưu cho Chính phủ, cho các tỉnh, thành phố cần nâng cao vai trò trách nhiệm, bảo đảm tính chuẩn xác, đúng quy định của pháp luật trong triển khai đầu tư Dự án; sớm đưa Dự án vào sử dụng, bảo đảm lợi ích của người dân; nâng cao động lực phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Các địa phương có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó tập trung bố trí nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, triển khai song song các công việc liên quan như hoàn thiện các thủ tục phê duyệt đầu tư Dự án, sau đó tiến hành ngay các phương án kiểm đếm, đền bù giải phóng mặt bằng.

Đơn vị tư vấn và chủ đầu tư phải thật sự sát sao triển khai các công việc liên quan đến Dự án, nhất là phối hợp với các tỉnh, thành phố trong thống nhất hướng tuyến cao tốc, vấn đề về phương án bố trí vật tư xây dựng và các nội dung quan trọng trong thực hiện Dự án.

Với trách nhiệm là tỉnh được đề xuất là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các thủ tục đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đi qua địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, ngay sau khi có chủ trương thực hiện Dự án, Thái Bình đã phối hợp với các tỉnh, thành phố triển khai, rà soát trên thực địa với tinh thần khẩn trương, kịp thời.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, tỉnh đã giao các sở, ngành chức năng của tỉnh tham mưu các giải pháp trong triển khai Dự án trên địa bàn; tập trung vào các nội dung liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, san lấp, phương án bố trí nguồn vốn trong giải phóng mặt bằng.

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công việc phục vụ đầu tư Dự án, muộn nhất là cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ sẵn sàng khởi công Dự án.

Trước đó, Tập đoàn Geleximco đã có văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải về đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình. Geleximco đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao tập đoàn này là nhà đầu tư quan tâm và lập Đề xuất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư công trình, làm việc với các địa phương có Dự án đi qua theo đúng các quy định hiện hành.

“Geleximco sẽ tổ chức chuẩn bị đầu tư với thời gian ngắn nhất, hiệu quả cao nhất, nhanh chóng đưa công trình vào thi công xây dựng và khai thác sớm nhất”, Geleximco cam kết.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Hải Phòng và Quảng Ninh ký kết chương trình hợp tác phát triển Lưu trữ 2009-09-23 tại Wayback Machine
  • Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến 2020
  • Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020
  • Xác lập mạng lưới 22 đường cao tốc ở Việt Nam
  • Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030[liên kết hỏng]

  1. ^ //m.thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-thong-van-tai/quyet-dinh-1454-qd-ttg-2021-phe-duyet-quy-hoach-mang-luoi-duong-bo-thoi-ky-2021-2030-486651.aspx
  2. ^ “Tạo đột phá phát triển vùng Đông Bắc [18/09/2014]”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Quy hoạch GTVT đường bộ đến năm 2020: Sẽ có gần 5.900km đường cao tốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ Gỡ vướng cho các dự án giao thông tại Thái Bình [05/09/2014][liên kết hỏng]
  5. ^ Xây dựng đường cao tốc từ Ninh Bình đến Nam Định
  6. ^ Xây cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình: Hồ hởi chờ

Video liên quan

Chủ Đề